Top 15 loại thảo dược tự nhiên chữa tiểu đường có hiệu quả

18:43 | 10/01/2022

Tiểu đường là căn bệnh có tính chất dai dẳng và không thể điều trị khỏi, hầu như người bệnh phải dùng thuốc suốt đời. Việc sử dụng thảo dược tự nhiên chữa bệnh tiểu đường sẽ giúp cơ thể cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa khi đường trong máu cao.

Để tránh sự lệ thuộc vào tân dược, nhiều loại thảo dược trong tự nhiên được nhiều bệnh nhân áp dụng để khắc phục tình trạng bệnh tiểu đường mãn tính, giúp cơ thể cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa khi lượng đường trong máu tăng cao.  

Nhiều loại dược liệu đã được nghiên cứu, không chỉ giúp tăng cường chức năng bài tiết hormone chuyển hóa đường ở tuyến tụy mà còn có khả năng làm giảm đề kháng insulin nhờ kiểm soát chuyển hóa đường ở trong máu cho tới khi chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Dưới đây là một số loại dược liệu dùng chữa tiểu đường có hiệu quả:

1. Dây thìa canh

Dây thìa canh là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường đang được nhiều bệnh nhân sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Nghiên cứu cho thấy thành phần Acid Gymnemic có tác dụng kích thích sản xuất ra một loại hormone có nhiệm vụ chuyển hóa đường ở tuyến tụy, đồng thời làm chậm lại quá trình hấp thu glucose ở ruột.

Một số báo cáo khoa học khác cũng đã chỉ ra, các hoạt chất trong dây thìa canh còn làm tăng khả năng tiết insulin ở tuyến tụy, kháng viêm, chống khuẩn, giúp ổn định đường huyết trong máu có lợi cho cả người bị tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Dây thìa canh được sử dụng điều trị bệnh tiểu đường.

2. Quế

Quế mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe như chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm cholesterol máu, tăng khả năng chuyển hóa glucose và kích thích sản xuất insulin giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Bộ phận được sử dụng chính là vỏ quế, vỏ những cây trên 15 tuổi là tốt nhất. Khi thu hoạch, mang về phơi khô, tán bột mịn, cất vào hũ có nắp đậy kín dùng dần. Bên cạnh việc sử dụng bột quế như một loại gia vị trong chế biến món ăn, có thể dùng bài thuốc nam trị tiểu đường từ quế.

3. Khổ qua rừng

Khổ qua rừng giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách bổ sung các chất có tác dụng tương tự như insulin. Thực phẩm này cũng bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin C và caroten giúp ức chế sự hấp thu glucose ở các tế bào, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Qua thử nghiệm cho thấy, lượng đường huyết trong máu đã được giữ ổn định nhờ chất charantin được chiết xuất từ cây khổ qua và dịch tiết từ khổ qua có thể làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể.

4. Cây mạch môn

Cây mạch môn thường được trồng để lấy củ làm thuốc chữa bệnh tiểu đường và nhiều căn bệnh khác. Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Y học cổ truyền Thượng Hải (Trung Quốc), các chất được tìm thấy trong củ mạch môn có khả năng làm giảm sự đề kháng insulin, làm tăng insulin huyết, kích thích quá trình táo tạo tế bào ở tuyến tụy, qua đó giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Ngoài ra, việc sử dụng củ mạch môn có có tác dụng bảo vệ các mạch máu tại cầu thận, giúp ngăn ngừa các biến chứng tại thận do bệnh tiểu đường gây ra.

5. Lá sầu đâu (lá neem Ấn Độ)

Nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả hạ đường huyết, phòng biến chứng của lá neem thông qua nhiều tác dụng khác nhau: Giảm hấp thu glucose sau ăn, kích thích sản xuất insulin và tăng cường khả năng tái tạo tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy.

6. Cây mã đề

Theo y học cổ truyền, cây mã đề là cây thuốc nam tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi tiểu, kháng viêm, chủ trị viêm phế quản, viêm họng, đái rắt và cả bệnh tiểu đường. Để điều trị tiểu đường, người bệnh có thể thu hái cả cây về sắc nước uống hoặc dùng hạt mã đề.

Có thể thu hái cả cây mã về sắc nước uống chữa bệnh tiểu đường.

7. Cây ổi

Trong Đông y, lá và quả ổi được sử dụng làm thuốc với tên gọi là phiên thạch lựu. Theo một kết quả được đăng tải trên Tạp chí Y học Trung Quốc vào năm 1983, người bị đái tháo đường uống nước ép ổi có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra với hàm lượng chất xơ dồi dào, lá và quả ổi còn giúp làm giảm chỉ số glycemic, qua đó ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của đường huyết.

