Tranh luận “nóng” tại Quốc hội vấn đề quản lý đào tạo, sát hạch lái xe

10:49 | 12/11/2020

Góp ý vào vấn đề chuyển đổi đào tạo, sát hạch lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, một số Đại biểu Quốc hội cho rằng, cái gì xã hội làm được thì nên giao cho xã hội. Không nên cái gì cũng quan trọng hóa lên rồi phải chuyển cơ quan quản lý.

Có nên tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật?

Ngày 11/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về 2 dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ. Trong đó, Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ do Bộ Công an chủ trì được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ do Bộ GTVT chủ trì. Một trong những nội dung được nhiều đại biểu thảo luận là có nên tách thành 2 luật hay không.

Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) nêu ý kiến: "Quá trình soạn thảo, Chính phủ đã giao Bộ Công an và Bộ GTVT thống nhất các nội dung, Bộ Tư pháp cũng đã có ý kiến nhất trí. Chúng tôi thấy việc ban hành luật là cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATGT hiện nay".

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cũng cho rằng cần thiết phải ban hành luật này, nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 18 của Bộ Chính trị, Kết luận số 45 của Ban Bí thư về rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự ATGT phù hợp với tình hình mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự, ATGT.

Trong khi đó, Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội không đồng tình với việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật. "Tách thành 2 luật là không ổn tí nào. Cần giữ nguyên như hiện nay và rà soát, bổ sung để tăng cường nâng cao những gì làm được; cái gì đang vướng thì sửa cho tốt hơn", Đại biểu Sinh nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh không đồng tình với việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật riêng.

Theo ông Sinh, hiện có 5 lĩnh vực giao thông, gồm: giao thông thủy, hàng hải, hàng không, đường sắt và giao thông đường bộ. Chính phủ đề nghị tách Luật Giao thông đường bộ thì sau này có tách 4 luật kia hay không?

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng, tai nạn giao thông đường bộ rất nhiều, chiếm 95% tổng số vụ nên cần phải có Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ. "Nguyên nhân nào thì phải giải pháp đó. Nguyên nhân là con người thì phải tìm giải pháp là con người như nâng cao ý thức nhận thức. Nguyên nhân là con người mà tại sao lại tìm giải pháp là tách riêng luật, rồi sau đó chuyển đổi cơ quan quản lý nhà nước về một số vấn đề?", bà Hoa lập luận.

Trước nhiều ý kiến tranh luận, Đại biểu Đào Việt Trung (Nam Định), Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, khi chưa có quyết định cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có lẽ Quốc hội nên có hình thức lấy ý kiến của các Đại biểu về việc có đồng ý hay không đồng ý tách 2 dự thảo luật, sau đó mới bàn về nội dung; nếu không sau này lại bảo thôi, không tách nữa, nhập lại… sẽ lãng phí thời gian, vật chất.

Ai quản lý đào tạo, sát hạch, đổi giấy phép lái xe?

Một nội dung khác được các Đại biểu cho nhiều ý kiến là có nên chuyển thẩm quyền đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Bộ GTVT sang cho Bộ Công an.

Đại biểu Trần Ngọc Khánh (đoàn Khánh Hòa) cho biết, cả nước hiện nay có 340 cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe. Hầu hết, cơ sở này đã được xã hội hóa, sống bằng tiền của người học bằng lái xe. Do vậy, theo ông Khánh, nếu để Bộ GTVT hay chuyển sang Bộ Công an thì vẫn là tư nhân làm nhiệm vụ đào tạo, cấp chứng chỉ cho người học lái xe.

Nhiều Đại biểu lo ngại, nếu chuyển thẩm quyền sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn là lãng phí.

Các Đại biểu cũng nêu rõ việc chuyển thẩm quyền sát hạch, cấp GPLX sẽ lãng phí nguồn lực về con người và cơ sở vật chất hiện nay. "Nếu chuyển từ Bộ GTVT sang Bộ Công an mà "vẫn thế thôi" thì chuyển sang để làm gì? Nếu muốn siết, làm chặt chẽ hơn thì chúng ta chỉ cần bổ sung GPLX", Đại biểu Bùi Thị Thùy (đoàn Thanh Hóa) nói.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nêu quan điểm: "Việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe từ năm 1995 đã giao cho Bộ GTVT quản lý. Ngay trong báo cáo của Chính phủ không nêu lên vấn đề bất cập của việc chuyển cho Bộ GTVT. Như vậy là đang làm tốt, vậy tại sao giờ lại chuyển cho Bộ Công an? Còn chuyện bằng giả là vấn đề khác. Chưa kể giờ chuyển cho Bộ Công an thì hơn 2.000 cán bộ làm công tác sát hạch và cơ sở vật chất sẽ đi đâu? Không cẩn thận sẽ lãng phí nguồn nhân lực và cơ sở vật chất do đó cần tính toán thêm".

"Ngay Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X có ghi một số nhiệm vụ của Quốc phòng, Công an nếu đủ điều kiện dân sự hóa thì nên chuyển cho Bộ khác quản lý để Quốc phòng, Công an tập trung xây dựng lực lượng Quốc phòng, Công an chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Nếu Bộ GTVT đang làm tốt thì cứ để Bộ GTVT", ông Quyền nhấn mạnh.

Giải đáp một số băn khoăn của ĐBQH và dư luận, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật nhằm tập trung xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ và giải quyết trật tự ATGT đường bộ.

Trước băn khoăn có lãng phí không khi tách thành 2 luật như vậy, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định không những không lãng phí mà sẽ tiết kiệm được rất nhiều bởi không làm phát sinh nhân sự, bộ máy mới, thậm chí có thể rút gọn được. "Nếu giao cho công an thì chúng tôi có lực lượng CSGT, phối hợp các lực lượng khác khi cần tăng cường trong các dịp cao điểm", Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Vấn đề cơ sở sát hạch lái xe ra sao sau khi nhiệm vụ quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được chuyển về Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm quả quyết: "Không đụng chạm gì đến các cơ sở này". Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Bộ Công an chỉ kiểm soát việc cấp bằng lái xe và quản lý bằng lái xe đúng quy trình, quy chuẩn, chống làm giả, gian lận.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

6:00 | 23/04/2024

Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.