Tin đồn NSND Công Lý đột quỵ: Cố tình “câu view" thất thiệt có thể bị xử lý thế nào?

16:21 | 22/07/2021

Mới đây, tin đồn NSND Công Lý đột quỵ do rượu bia lan truyền khiến nhiều người bức xúc, dù thực tế anh chỉ bị ngã cầu thang.

Đêm 21/7, thông tin NSND Công Lý bị đột quỵ do sử dụng rượu bia và đang trong giai đoạn nguy kịch được chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn mạng xã hội. Tin đồn này nhanh chóng lan truyền, thậm chí "NSND Công Lý đột quỵ" còn trở thành từ khóa được tìm kiếm hàng đầu trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao.

Trong khi đó, sáng 22/7, quản lý của "Cô Đẩu" chính thức lên tiếng cho biết: "Anh Công Lý bị trượt chân ngã tại nhà. Hiện anh đang được điều trị tại một bệnh viện của Hà Nội. Vì là chuyện riêng nên gia đình không chia sẻ gì thêm, cũng khẳng định không liên quan đến rượu bia hay đột quỵ như một số tin đồn thổi thất thiệt trên mạng xã hội".

Tin đồn NSND Công Lý đột quỵ: Cố tình “câu view thất thiệt có thể bị xử lý thế nào? - Ảnh 2.
 

Thực tế, NSND Công Lý không phải là người đầu tiên bị cư dân mạng tung tin đồn ác ý. Trước đó, nhiều tin đồn nghệ sĩ gặp bạo bệnh, qua đời ở showbiz Việt xuất hiện nhan nhản khiến người trong cuộc "chết điếng". Thậm chí, tin đồn nhiều đến mức trên Google có hẳn những cụm từ khóa: "Đám tang của Hoài Linh", "Hoài Linh chết", "Khánh Ly chết"... Nhiều ngôi sao thế giới như: Thành Long, Châu Tinh Trì, Lưu Đức Hoa, Trương Bá Chi, Bob Dylan, Britney Spears, Taylor Swift... từng tức giận "tím người" vì tin tương tự.

Câu hỏi đặt ra, bị tung tin đồn thất thiệt như thế nhưng nghệ sĩ Việt đến nay, ngoài bức xúc thì không phải ai cũng hành động cụ thể để dập tắt trào lưu "câu view, câu like" này. Theo luật sư đại diện Văn phòng Chính pháp cho biết, việc đăng tải, tung các thông tin sai sự thật về việc các nghệ sĩ qua đời, bị bệnh tật, tai nạn,… là hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là "bất nhẫn" và trái đạo đức xã hội.

Về mặt dân sự, cá nhân bị xúc phạm, ở đây có thể là các nghệ sĩ nổi tiếng có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. 

Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. 

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Tin đồn NSND Công Lý đột quỵ: Cố tình “câu view thất thiệt có thể bị xử lý thế nào? - Ảnh 3.
 

Nói về việc xử lý vi phạm, theo luật sư, những hành vi tung tin đồn không đúng sự thật trên mạng xã hội sẽ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Về xử phạt vi phạm hành chính, Điểm a, d Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định người sử dụng dịch vụ mạng xã hội để: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng (đây là mức phạt áp dụng với tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức). Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp những hành vi xúc phạm đó nghiêm trọng đến mức đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng nào theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành sẽ bị xử lý đối với tội đó.

 

Cũng theo luật sư, mặc dù thời gian gần đây đã có khá nhiều trường hợp bị xử lý khi đăng tải, lan truyền những thông tin sai sự thật trên mạng nhưng tình trạng này vẫn cứ tiếp tục diễn ra. Do đó cơ quan chức năng cần phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tranh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hơn nữa với những hành vi vi phạm.

Còn đối với người dùng internet, mạng xã hội, khi tiếp cận thông tin cần hết sức tỉnh táo trước những tin bịa đặt, sai sự thật lan truyền trên mạng, chỉ nên căn cứ vào các kênh thông tin chính thống để nắm bắt thông tin một cách chính xác; hết sức cẩn trọng khi đăng tải, chia sẻ các thông tin không rõ nguồn gốc, không đúng sự thật lên mạng xã hội, tránh gây hoang mang dư luận, tạo ảnh hưởng xấu đến xã hội. 

Về lâu dài, cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục để hình thành "miễn dịch tâm lý" đối với tin đồn trong nhân dân bằng một nền tảng tri thức đủ sức đề kháng với mọi loại tin đồn độc hại, thất thiệt, sai sự thật. Việc này cần cả sự vào cuộc của hệ thống các cấp, các ngành trong đó báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin, hướng dẫn, hình thành dư luận tích cực.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Đẹp long lanh, giá chỉ 22 triệu, sẵn sàng 'lật đổ' Honda Vision

Đẹp long lanh, giá chỉ 22 triệu, sẵn sàng 'lật đổ' Honda Vision

6:51 | 28/03/2024

Xe ga sắp ra mắt có thiết kế đẹp, màn hình LCD, đặc biệt giá chỉ 22 triệu đồng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.