Tiểu đường: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc bệnh ở người cao tuổi

16:12 | 07/01/2022

Tiểu đường là căn bệnh ngày càng phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh này gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở tim mạch, đây là những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhóm người này.

1. Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu.

Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Tiểu đường là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại.

Tiểu đường ở người cao tuổi

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc đái tháo đường ở những người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu, do lối sống tĩnh ít hoạt động và do họ thường béo phì hoặc thừa cân.

Đa số các bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi thuộc tiểu đường tuýp 2 (tới trên 95%). Việc chẩn đoán được các bệnh nhân này là tương đối khó khăn do các triệu chứng của bệnh thường không có hoặc không điển hình. Một nguyên nhân khó chẩn đoán tiểu đường nữa là người cao tuổi thường bị giảm sút trí nhớ, hoặc bệnh trầm cảm, Alzheimer…

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc cao ở những người:

- Trên 45 tuổi và mắc huyết áp cao;

- Trên 45 tuổi và bị thừa cân;

- Trên 45 tuổi và có người thân trong gia đình mắc (từng mắc) đái tháo đường;

- Trên 55 tuổi;

- Tiền sử đau tim;

- Có bệnh tim;

- Có hoặc từng xét nghiệm đường máu ở mức cao hơn mức bình thường;

- Có hoặc đã có lượng đường trong máu cao trong thai kỳ (tiểu đường thai kỳ);

- Có hội chứng buồng trứng đa nang và thừa cân.

Đa số các bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi thuộc tiểu đường tuýp 2.

2. Nguyên nhân tiểu đường

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose. Do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi. Ngoài ra, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu hoặc lối sống ít vận động.

Tiểu đường là một trong những bệnh người cao tuổi hay gặp. Gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể. Nhất là về các bộ phận như mắt, thần kinh, thận, tim và mạch máu.

Người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng. Và tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Bởi ngoài các biến chứng về vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…). Đây là 2 nguyên nhân chính gây tử vong. Bệnh tiểu đường còn làm cho họ dễ bị trầm cảm. Làm suy giảm nhận thức, ngã, gãy xương…

3. Triệu chứng tiểu đường ở người cao tuổi

Một vấn đề quan trọng đối với người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường là đôi khi, các triệu chứng có thể không rõ ràng:

Các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như đi tiểu quá nhiều và cảm thấy khát nước, thường không rõ ràng ở người cao tuổi như ở người trẻ tuổi.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 như cảm thấy mệt mỏi và ngủ mê, thường có thể bị nhầm lẫn là một phần của quá trình lão hóa thông thường. Do đó, người già mắc bệnh tiểu đường có thể không có triệu chứng và không được chẩn đoán cho đến khi xuất hiện những tổn thương rõ rệt.

Triệu chứng tiểu đường ở người cao tuổi đôi khi không rõ ràng.

Nhiều người già cũng có các bệnh lý nền khác kèm với bệnh tiểu đường và điều này có thể làm phức tạp việc điều trị tiểu đường. Ví dụ, huyết áp cao hoặc rối loạn lipid trong máu có thể tăng tốc độ tiến triển của các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như các vấn đề về thận, các vấn đề về mắt, các vấn đề về chân và mạch máu. Những người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường huyết cao dễ bị nhiễm trùng hơn những người có lượng đường trong máu bình thường.

Một số loại thuốc, thảo dược và thuốc bổ cũng có thể có tác động đến mức đường huyết của bạn, vì vậy hãy đảm bảo cho bác sĩ của bạn biết về tình trạng tiểu đường để họ có thể đề nghị phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Bệnh nhân lớn tuổi có thể bị suy giảm chức năng nhận thức, trở thành trở ngại trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Người cao tuổi thường có sức khỏe kém và dễ mắc bệnh hơn. Điều này có thể có nghĩa là các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường là phổ biến hơn và khó quản lý hơn.

Việc tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống có thể khó khăn hơn đối với người cao tuổi

4. Biến chứng tiểu đường

Với những đặc điểm riêng về độ tuổi nên người cao tuổi bị bệnh tiểu đường cũng phải đối mặt với những mối nguy hiểm  như:

Xuất hiện thêm chứng bệnh tim mạch và mạch máu não. Đó là một trong những yếu tố đe dọa sự sinh tồn ở người bệnh cao tuổi.

Các biến chứng bệnh tiểu đường làm cho người cao tuổi bị tàn phế cũng là một mối đe dọa thường xuyên.

Biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa.

Biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não của bệnh tiểu đường thì thường làm hoại thư. Khi mức độ trở nên nghiêm trọng thì phải cắt cụt chân. Gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.

