Thủng đường tiêu hóa: Sự cố nghiêm trọng cần cấp cứu kịp thời và những điều cần biết

15:41 | 08/11/2021

Thủng đường tiêu hóa là hiện tượng thành ống tiêu hóa bị thủng khiến cho các chất lỏng chứa bên trong đường tiêu hóa chảy ra ngoài, gây viêm nhiễm ổ bụng. Thủng đường tiêu hóa là một trong những sự cố hết sức nghiêm trọng, cần cấp cứu kịp thời nếu không t

Thông tin từ Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, mới đây bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp 35 tuổi, Hà Nội, được chẩn đoán thủng hồi tràng do xương cá.

Theo chia sẻ, bệnh nhân là anh L (35 tuổi, Hà Nội). Anh L thấy đau bụng âm ỉ từ sáng ngày 30/10, đến chiều cùng ngày tình trạng đau bụng dữ dội, đau chủ yếu vùng thượng vị và quanh rốn, không nôn, không sốt, không bí trung đại tiện. Anh L được gia đình đưa vào Bệnh viện TWQĐ 108 cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Qua thăm khám lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy, anh L bị thủng ruột non do dị vật 3,5cm, xuyên ngang thành ruột. Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện phẫu thuật nội soi lấy xương cá, khâu lỗ thủng, lau rửa, dẫn lưu ổ bụng cho bệnh nhân. Sau phẫu thuât, sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục, tiêu hóa lưu thông tốt.

Hình ảnh xương cá đâm thủng ruột non bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện TWQĐ 108

Theo các bác sĩ, hầu hết các dị vật nuốt phải sẽ được đào thải ra ngoài hệ tiêu hóa trong vòng 1 tuần mà không để lại biến chứng gì. Khoảng 20% các trường hợp không đào thải được dị vật ra ngoài, đây là nguyên nhân dẫn đến tắc ruột; thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa và rò tiêu hóa. Trong đó thủng ruột chiếm khoảng 1%. Nguyên nhân chủ yếu là do vật dài và sắc nhọn như xương gà, xương cá, tăm; vị trí thường gặp nhất là thủng ruột non. Thủng ruột gây ra viêm phúc mạc; sốc nhiễm khuẩn thậm chí là tử vong. Tỷ lệ tử vong do thủng ruột khoảng 10%- 18%.

PGS.TS Triệu Triều Dương – Viện Trưởng Viện phẫu thuật tiêu hóa (Bệnh viện TWQĐ 108) cho biết: Trong khoảng 2 năm qua, Khoa Phẫu thuật Hậu môn – Trực tràng và Sàn chậu tiếp nhận và điều trị 13 trường hợp thủng đường tiêu hóa do dị vật, trong đó 76,9% thủng ruột non, còn lại là thủng đại tràng, túi thừa Meckel và ruột thừa. Dị vật gây thủng chủ yếu là do tăm tre (61,5%), xương cá (23,1%), xương gà (7,7%) và xương cá (7,7%).

Tất cả bệnh nhân đều khởi phát bằng triệu chứng đau bụng, tuy nhiên có đến 61,5% bệnh nhân không nhớ đã tùng nuốt phải dị vật và các dị vật đa dạng do đó chẩn đoán thủng ruột do dị vật trên lâm sàng vẫn còn là thách thức. Tất cả các trường hợp chỉ được chẩn đoán xác định khi chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.

Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 đang điều trị cho bệnh nhân thủng đường tiêu hóa. Ảnh: BVCC

Về điều trị, đa số bệnh nhân (76,9%) được phẫu thuật nội soi lấy di vật, 2 trường hợp phải mổ mở do bệnh nhân đến muộn và 1 trường hợp tự đi ngoài ra dị vật tăm tre. Sau điều trị bệnh nhân diễn biến ổn định, không xảy ra tai biến, biến chứng gì. Trong đó phẫu thuật nội soi cho thấy ưu điểm vượt trội, giúp bệnh nhân phục hồi sớm và ít đau, tránh được các nguy cơ tắc ruột do dính sau mổ.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không may bị hóc, nuốt phải xương hoặc dị vật người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế kiểm tra, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.

1. Thủng đường tiêu hóa là gì?

Thủng đường tiêu hóa (hay thủng ruột) là tình trạng thành ruột bị thủng khiến cho chất lỏng bên trong ruột bị rò rỉ ra ngoài, gây viêm nhiễm ổ bụng. Thủng ruột có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như thủng ruột thừa, viêm thủng ruột non, thủng ruột già. Dù thủng đoạn nào trong đường ruột thì tình trạng này cũng cực kỳ nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời.

