Theo chân giáo viên vào bản sâu, gõ cửa từng nhà 'gieo chữ' cho học sinh

14:35 | 23/09/2021

Để “con chữ” tới được với toàn bộ học sinh không có điều kiện học trực tuyến, giáo viên vùng cao tỉnh Quảng Bình phải vượt đường hiểm trở, băng rừng, lội suối vào bản. Hành trang mang theo là tài liệu học tập, sách, vở đến từng nhà trao tận tay và hướng d

Tới điểm trường chính của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học & Trung học cơ sở Lâm Thủy (Trường Lâm Thủy) tại bản Xà Khía, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) khi các thầy cô nơi đây đang tất bật phân chia tài liệu học tập, sách vở để vào bản, tới tận nhà hướng dẫn học trò tự học khi chưa thể trở lại trường. Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã có hành trình gian nan cùng thầy cô vào bản.

Giáo viên trường Lâm Thủy đang tất bật phân chia tài liệu học tập, sách vở để vào bản, tới tận nhà hướng dẫn học trò tự học khi chưa thể trở lại trường.

Chỉ khoảng 20% học sinh đủ điều kiện học trực tuyến

Chia sẻ với PV, thầy Nguyễn Thanh Hiển, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, xã Lâm Thủy là xã vùng biên tỉnh Quảng Bình, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống tại các bản cách xa trường. Đường vào các bản thường rất khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa lũ lại trơn trượt, sạt lở nghiêm trọng.

Vượt qua chặng đường với nhiều con dốc dựng đứng. Mặt đường chỗ thì đá ngổn ngang, đoạn thì đất đỏ trơn trượt. Một bên là vách núi dựng đứng có nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, phía còn lại là những đoạn là vực sâu các thầy, cô mới tới được Bản Bạch Đàn, Eo Bù – Chút Mút, Tăng Ký...

Chặng đường đến với trò của giáo viên vùng cao Quảng Bình hết sức khó khăn và nguy hiểm.

Theo thầy Hiển, từ ngày 20/9, hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã triển khai dạy học trực tuyến theo kế hoạch. Nhưng việc thiếu thiết bị phục vụ cho việc học trực tuyến, sóng viễn thông đến các bản rất yếu hoặc không có khiến việc dạy và học trực tuyến tại Lâm Thủy gặp nhiều khó khăn.

"Việc dạy và học online trên địa bàn biên giới rất khó khăn bởi vì thiết bị học tập thiếu thốn, sóng viễn thông rất yếu, chỉ có khoảng 20% học sinh của trường có đủ điều kiện để học trực tuyến. Hiện tại có 6 bản thì chỉ có 5 bản có sóng còn 1 bản thì chưa. Để học được online, hướng dẫn các em và hướng dẫn phụ huynh kèm cặp là rất khó", thầy Hiển cho biết.

Hiện trường Lâm Thủy có hơn 320 học sinh, tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số này đáp ứng được việc học trực tuyến. Để tất cả học sinh đều tiếp cận kiến thức, theo kịp chương trình học, giáo viên nhà trường phải gõ cửa từng nhà, hướng dẫn, giao bài tập cho học sinh.

Giáo viên vào bản đến từng nhà hướng dẫn học sinh tự học.

1 ngày 2 buổi vào bản, tất cả vì học sinh thân yêu...

Trước đó, giáo viên đã đến từng bản, trao đổi cùng già làng, trưởng bản và Tổ phòng, chống dịch cộng đồng để kêu gọi sự hỗ trợ, cùng với nhà trường đảm bảo việc học cho toàn bộ con em đồng bào.

"Nhà trường đã xây dựng kế hoạch để đảm bảo công tác dạy và học trong tình hình dịch bệnh. Hiện trò không thể tới trường nên sẽ giao nhiệm vụ cho các thầy, cô giáo chuẩn bị đầy đủ tài liệu và đến nhà từng em để hướng dẫn, giao bài cũng như kiểm tra tình hình học tập tại nhà của học sinh", thầy Hiển cho hay.