8. Lá dứa

Theo sách cổ có ghi công dụng của lá dứa có thể chữa được nhiều bệnh lý như: Viêm phế quản, ho, đau nhức xương khớp và đặc biệt là ổn định đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, lá dứa không độc nên có thể sử dụng lâu dài và không gây hại cho cơ thể.

Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá dứa có bromelin, diệp lục, các axit hữu cơ và các chất chống ô xy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do phá hủy thành mạch máu. Với công dụng hạ đường huyết tốt của lá dứa, cùng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học thì sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả.

9. Hành và tỏi

Đối với bệnh tiểu đường, hành và tỏi rất có hiệu quả trong việc giảm đường huyết. Tinh chất chiết xuất từ hành có tác dụng giảm nồng độ đường huyết, ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa glucose của gan và kích thích tiết ra insulin, ngăn ngừa phá hủy insulin. Tinh chất hành càng nhiều kết quả thu được càng cao. Hành sống hoặc chín không có sự khác biệt trong kết quả thu được.

Tỏi có tác dụng làm tăng sự phóng thích insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu. Công dụng này tương đương với Tolbutamid, một loại sunfamid chữa tiểu đường tuýp 2.

10. Nấm lim xanh

Trong nấm lim xanh có hàm lượng cao các dược chất quý có tác dụng giảm lượng đường trong máu và kích thích tuyến tụy sản sinh insulin. Các hoạt chất polysaccharides (ganoderans A, B, C), hetero-beta-glucans và proteoglycan trong nấm lim xanh có tác dụng oxy hóa các gốc tự do của lipid và cholesterol thành năng lượng, hạ đường huyết, ngăn chặn nguy cơ biến chứng của bệnh.

Nhiều hoạt chất trong nấm lim xanh có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.

11. Chuối hột

Theo Đông y, cây chuối hột chứa rất nhiều thành phần tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giúp người bệnh an tâm hơn trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Phương pháp phổ biến nhất để trị tiểu đường bằng cây chuối hột là đào lấy củ chuối, rửa sạch, giã hoặc ép lấy nước cho người bệnh uống. Ngoài ra, có thể dùng thân cây chuối hột, khoét ngang một lỗ, để bên dưới một chiếc bát nhỏ để nước từ thân cây tiết ra. Sau đó mang nước này cho người bệnh uống cũng có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, mùa mưa nước chuối hột loãng hơn nên cần phải uống lượng nước nhiều hơn mùa nắng.

12. Vỏ dưa hấu

Theo các nghiên cứu về thành phần khoa học, cứ 100gram dưa hấu có 95,5% nước, 1,2% protit, 2,5% gluxit, 0,5% xenluloza, các muối khoáng canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2, PP, C, caroten… Ngoài ra, dưa hấu còn chứa nhiều axit folic, một chất vô cùng cần thiết trong quá trình tái tạo máu. Người tiểu đường chỉ cần ăn 200gram dưa hấu mỗi ngày là đủ lượng axit folic cần thiết trong ngày.

Trong Đông Y, vỏ dưa hấu kết hợp với vỏ bí xanh nấu nước uống dùng để chữa tiểu đường rất tốt.

13. Quả khế chua

Khế chua có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Lấy quả khế thái lát mỏng, phơi khô trong bóng râm. Mỗi ngày đun nước uống, áp dụng thường xuyên sau 3 tháng sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu xuống mức ổn định.

14. Hạt quả vải

Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt chat, tính ôn và là một trong những bài thuốc chữa bệnh tiểu đường rất đơn giản mà hiệu quả cao được áp dụng phổ biến trong dân gian.

Hạt vải đem sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 10g pha với nước để uống. Bài thuốc dùng tốt nhất cho các trường hợp người bệnh tiểu đường tuýp 2 trên 40 tuổi.

15. Đậu bắp

Theo các chuyên gia sức khỏe, đậu bắp có chứa nhiều chất nhầy, pectin, canxi và sắt. Đặc biệt với quả đậu bắp còn tươi có chứa các thành phần như thiamin, axit ascorbic… Những chất này có công dụng giúp làm hạ đường huyết, nên có thể hỗ trợ và điều trị tiểu đường.

Ngoài ra, đậu bắp có chứa hàm lượng chất xơ cao, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các thành phần này giúp giảm cân, kiểm soát lượng đường huyết rất an toàn mà không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, khi sử dụng đậu bắp thường xuyên còn giúp phòng bệnh cao huyết áp, ung thư ruột kết và nhồi máu cơ tim.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.