Tiểu đường có mấy tuýp và mức độ nguy hiểm ra sao?

23:22 | 24/12/2021

Tiểu đường là một bệnh mạn tính kéo dài suốt đời, gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng từ thức ăn của cơ thể. Tiểu đường có 3 loại chính: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

1. Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu.

Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, khiến mạch máu dễ bị tổn thương, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh. Kèm theo đó là hiện tượng tăng đông do rối loạn các yếu tố tham gia quá trình đông máu, dẫn đến hậu quả cuối cùng là hình thành cục huyết khối gây tắc hoặc bán tắc mạch vành dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim (là bệnh lý nguy hiểm do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim ấy sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội).

Tiểu đường là một trong những bệnh lý phổ biến tại Việt Nam.

2. Các loại tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1

Là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu.

Phần lớn tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi (thường gặp nhất là dưới 20 tuổi), chiếm khoảng 5 – 10% tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Ở thể này, các triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh nên có thể dễ dàng phát hiện bệnh.

Tiểu đường tuýp 2

Được gọi là bệnh tiểu đường của người lớn tuổi hay tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Ở thể bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.

Đây là thể bệnh phổ biến, gặp nhiều ở người trên 40 tuổi và có xu hướng dần trẻ hóa. Số bệnh nhân ở thể này chiếm đến 90 – 95% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Bệnh không có những triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân khó phát hiện.

Tuy nhiên, khác với đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 có thể được phòng ngừa nếu có lối sống cân bằng với chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập thể dục đều đặn và giảm cân khoa học.

Một số biến chứng của tiểu đường tuýp 2.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là trường hợp bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị đái tháo đường.

Ở phụ nữ mang thai, nhau thai tạo ra các hormon nữ như estrogen, progesterone tác động vào các thụ thể insulin ở trên tế bào đích, làm tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này dẫn đến tích tụ đường trong máu, dẫn đến tiểu đường trong suốt thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ thường ngắn hạn và sẽ hết khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên tỉ lệ bị đái tháo đường về sau của phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai sẽ cao hơn những người khác. Vì thế, nên có kế hoạch sống cân bằng hơn qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng lối sống vận động lành mạnh để giảm thiểu khả năng bị đái thái đường trong tương lai.

Tiểu đường dạng đặc biệt  

Tiểu đường dạng đặc biệt mang tính chất hiện tượng hoặc tái phát là chính, biểu hiện của nó tương đối rõ ràng và bao gồm những nguyên nhân:

- Bệnh do một số gen của tế bào beta giảm thiểu chức năng, ở thanh niên thường hay bị trước tuổi 25 do di truyền của nhiễm sắc thể trội.

- Người mắc một số bệnh như viêm tuyến tuỵ, ung thư tuyến tuỵ, hoặc tuyến tuỵ bị cắt bỏ.

- Nội tiết tố của tuyến giáp trạng tiết ra quá nhiều gây ung thư, chứng béo phì ở đầu tứ chi, chức năng hoạt động của các tuyến gen bị trục trặc ( máu thiếu hụt kali ..) dẫn đến chứng tiểu đường.

- Bệnh do tiếp xúc với các chất độc hoá học gây ra, hoặc do uống nhiều thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, hoặc phụ nữ dùng nhiều thuốc tránh thai, uống thuốc kích thích tuyến yên, thuốc chống ung thư….

- Có nhiễm một số virus như virus gây bệnh gây mẩn ngứa, virus làm nở tế bào, virut gây bệnh ở các tuyến, virut quai bị đều là những tác nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Tiểu đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có đột quỵ...

3. Tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 khác nhau như thế nào?

Nguyên nhân tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng tự miễn dịch. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy sản xuất insulin gây ra các tổn thương vĩnh viễn. Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng cơ thể tự tấn công tuyến tụy, có thể do di truyền và môi trường. Các yếu tố về lối sống không liên quan đến nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1.

Tiểu đường tuýp 2 là do đề kháng insulin, điều này có nghĩa là cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Dẫn đến kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn cho đến khi nó không thể theo kịp nhu cầu. Sau đó, khả năng sản xuất insulin giảm, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa được biết. Các yếu tố có thể bao gồm: Di truyền; Thiếu tập thể dục; Thừa cân; Cũng có thể có các yếu tố sức khỏe và lý do môi trường khác…

Tiểu đường thai kỳ là do hormone ngăn chặn insulin được sản xuất trong thai kỳ. Loại tiểu đường này chỉ xảy ra trong thai kỳ.

Triệu chứng tiểu đường

Các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường bao gồm: Khát và đói quá mức; Đi tiểu thường xuyên; Buồn ngủ hoặc mệt mỏi; Da ngứa khô; Nhìn mờ; Vết thương chậm lành…

Tiểu đường tuýp 2 có thể tạo ra các mảng tối ở nếp gấp của da ở nách và cổ. Vì bệnh tiểu đường tuýp 2 thường mất nhiều thời gian hơn để chẩn đoán, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng tại thời điểm chẩn đoán, như đau hoặc tê ở bàn chân.

Tiểu đường tuýp 1 thường phát triển nhanh hơn và có thể gây ra các triệu chứng như giảm cân hoặc nhiễm toan ceton do bệnh đái tháo đường (tên tiếng Anh là diabetic ketoacidosis) có thể xảy ra khi lượng đường của người bệnh trong máu rất cao, nhưng ít hoặc không có insulin trong cơ thể.