Thủng đường tiêu hóa có thể xảy ra tại:

Thực quản: Thủng thực quản có thể dẫn tới việc bị nhiễm khuẩn màng phổi hoặc làm rò ống phế quản và khí quản. Đây là tổn thương thủng nặng nhất trong các loại thủng đường tiêu hoá, điều trị còn khó khăn nên tỷ lệ tử vong cao.

Dạ dày - tá tràng: Thủng dạ dày – tá tràng dẫn tới sự viêm phúc mạc, loét hoặc thủng phúc mạc.

Đường ruột: Khi bị thủng đường ruột, những chất lỏng trong ruột bị rò rỉ ra ngoài gây nên viêm, nhiễm màng bụng.

Các nguyên nhân gây thủng đường tiêu hóa.

2. Nguyên nhân gây thủng đường tiêu hóa

Thủng thực quản: Do vết thương, chấn thương từ ngoài vào (vết thương, tai biến của phẫu thuật), chấn thương từ trong ra ngoài (quá trình nội soi thực quản làm thủng, có dị vật) và thủng thực quản tự phát (tăng áp lực đột ngột trong lòng làm thủng thực quản); do bệnh lý thực quản.

Dạ dày - tá tràng:

Do nhiễm khuẩn gây nên.

Do hội chứng viêm ruột.

Đường ruột:

Thủng ruột non: Có khối u hoặc bị xoắn dẫn tới căng ruột và các mạch máu bị chèn ép; chấn thương liên quan ngực hoặc bụng dưới.

Thủng ruột già (đại tràng): Do ruột đã có chỗ bị viêm, loét, bị tắc vì xoắn hoặc ung thư.

Thủng đường ruột có thể do bệnh loét đường tiêu hóa, chứng viêm ruột thừa cấp tính, viêm túi thừa cấp tính và viêm túi thừa Meckel.

Thủng đường ruột do nội soi xảy ra chấn thương khi nội soi chụp mật tụy ngược dòng và nội soi đại trang hoặc đặt stent đường mật qua nội soi sai vị trí

Thủng ruột có thể xảy ra đối với người bị viêm ruột mạn tính cùng với loét đại tràng cấp tính hoặc với bệnh nhân bị Crohn.

Thủng đường ruột do thiếu máu đại tràng thứ cấp.

Thủng đường ruột do khối u ác tính, ung thư hạch; khối u lành tính vẫn có thể gây thủng; xạ trị ung thư cổ tử cung và khối u ác tính trong ổ bụng; biến chứng thủng ruột do cấy ghép thận; nuốt phải các hóa chất.

Một số nguyên nhân khác:

Thủng đường tiêu hóa có thể do các xúc tác bên ngoài.

Chứng thiếu máu cục bộ tới sự nghẽn mạch ở ruột.

Nuốt phải vật dài và sắc nhọn như xương gà, xương cá, tăm…

Điều trị thủng đường tiêu hóa bằng phẫu thuật để đóng lỗ thủng hoặc cắt bỏ một phần. Ảnh: Vinmec

3. Triệu chứng thủng đường tiêu hóa

Đau bụng một cách nghiêm trọng.

Nôn ói liên tục.

Sốt cao kèm theo ớn lạnh.

Khi thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc, cơn đau bụng sẽ trở nên tồi tệ hơn, người bệnh cảm thấy kiệt sức, nhịp tim nhanh, khó thở.

4. Thủng đường tiêu hóa có nguy hiểm không?

Thủng đường tiêu hóa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy từng trường hợp, thủng đường tiêu hóa có thể gây áp xe, viêm màng bụng, rò ruột, rò trực tràng, rò bàng quang…

Nếu thủng đường tiêu hóa do thiếu máu cục bộ, thường dẫn đến viêm nhiễm màng bụng, hoại tử đường ruột. Sau đó, dù có sự can thiệp của bác sĩ, tiên lượng cũng không mấy khả quan.

5. Điều trị thủng đường tiêu hóa

Phẫu thuật: Để đóng lỗ thủng và mục tiêu là chữa nguyên nhân gây ra viêm phúc mạc; loại bỏ các chất do vỡ đường tiêu hóa có trong ổ bụng như phân, mật, thực phẩm...

Điều trị nội khoa: Lỗ thủng đã đóng thì người bệnh có thể không phải phẫu thuật và chỉ cần điều trị nội khoa.

Có thể phải cắt bỏ một phần của ruột.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.