Thầy Ngô Mậu Tình - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, tài liệu các em được nhận sẽ tương tự nội dung giáo án của giáo viên, nhưng được chuẩn bị kỹ hơn và kèm các lưu ý cụ thể. Còn đối với kiến thức quá khó, mức độ vận dụng cao thì không sử dụng trong tài liệu, nhà trường sẽ dạy khi các em học trực tiếp.

Điều kiện vật chất của gia đình học trò thiếu thốn, thầy giáo phải ngồi dưới đất kiểm tra kiến thức và hướng dẫn học sinh tự học.

Trong nội dung tài liệu sẽ vừa dạy bài mới và có phiếu để kiểm tra mức độ tiếp thu bài trong tuần qua của các em. Sau đó giáo viên sẽ chữa, chấm bài, báo cáo lại nhà trường để nắm bắt, bổ sung và củng cố kiến thức cho các em khi trở lại trường.

Ban giám hiệu nhà trường cũng đã hướng dẫn, quán triệt các giáo viên khi đến nhà hướng dẫn học sinh học tập phải tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

"Dạy trực tuyến tại Bản Bạch Đàn dường như là không thể, bởi sóng điện thoại rất yếu. Việc phát tại liệu hướng dẫn học sinh học tại nhà và làm bài tập đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị những kiến thức quan trọng, cần thiết nhất. Đội ngũ giáo viên chúng tôi đều phải cố gắng, tất cả vì học sinh cũng như chất lượng giáo dục", thầy Trần Mạnh Cường giáo viên có 13 năm cắm bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy chia sẻ.

Giáo viên trao đổi để phụ huynh cùng hỗ trợ việc tự học của con em, để việc tự học đạt hiệu quả cao.

Còn tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa nơi có 268 học sinh, phần lớn là con em đồng bào Mã Liềng. Việc dạy học trực tuyến nơi cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện chỉ có học sinh ở khu vực trung tâm xã là có thể đáp ứng điều kiện học trực tuyến.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Tâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, vì nhận thức của bà con đồng bào còn hạn chế, họ không quan tâm nhiều đến việc học của con cái, do đó việc các em lớp 1, 2 học qua truyền hình gần như không thể, khó có kết quả.

Giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa đến tận nhà nắn chữ cho các em học sinh vừa bước vào lớp 1.

Một cái khó nữa của việc vào tận bản, đến từng nhà dạy học đó là việc học sinh thường xuyên rời nhà đi rừng, đi rẫy, thầy cô phải cất công vào rừng gọi về. Điều kiện vật chất của gia đình học sinh rất thiếu thốn, nhiều gia đình còn không có nổi một cái bàn, cô trò cứ phải ngồi ở cầu thang nhà sàn để mà học.

Có cùng đi mới thấy sự nỗ lực của các thầy giáo cùng biên tỉnh Quảng Bình. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo chất lượng giảng dạy, mang lại kiến thức đầy đủ cho học trò, hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học mới.

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

6:05 | 03/12/2023

Khi nhắc đến nơi bí ẩn nhất Trung Quốc, Shennongjia chắc hẳn sẽ hiện lên trong tâm trí nhiều người. Khu vực cấm nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Hồ Bắc này luôn thu hút sự chú ý của vô số nhà thám hiểm và nhà khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tài nguyên sinh thái phong phú.

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

15:40 | 30/10/2023

Hơn 13 triệu đồng của bạn đọc hảo tâm gửi qua Báo Sức khỏe và đời sống đã được kết chuyển đến với gia đình chị Lê Thị Thúy có chồng bị liệt nửa người sau đột quỵ và con bị ung thư máu.

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

15:39 | 29/10/2023

Ròng rã suốt 6 năm chạy chữa, vợ chồng anh Lực mới có được bé Minh Ngọc. Căn bệnh tim bẩm sinh khiến bé gái 2 tháng tuổi đang phải từng ngày giành giật sự sống và hiện cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật vì hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.