Tiểu đường: Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh?

16:52 | 06/01/2022

Tiểu đường là một tình trạng bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Bất kể đối tượng nào cũng có thể mắc tiểu đường bao gồm người già, thanh niên, trẻ nhỏ và cả phụ nữ mang thai.

1. Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu.

Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Tiểu đường ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.

Một số loại tiểu đường hay gặp:

- Tiểu đường tuýp 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).

- Tiểu đường tuýp 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).

- Tiểu đường tuýp 3 (còn gọi là tiểu đường não, xảy ra do hàm lượng insulin não thấp hơn bình thường).

- Tiểu đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).

- Ngoài ra, tiểu đường do các nguyên nhân khác, như: Tiểu đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.

2. Nguyên nhân tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

Tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm khác.

Tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.

Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

3. Triệu chứng tiểu đường

Các triệu chứng tiểu đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người tiểu đường tuýp 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.

- Đi tiểu thường xuyên.

- Cảm thấy rất khát.

- Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn.

- Mệt mỏi nhiều.

- Nhìn mờ.

- Chậm lành các vết thương hoặc vết loét.

- Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường tuýp 1).

- Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường tuýp 2).

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến bất kỳ hoặc mọi cơ quan trong cơ thể.

4. Ai dễ bị tiểu đường

Thông thường như trước đây, người bệnh tiểu đường thường ở tuổi sau 40. Thế nhưng hiện nay, các ca lâm sàng phát hiện trẻ ở độ tuổi từ 5-8 cũng mắc bệnh. Nguyên nhân là do di truyền từ gia đình. Hay có lối sống ít vận động và tập luyện làm gia tăng tỷ lệ béo phì. Trẻ nhỏ mắc bệnh nguyên nhân chính là do ăn uống, ngồi xem tivi quá nhiều.

Tiểu đường tuýp 1 thường thấy ở người trẻ dưới 30 tuổi. Mà nguyên nhân đa phần là do thiếu insulin gần như hoàn toàn vì vậy nên bắt buộc phải điều trị bằng insulin từ đầu.

Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trên 30 tuổi. Điều này xảy ra do nguyên nhân chủ yếu là kháng insulin. Cũng có thể là do thiếu cả insulin nữa. Người bệnh có thể điều trị bệnh bằng cách thiết lập chế độ ăn uống phù hợp theo sự hướng dẫn của bán sĩ.  Đồng thời phải chú ý đến các thuốc uống nhưng cũng có thể phải điều trị bằng insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn tuýp 1, chiếm khoảng 75-85% tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường.

Ngày càng nhiều đối tượng mắc bệnh tiểu đường.

Một số nhóm đối tượng dễ mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

- Những người béo phì hoặc thừa cân nhất là những người béo bụng.

- Người có người thân đời thứ nhất như anh chị em ruột hoặc bố, mẹ đẻ bị tiểu đường

- Người trên 40 tuổi cũng rất có khả năng là đối tượng của bệnh tiểu đường

- Người ít hoạt động thể dục thể thao thường xuyên hoặc làm công việc văn phòng, ít vận động.

- Người bị huyết áp áo.

- Có rối loạn mỡ máu.

- Có bệnh mạch vành hoặt đột quỵ, có tăng axit uric máu (hoặc người mắc bệnh gout).

- Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.

- Chế độ ăn nhiều chất béo.

- Uống nhiều rượu.

- Ít vận động thể lực…

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không cần tiêm trực tiếp insulin mà chỉ cần thường xuyên dùng thuốc. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Phụ nữ có thai cũng dễ bị tiểu đường.

Đối tượng tiếp theo là phụ nữ có tiền sử đẻ con to trên 4kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Theo thống kế những bệnh nhân tiểu đường thai kỳ phát hiện tỉ lệ tiến triển thành bệnh thực sự là rất cao lên đến 20%. Các trường đó thường đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose hoặc có tăng đường máu lúc đói trước đó.

Những phụ nữ bị đa u nang buồng trứng. Đối tượng này là những phụ nữ trẻ, béo, tuyến lông phát triển rậm lông. Hay có tình trạng rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, làm siêu âm thấy buồng trứng 1 hoặc cả 2 bên có rất nhiều nang. Những đối tượng này có hiện tượng kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin nên dễ mắc bệnh đái tháo đường.

5. Biến chứng tiểu đường?

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường gồm:

- Mạch máu: Việc tăng glucose máu kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu. Nếu tổn thương ở mạch máu lớn có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp các động mạch tứ chi, thậm chí tắc mạch gây hoại tử chi.

- Hô hấp: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm phổi và viêm phế quản do bị bội nhiễm vi khuẩn.

- Tiêu hóa: Người bệnh có thể bị viêm quanh nướu răng, rối loạn chức năng gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.

- Da: Bệnh nhân có thể thấy ngứa ngoài da, hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay và bàn chân ánh vàng…

- Bệnh Alzheimer: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

- Sản phụ có thể bị tiền sản giật với biểu hiện tăng huyết áp, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân. Thêm vào đó, sản phụ có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai kế tiếp và tiến triển thành bệnh tiểu đường (phổ biến là tiểu đường typ 2) khi về già.

- Thai nhi có nguy cơ phát triển nhanh hơn so với độ tuổi, đồng thời có nguy cơ bị tiểu đường typ 2 về sau. Nếu sản phụ không được điều trị đúng cách và hiệu quả trong suốt thời gian mang thai, thai nhi có nguy cơ tử vong trước hoặc sau sinh.

Tiểu đường có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có các vấn đề về tim mạch.

6. Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường:

- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý.

- Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống khoa học.

- Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ.

- Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần.

- Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật.

- Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn.

- Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo.

- Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,..

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.