Thuốc Methylprednisolone là gì? Công dụng trong điều trị COVID-19?

15:40 | 17/09/2021

Là một trong những loại thuốc thuộc dòng Corticoid có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể để đáp ứng với các bệnh lý khác nhau, thuốc Methylprednisolone được đưa vào phác đồ điều trị có chỉ định cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Trong văn bản cập nhật hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà tại TPHCM, Sở Y tế TP đã cập nhập đơn thuốc điều trị có chỉ định cho người bệnh. Trong đơn thuốc có sử dụng 1 trong 3 loại thuốc kháng viêm dòng Corticoid đó là thuốc Methylprednisolone.

Thuốc Methylprednisolone là thuốc có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể để đáp ứng với các bệnh lý khác nhau, qua đó giúp giảm các triệu chứng khó chịu như sưng, đau và dị ứng.

Thuốc Methylprednisolone được dùng để điều trị các bệnh lý như viêm xương khớp, các bất thường về máu, một số phản ứng dị ứng nguy hiểm, một số bệnh ung thư, bệnh về mắt, bệnh về da, thận, đường ruột và bệnh phổi hoặc bất thường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, thuốc Methylprednisolone còn được dùng kèm với một số thuốc khác để điều trị tình trạng rối loạn hormone cơ thể.

Thuốc Methylprednisolone có các dạng

Viên nén: Methylprednisolone 4mg, 16mg.

Hỗn dịch tiêm: Methylprednisolone 40mg/ml.

Bột đông khô pha tiêm: Methylprednisolone 40mg, 65,4mg, 125mg, 500mg.

Thuốc Methylprednisolone có tác dụng

Methylprednisolone thường được sử dụng để chữa các bệnh như: Viêm khớp; rối loạn máu; dị ứng nghiêm trọng; các bệnh về mắt, bệnh ngoài da hoặc liên quan đến thận, ruột và phổi; rối loạn miễn dịch.

Thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh ung thư, cũng có thể được sử dụng với các loại thuốc khác trong phác đồ điều trị rối loạn nội tiết tố.

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định dùng cho người bệnh.

Thuốc Methylprednisotos dạng viên nén.

Cách dùng thuốc Methylprednisolone

Methylprednisolone là một dạng của Corticosteroid nên cần được dùng trong hoặc sau bữa ăn. Bên cạnh đó, nên đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Không được tự ý tăng liều dùng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc. Điều này không cải thiện sức khỏe nhanh hơn mà ngược lại, nó sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ của thuốc.

Không nên tự ý ngưng uống thuốc, kể cả khi sức khỏe có dấu hiệu cải thiện. Đột ngột dừng uống thuốc có thể dẫn đến một số triệu chứng như sụt cân, buồn nôn, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt… Khi cần giảm liều, cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Methylprednisolone

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Vấn đề về thị lực.

Triệu chứng sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, cảm thấy khó thở.

Trầm cảm nặng, suy nghĩ hoặc hành vi khác thường, động kinh (co giật).

Phân có máu hoặc màu hắc ín, ho ra máu.

Thay đổi kinh nguyệt.

Triệu chứng viêm tụy (đau nặng ở bụng trên của bạn lan sang lưng, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh).

Hạ kali máu (lẫn lộn, nhịp tim không đều, khát cùng cực, đi tiểu nhiều, khó chịu ở chân, yếu cơ hoặc cảm giác mềm nhũn).

Tăng huyết áp ác tính (nhức đầu, mờ mắt, ù trong tai của bạn, lo lắng, hoang mang, đau ngực, khó thở, tim đập không đều, co giật).

Methylprednisolone dạng hỗn dịch tiêm.

Phản ứng phụ thường

Vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ), thay đổi tâm trạng.

Nổi mụn trứng cá, da khô, mỏng da, bầm tím hoặc đổi màu.

Vết thương lâu lành; tăng tiết mồ hôi.

Nhức đầu, chóng mặt, cảm giác quay cuồng.

Buồn nôn, đau bụng, đầy hơi.

Thay đổi hình dạng hoặc vị trí của mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở cánh tay, chân, mặt, cổ, ngực và eo).

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên, cũng có thể người sử dụng thuốc gặp phải các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Lưu ý trước khi dùng thuốc Methylprednisolone

Thông báo với bác sĩ nếu bị dị ứng với Methylprednisolone, Aspirin, Tartrazine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.

Thông báo với bác sĩ về những gì loại thuốc đang dùng, đặc biệt là thuốc chống đông máu như Warfarin, thuốc chữa viêm khớp, Aspirin, Azithromycin, Clarithromycin, Cyclosporine, Digoxin, thuốc lợi tiểu, Erythromycin, Estrogen, Ketoconazole, thuốc tránh thai, Phenobarbital, Phenytoin, Rifampin, Theophylline và các vitamin.

Nếu nhiễm nấm hoặc có vấn đề khác ở da, tuyệt đối không tự ý dùng Methylprednisolone mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thông báo cho bác sĩ về bệnh sử liên quan đến gan, thận, ruột hoặc bệnh tim, bệnh đái tháo đường, suy giáp, huyết áp cao, bệnh tâm thần, nhược cơ, loãng xương, nhiễm trùng mắt herpes, co giật, bệnh lao.

Không sử dụng thuốc Methylprednisolone khi đang có thai hoặc đang cho con bú.

Nếu chuẩn bị làm phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, thông báo cho bác sĩ về việc đang dùng thuốc Methylprednisolone.

Nếu có tiền sử viêm loét hoặc đang dùng liều lớn thuốc Aspirin hay thuốc viêm khớp khác, hãy hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn trong khi dùng thuốc này. Methylprednisolone có thể làm cho dạ dày và ruột nhạy cảm hơn với tác dụng kích thích của rượu, Aspirin và các thuốc viêm khớp nào đó dẫn tới tăng nguy cơ loét.

Một số thuốc có thể gây ra tương tác khi dùng chung với Methylprednisolone

Aspirin (sử dụng hàng ngày hoặc liều cao).

Cyclosporine – nhóm thuốc ức chế miễn dịch.

Insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường.

Thuốc kháng nấm – Itraconazole, Ketoconazole.

Thuốc điều trị HIV/AIDS – Efavirenz, Nevirapine, Ritonavir.

Thuốc chống động kinh – Phenobarbital, Phenytoin và những loại khác.

Thuốc kháng lao – Rifabutin, Rifampin, Rifapentine.

Các loại bệnh ảnh hưởng đến dùng thuốc Methylprednisolone

Đục thủy tinh thể; suy tim sung huyết; bệnh tiểu đường; nhiễm trùng mắt; Glôcôm.

Hội chứng Cushing (vấn đề tuyến thượng thận); tăng đường huyết (đường trong máu cao); tăng huyết áp (cao huyết áp); nhiễm trùng; thay đổi tâm trạng (trầm cảm, kích động).

Nhược cơ (nhược cơ nặng); loãng xương (xương bị yếu).

Loét dạ dày, đang bệnh hoặc có tiền sử bệnh.

Dạ dày hoặc ruột vấn đề (ví dụ như viêm túi thừa, viêm loét đại tràng).

Bệnh lao; nhiễm trùng nấm.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.