Hơn 24 triệu ca mắc COVID-19 trên thế giới, ghi nhận ca tái nhiễm đầu tiên với chủng khác

11:55 | 26/08/2020

Thế giới ghi nhận thêm 221.808 ca mắc COVID-19 đưa tổng số ca nhiễm vượt qua ngưỡng 24 triệu người. Mới đây, Hong Kong ghi nhận một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 khác với chủng ban đầu.

Tính đến ngày tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 24.024.958 ca, trong đó có 822.120 người thiệt mạng. Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (66.873 ca), Brazil (42.778 ca) và Mỹ (36.516 ca); Trong khi đó, Mỹ dẫn đầu về số ca tử vong mới (1.153 ca), tiếp theo là Brazil (1.129 ca) và Ấn Độ (1.066 ca). 

Châu Mỹ tiếp tục là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với số ca mắc và tử vong mới được ghi nhận tại đây trong tuần qua chiếm lần lượt 50% và 62% tổng số ca mắc và tử vong trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất về số ca mắc lẫn ca tử vong mới, với mức giảm lần lượt 11% và 17% so với tuần trước đó, một phần do tốc độ lây lan chậm lại tại Mỹ và Brazil (hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới). 

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Tại khu vực châu Âu, những tuần gần đây số ca mắc mới liên tục tăng nhưng tốc độ lây lan của dịch bệnh đã suy giảm nhẹ (giảm 1% so với tuần trước đó). Số ca tử vong mới tại châu Âu cũng tiếp tục đi xuống (giảm 12% so với tuần trước đó).

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi Ấn Độ ghi nhận tổng số ca mắc đã lên tới 3.231.754 ca, trong khi số ca tử vong là 59.612 ca.

Giới chức Hàn Quốc cũng thông báo, nước này ghi nhận thêm 280 ca, trong đó có 264 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 lên 17.945 ca. Đặc biệt, riêng thủ đô Seoul đã ghi nhận thêm 134 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca tại thành phố này lên 3.120 ca. Kể từ khi Seoul ghi nhận 146 ca mới vào ngày 15/8, các ca nhiễm mới hầu như liên tục duy trì ở mức 3 con số mỗi ngày.

Tại khu đặc chính Hong Kong (Trung Quốc), hôm thứ Hai (24/8) ghi nhận một trường hợp dương tính lần hai với virus SARS-CoV-2 sau hơn 4 tháng khỏi bệnh. Ca bệnh là một người đàn ông 33 tuổi được đã được điều trị COVID-19 và xuất viện vào tháng 4. Tuy nhiên, người đàn ông này bị phát hiện dương tính với virus  SARS-CoV-2 khi đang làm thủ tục tại sân bay ở Hong Kong sau khi trở về từ châu Âu vào ngày 15/8.

Tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới vượt qua ngưỡng 24 triệu người. Ảnh: Reuters

Sau khi phân tích chuỗi gene, các nhà khoa học của Đại học Hong Kong phát hiện người đàn ông đã mắc một chủng virus SARS-CoV-2 khác so với lần đầu. Trong lần tái nhiễm này, người này gần như không biểu hiện triệu chứng, điều này cho thấy kháng thể đã phần nào ngăn ngừa được các triệu chứng gây hại của virus.

“Phát hiện này cho thấy bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 vẫn có thể tái mắc một chủng khác hoàn toàn”, Tiến sĩ Kwok Yung Yuen – chuyên gia y tế tại Đại học Hong Kong chia sẻ.

Phát hiện của tiến sĩ Kwok Yung Yuen và các đồng nghiệp đã được đăng trên tạp chí y khoa Clinical Infectious Diseases. Ông Kwok Yung Yuen cũng lo ngại khi cho rằng, ngay cả bệnh nhân COVID-19 có khả năng miễn dịch sau khi hồi phục hoặc được tiêm vaccine cũng có thể tái mắc virus. “Đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới đã hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 mà lại tái mắc một chủng khác sau đó”, tiến sĩ Kwok Yung Yuen nói.

Tại Bỉ và Hà Lan cũng ghi nhận thêm hai trường hợp được xác nhận tái nhiễm SARS-CoV-2 sau khi khỏi bệnh làm dấy lên lo ngại về khả năng miễn dịch với virus.

Theo nhà virus học người Bỉ Marc Van Ranst, trường hợp tái nhiễm tại nước này là một phụ nữ. Người này bị nhiễm lần đầu hồi tháng 3, sau đó tái nhiễm vào tháng 6. Ông Marc nói thêm rằng nhiều trường hợp tái nhiễm có khả năng sẽ tiếp tục xuất hiện.

Lần đầu tiên phát hiện ca tái nhiễm COVID-19 chủng khác tại Hong Kong. Ảnh: Straitst Times

Trong khi đó, một người làm việc tại Ủy ban ứng phó COVID-19 của Bỉ giải thích rằng, trong những trường hợp có triệu chứng tương đối nhẹ như người phụ nữ trên, cơ thể có lẽ chưa tạo ra đủ kháng thể để ngăn việc tái nhiễm, mặc dù khả năng chống lại bệnh tật đã tăng lên.

Cùng đó, Viện Y tế Cộng đồng Quốc Gia Hà Lan cũng phát hiện một trường hợp tái nhiễm. Đây là một người lớn tuổi bị suy giảm hệ miễn dịch, tuy nhiên tình huống này nằm trong dự đoán. "Tôi không lo lắng về việc xuất hiện ca tái nhiễm, mà cần theo dõi liệu nó có xảy ra thường xuyên hay không", nhà virus học Marion Koopmans, cố vấn của chính phủ Hà Lan cho biết.

Trước đó, một số ca tái mắc COVID-19 sau thời gian dài cũng được ghi nhận tại Trung Quốc, châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, các trường hợp này đều dương tính với cùng một chủng virus. Hầu hết các bệnh nhân đã hồi phục đều hình thành kháng thể.

Được biết, thông thường, người nhiễm nCoV tái dương tính sau một thời gian khỏi bệnh chỉ là do "tàn dư" virus không còn hoạt động sót lại trong cơ thể. Trong khi đó, tái nhiễm nCoV là lúc người bệnh nhiễm lượng virus hoàn toàn mới. Trường hợp tại Hong Kong tái nhiễm nCoV với chủng virus thứ hai khác biệt đáng kể về gene so với chủng trong lần nhiễm thứ nhất.

Tin cùng chuyên mục

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

9:52 | 21/04/2024

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương còn được biết đến với tên gọi là Bạch tuộc khổng lồ Bắc Thái Bình Dương là một loài bạch tuộc cỡ lớn trong chi Enteroctopus phân bố ở bờ biển phía Bắc Thái Bình Dương và có ở California, Oregon, Washington, British Columbia, Alaska, Nga, Bắc Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

8:53 | 03/04/2024

Siêu gia tộc Rothschild có đế chế đa ngành, bắt đầu từ ngành ngân hàng và sự giàu có của họ đã trải rộng khắp thế giới.

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.