Tiểu đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người già.

Người cao tuổi bị tiểu đường còn thường bị giảm sút trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm, Alzheimer…

Mặc khác, người cao tuổi bị tiểu đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Trong đó, các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh đái tháo đường còn làm cho họ dễ bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, ngã, gãy xương…

Ngoài ra, khi người cao tuổi bị đái tháo đường, các cơ quan chức năng trong cơ thể bị suy giảm nên rất dễ phát sinh các bệnh lí kèm theo như huyết áp, mỡ máu, tăng triglyceric ...và đây cũng là nguyên nhân tăng cơ xảy ra biến chứng tiểu đường gấp bội phần.

5. Xét nghiệm tiểu đường

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán đái tháo đường ở người cao tuổi gồm có:

Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: được thực hiện ở thời điểm bất kỳ trong ngày

Xét nghiệm A1C: được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày; cho thấy mức glucose trung bình của bạn trong 3 tháng qua

Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói: được thực hiện khi bệnh nhân nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ

Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống: được thực hiện sau khi nhịn ăn qua đêm và sau đó 2 giờ sau khi uống đồ uống có đường (đây không phải xét nghiệm thường xuyên cho bệnh tiểu đường loại 2).

6. Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Đến nay bệnh tiểu đường vẫn chưa tìm ra cách điều trị triệt để nhưng người tiểu đường vẫn có thể kiểm soát được bệnh và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng lối sống lành mạnh kết hợp với thuốc hạ đường huyết và những giải pháp hỗ trợ điều trị khác.

Việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi được thực hiện nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng đường trong máu cao như mệt, tiểu nhiều, khát nhiều, phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết, hôn mê do đường huyết tăng cao, bên cạnh đó cố gắng kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chính vì vậy, khi điều trị tiểu đường ở người cao tuổi cần cố gắng kiểm soát chặt chẽ đường huyết, huyết áp, mỡ máu.

Bệnh tiểu đường đến nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị triệt để.

Sau đây là một số lưu ý khi điều trị tiểu đường ở người cao tuổi:

- Thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục.

- Mức đường máu cần đạt được ở những người già có thể cao hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 - 8 mmol/l, và đường máu sau ăn 2h là 7 - 11 mmol/l.

- Khi mới bắt đầu điều trị bằng thuốc, các bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả trước, sau bữa ăn và có thể cả trước lúc đi ngủ… ngay cả khi bệnh nhân không hề có biểu hiện bị hạ đường máu.

- Các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường ở người già nhưng bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và kiểm tra chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị. Phải tuyệt đối tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ khi dùng thuốc.

Việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi rất khó khăn, nhưng bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giúp giảm thiểu tác động của bệnh tiểu đường trong tương lai. Việc ngăn ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường là rất quan trọng.

7. Phòng ngừa tiểu đường ở người cao tuổi như thế nào?

- Quản lý huyết áp bằng cách kiểm tra huyết áp thường xuyên.

- Quản lý chỉ số cholesterol: Ít nhất mỗi năm một lần, hãy làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol và chất béo. Mức cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

- Tập thể dục đều đặn: Việc thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng với Người cao tuổi. Người chăm sóc khuyến khích người bị bệnh tiểu đường nên tích cực và duy trì tập thể dục thể thao, tập phục hồi chức năng để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể. Nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Người cao tuổi nên có chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, khoa học.

- Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tinh bột, chất béo, chất kích thích…

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đối với nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm đau tim và đột quỵ.

- Kiểm tra mắt hàng năm: Phát hiện và điều trị các vấn đề về mắt sớm có thể giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh.

- Kiểm tra chức năng thận định kỳ: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thận của bạn

- Chăm sóc cho răng và nướu: Đánh răng và xỉa răng hàng ngày. Kiểm tra răng và nướu của bạn hai lần một năm để tránh các vấn đề nghiêm trọng.

- Bảo vệ làn da: Giữ cho da luôn sạch sẽ, chăm sóc tốt nếu có vết thương nhỏ và vết bầm tím để ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Kiểm tra bàn chân thường xuyên: Dành thời gian để kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có bất kỳ vết loét, mụn nước, vỡ da, nhiễm trùng hoặc tích tụ vết chai, hãy gặp bác sĩ ngay.

Tiểu đường ở người cao tuổi là bệnh lý khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nguy cơ này có thể được cải thiện rất nhiều bằng cách điều trị y tế và điều chỉnh lối sống thích hợp, đồng thời bổ sung thảo dược giúp ổn định đường huyết thường xuyên.      

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.