Các triệu chứng của cả hai loại bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nhìn chung tuýp 1 xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Tuýp 2 xảy ra ở những người trên 45 tuổi. Nhưng ngày nay, có nhiều người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do lối sống ít vận động và tăng cân.

Những người bị tiểu đường cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm bắt tình hình bệnh.

4. Biến chứng tiểu đường cần lưu ý

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường gồm:

- Mạch máu: Việc tăng glucose máu kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu. Nếu tổn thương ở mạch máu lớn có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp các động mạch tứ chi, thậm chí tắc mạch gây hoại tử chi.

- Hô hấp: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm phổi và viêm phế quản do bị bội nhiễm vi khuẩn.

- Tiêu hóa: Người bệnh có thể bị viêm quanh nướu răng, rối loạn chức năng gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.

- Da: Bệnh nhân có thể thấy ngứa ngoài da, hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay và bàn chân ánh vàng…

- Bệnh Alzheimer: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

- Sản phụ có thể bị tiền sản giật với biểu hiện tăng huyết áp, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân. Thêm vào đó, sản phụ có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai kế tiếp và tiến triển thành bệnh tiểu đường (phổ biến là tiểu đường typ 2) khi về già.

- Thai nhi có nguy cơ phát triển nhanh hơn so với độ tuổi, đồng thời có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 về sau. Nếu sản phụ không được điều trị đúng cách và hiệu quả trong suốt thời gian mang thai, thai nhi có nguy cơ tử vong trước hoặc sau sinh.

5. Cách chữa bệnh tiểu đường?

Tiểu đường tuýp 1

Tất cả những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 phải dùng insulin suốt đời do tổn thương vĩnh viễn ở tuyến tụy. Insulin được tiêm ngay dưới da. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tiêm và vị trí tiêm. Người bệnh cũng có thể sử dụng máy bơm insulin, đây là thiết bị đeo bên ngoài cơ thể bạn có thể được lập trình để giải phóng một liều insulin cụ thể.

Hiện nay đã có máy theo dõi đường huyết liên tục để kiểm tra lượng đường của người bệnh trong ngày. Nếu cần thiết, cũng có thể cần dùng thêm thuốc để kiểm soát cholesterol, huyết áp cao hoặc các biến chứng khác.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1, những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 thông thường bao gồm:

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng này.

- Tập thể dục: Nên tập thể dục thường xuyên hơn vì tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chăm sóc chân và kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.

Người tiểu đường nên có chế độ ăn và tập luyện phù hợp.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 được quản lý bằng chế độ ăn uống và tập thể dục và cũng có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Thuốc đầu tiên thường là Metformin (Glumetza, Glucophage, Fortamet, Riomet). Thuốc này giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Nếu Metformin không hoạt động, bác sĩ có thể thêm các loại thuốc khác hoặc đổi loại thuốc.

Bạn cũng cần phải theo dõi lượng đường trong máu và có thể cần thêm các thuốc khác để giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol.

Tiểu đường thai kì

Điều trị đái tháo đường thai kỳ cần sự hợp tác tốt của người bệnh và bác sĩ chuyên khoa, trong đó vai trò tuân thủ điều trị của người mẹ là quan trọng nhất. Phần lớn các trường hợp, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn và tăng cường vận động là có thể kiểm soát tốt đường huyết. Trong một số ít trường hợp, người bệnh cần dùng thêm insulin để làm hạ đường huyết, song hành cùng với chế độ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Sau đây là một số biện pháp bạn có thể tự thực hiện tại nhà để kết quả điều trị bệnh tốt hơn:

- Lập kế hoạch ăn uống và tuân thủ nghiêm túc

- Tăng cường vận động

- Ăn nhiều chất xơ

- Bổ sung vitamin và khoáng chất

- Chất đạm

- Các loại tinh bột thô

- Giảm ăn, uống đồ ngọt

6. Phòng ngừa tiểu đường như thế nào?

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường:

- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý.

- Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.

- Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai kỹ.

- Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần.

- Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật.

- Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn.

- Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo.

- Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tránh bệnh tiểu đường tiến triển nặng.

Vận động

Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch…

- Hàng ngày, người tiền tiểu đường có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.

- Để nhớ và duy trì được thói quen này, nên nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30-45 phút, sau đó đi bộ khoảng 15-20 phút. Vậy tổng giờ hoạt động trong ngày sau 3 bữa chính sẽ được đảm bảo.

- Với những người trẻ làm công việc văn phòng nên hạn chế việc sử dụng thang máy, thay vào đó nên chọn đi cầu thang bộ và tránh ngồi quá lâu. Mỗi 1 tiếng nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng làm việc để làm tăng sự nhạy cảm của insulin.

Tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phát hiện sớm để có thể can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu. Khuyến cáo bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế khi có những triệu chứng bất thường, trong trường hợp đã mắc bệnh, cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nặng nề.

Tin cùng chuyên mục

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Bất ngờ gia đình có 4 người bị đột tử, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân từ một căn bệnh hiếm gặp

Bất ngờ gia đình có 4 người bị đột tử, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân từ một căn bệnh hiếm gặp

8:22 | 11/04/2024

Chưa từng ghi nhận bệnh lý tim mạch, nhưng theo thông tin khai thác trong gia đình bệnh nhân 39 tuổi đã có 4 thành viên đột tử không rõ nguyên nhân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.