Tiểu đường: Những dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ em cần lưu ý

18:23 | 12/01/2022

Tiểu đường xuất hiện ngày càng nhiều ở xã hội hiện đại, đặc biệt là đối tượng trẻ em khi mắc sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển về sau. Vì vậy, bệnh cần phát hiện sớm để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.

1. Tiểu đường ở trẻ em là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh về nội tiết tố. Khi bị tiểu đường, quá trình chuyển hóa chất đường trong máu sẽ bị rối loạn khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận, huyết áp và các bệnh lý về tim mạch.

Với tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm tỷ lệ khoảng 10 – 20%. Đa phần trẻ em mắc tiểu đường tuýp 1 thường không được phát hiện sớm mà chỉ đến khi các biểu hiện của bệnh đã quá rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở những trẻ thừa cân, béo phì hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào kể cả trẻ nhỏ. Trong đó, tiểu đường tuýp 1 chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, do tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.

Ngày càng có nhiều trẻ em mắc tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin – sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ.

Ngoài hai tuýp đái tháo đường phổ biến trên, ở trẻ em còn có thể gặp các bệnh lý như đái tháo đường sơ sinh (trẻ dưới 1 tuổi), đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi (MODY), hoặc đái tháo đường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác gây tổn thương tuyến tụy (đái tháo đường thứ phát).

2. Nguyên nhân tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 rất phức tạp và vẫn còn chưa được hiểu rõ. Đái tháo đường xảy ra do sự kết hợp giữa gen trong cơ thể với một số yếu tố môi trường. Nếu một người được quy định bởi gen có khuynh hướng xuất hiện bệnh tiểu đường mà tiếp xúc với yếu tố kích hoạt trong môi trường thì bệnh này có thể sẽ xuất hiện. Nếu bệnh tiểu đường được kích hoạt, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tấn công các tế bào beta tụy và bắt đầu phá huỷ chúng, khiến việc sản xuất insulin sụt giảm. Thời gian để tế bào beta tụy bị phá huỷ thường là từ vài tuần đến vài năm, đến khi có trên 90% số lượng tế bào beta bị phá huỷ thì bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường ở trẻ nhở là do thừa cân hoặc béo phì.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 ngày càng phổ biến ở trẻ thanh thiếu niên. Nguyên nhân chính là do thừa cân hoặc béo phì, thường liên quan đến lối sống như vận động chưa đủ, ăn uống quá nhiều, ăn uống không lành mạnh (quá nhiều chất béo, quá nhiều đường hay tinh bột). Những người có nguy cơ cao nhất là những người bị “béo trung tâm” (tức là trọng lượng thừa tập trung vào bụng và vùng quanh bụng)

Yếu tố gia đình cũng có vai trò ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Một số dạng đái tháo đường type 2 khác ít phổ biến hơn có tác động đến những người không bị béo phì và thường có ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố di truyền.

3. Dấu hiệu tiểu đường ở trẻ em

- Luôn đói: Nếu bạn nhận thấy con mình lúc nào cũng than đói và thậm chí ăn nhiều vẫn không đủ no, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là khi không sản xuất đủ hormone insulin, cơ thể không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng hoạt động và tình trạng thiếu năng lượng này làm tăng cảm giác đói.

- Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Hay khát nước và đi tiểu nhiều đều là những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường ở trẻ em. Theo đó, tình trạng mất cân bằng chất dẫn lưu trong cơ thể gây ra cảm giác khát nước quá mức, ngay cả khi trẻ vừa uống xong. Mặt khác, khi lượng đường glucose trong cơ thể tăng vọt, thận sẽ nhận được tín hiệu phải đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Hệ quả là khiến bệnh nhi đi tiểu nhiều hơn, làm cơ thể mất nước và thường xuyên cảm thấy khát.

- Thị lực suy giảm: Tỉ lệ mắc bệnh mắt ở trẻ em bị tiểu đường nhiều hơn so với trẻ có sức khỏe bình thường. Nguyên do là đường huyết cao dễ làm tổn thương các dây thần kinh thị giác và gây ra các vấn đề thị lực như nhìn mờ hoặc mù hoàn toàn, nếu bệnh không được kiểm soát tốt.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Bệnh nhi tiểu đường có xu hướng sụt cân nhiều trong thời gian rất ngắn. Ðiều này là do khi lượng insulin quá thấp, quá trình chuyển đổi glucose thành năng lượng bị hạn chế, buộc cơ thể đốt cháy năng lượng tích trữ trong cơ và mỡ tích trữ để lấy năng lượng, dẫn tới sụt cân nhanh.

- Hơi thở có mùi hôi: Hơi thở có mùi hôi do cơ thể thiếu insulin và được xem là triệu chứng tiểu đường gây tử vong ở trẻ em. Bởi khi thiếu glucose, cơ thể bắt đầu đốt cháy mỡ lấy năng lượng và quá trình này tạo ra xeton. Mùi đặc trưng có thể được nhận biết bằng hơi thở có mùi hôi giống trái cây hư, cá tanh, mùi sữa chua.

Một số biểu hiện của trẻ bị tiểu đường như: Khát nước, đói, thị lực suy giảm, mệt mỏi...

- Luôn mệt mỏi: Trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 không có đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng hoạt động. Từ đó, trẻ luôn thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức chỉ sau một hoạt động thể chất nhỏ.

- Nhiễm nấm: Một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn, đặc biệt là ở các bé gái. Hệ vi sinh vật đường ruột là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tự miễn dịch như tiểu đường. Khi lượng đường trong cơ thể cao sẽ làm rối loạn hệ vi sinh vật, tăng nguy cơ nhiễm nấm.

- Lâu lành vết thương: Ðường huyết cao trong cơ thể làm rối loạn chức năng của hệ miễn dịch, tăng viêm nhiễm, ngăn cản quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng và dẫn đến giảm lượng máu đi đến các bộ phận cơ thể. Tất cả những điều này khiến vết thương chậm lành, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.

4. Biến chứng tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1 có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Do đó, việc giữ mức đường huyết gần với mức bình thường trong suốt cuộc đời còn lại có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường.

Các biến chứng có thể gồm:

- Bệnh tim và mạch máu: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề như mạch máu bị hẹp, huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ.

- Tổn thương thần kinh: Lượng đường dư thừa có thể làm tổn thương các thành của các mạch máu nhỏ có chức năng nuôi dưỡng dây thần kinh của người bệnh. Biến chứng này dẫn tới người bệnh có triệu chứng ngứa ran, tê, nóng hoặc đau. Tổn thương thần kinh thường xảy ra từ từ trong một khoảng thời gian dài.

Tiểu đường ở trẻ nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Tổn thương thận: Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng rất nhiều mạch máu nhỏ có chức năng lọc máu trong thận của trẻ.

- Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu ở võng mạc và dẫn đến giảm thị lực.

- Loãng xương: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến giảm mật độ xương thấp hơn bình thường và dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương khi trẻ trưởng thành.

Nếu trẻ có những triệu chứng nghi ngờ của bệnh tiểu đường tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi xét nghiệm tiểu đường để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

5. Điều trị tiểu đường

Việc chẩn đoán tiểu đường thường đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu (đánh giá đường huyết) và xét nghiệm nước tiểu (tìm đường trong nước tiểu). Trong phần lớn các trường hợp, chúng ta không cần làm thêm bất cứ xét nghiệm nào khác. Tuy nhiên, nếu còn nghi ngờ, các bác sĩ có thể khuyên làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose.

Tiểu đường tuýp 1

Điều trị bằng Insulin: Cần bổ sung lượng Insulin mà cơ thể không sản xuất ra được. Insulin cần phải được tiêm vào lớp mỡ dưới da (gọi là tiêm dưới da)

Chế độ ăn: Một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ tinh bột (carbohydrate) là cần thiết với lượng insulin tiêm vào cơ thể.

Tập thể dục: Tập thể dục và vận động là yếu tố cấu thành lối sống khoẻ mạnh. Điều quan trọng là phải hiểu tập thể dục có ảnh hưởng thế nào đến bệnh Đái tháo đường.

Tìm hiểu và học hỏi: Có rất nhiều điều cần biết về bệnh đái tháo đường để có thể kiểm soát tốt về bệnh. Đây là một quá trình lâu dài.

Cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 2

Thay đổi lối sống lành mạnh hơn bao gồm vận động nhiều hơn, tập luyện thường xuyên, chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Với những trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị béo phì cần đặt ra mục tiêu là duy trì cân nặng nhất định hoặc tăng cân từ từ. Khi trẻ cao lên, cân nặng của trẻ sẽ phù hợp với chiều cao hơn. Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 vẫn mạnh khỏe nếu ăn uống điều độ, vận động và giảm cân và có thể không cần đến biện pháp điều trị nào khác, ít nhất là trong một vài năm.

Nhìn chung, các bệnh nhân đái tháo đường vẫn cần phải có các biện pháp hỗ trợ khác như uống thuốc hoặc tiêm insulin hoặc cả hai.

6. Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 1 không thể ngăn ngừa được, thậm chí không thể biết ai sẽ mắc bệnh hay sẽ không mắc căn bệnh này. Tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy trẻ em và thanh thiếu niên không thể mắc bệnh từ người khác hoặc truyền bệnh cho bạn bè hoặc thành viên trong gia đình.

Không giống như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 đôi khi có thể được ngăn ngừa. Tăng cân quá mức, béo phì và lối sống ít vận động là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trước đây, tiểu đường tuýp 2 thường chỉ xảy ra ở người lớn. Nhưng hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh này, do số lượng trẻ em thừa cân/béo phì ngày càng tăng nhanh.

Các bước sau có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2:

- Đảm bảo trẻ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Khuyến khích trẻ nên ăn thực phẩm ít béo, giàu chất dinh dưỡng như ngũ cốc và bánh mì nguyên hạt, trái cây, rau, sản phẩm từ sữa và protein nạc. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức, một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

- Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường. Tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt, nước trái cây có đường có thể dẫn đến tăng cân quá mức.

Nên tạo cho trẻ những thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh tiểu đường.

- Khuyến khích nhiều hoạt động thể chất. Duy trì hoạt động và hạn chế thời gian dành cho các hoạt động ít vận động như xem ti vi, chơi điện tử hoặc trò chơi trên máy tính có thể giúp giảm nguy cơ tăng cân và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của tiểu đường tuýp 2.

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

- Thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em. Quá trình xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em khá đơn giản và nhanh chóng. Để xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đường huyết trong nước tiểu hay trong máu.

- Đối với những trẻ đã bị mắc bệnh, cần giáo dục cho trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại như tránh để bị trầy xước, áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

- Điều quan trọng là cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường sống bình thường như những đứa trẻ khác để trẻ được phát triển toàn diện. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh đái tháo đường trẻ em.

Giống như nhiều bệnh lý khác, tiểu đường trẻ em thường không có biểu hiện rõ rệt nên rất khó nhận biết. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh cha mẹ cần tiến hành xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.