Trẻ mấy tháng ăn dặm và ăn bao nhiêu?

17:04 | 22/01/2022

Trẻ 6 tháng bắt đầu ăn dặm và có thể ăn dặm 1 bữa/ ngày, sang tháng thứ 7 trở đi có thể ăn 2 - 3 bữa/ ngày với lượng ăn tăng dần.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là bổ sung thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Những thức ăn ăn dặm bao gồm rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa… Những thực phẩm ăn dặm cho trẻ không thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tùy vào từng tháng mà trẻ có thể ăn dặm 1 bữa hay 2 hoặc 3 bữa.

Trẻ mấy tháng ăn dặm?

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu ăn dặm. Thức ăn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi thường là trái cây, củ quả nghiền và bé chỉ ăn 1 bữa/ ngày. Sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chính của bé.

Trẻ từ 7 tháng trở đi bắt đầu ăn dặm chính thức và bé có thể ăn 2 - 3 bữa/ ngày. Thức ăn của bé cũng đa dạng hơn, từ các loại thịt, cá, trứng, sữa đến các loại rau củ quả. Từ 7 tháng trở đi mẹ cũng có thể cho bé ăn dặm theo các phương pháp khác nhau như truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật…

Trẻ từ 6 tháng bắt đầu ăn dặm (Ảnh minh họa)

Trẻ ăn dặm bao nhiêu theo từng tháng tuổi?

- Bé 6 - 7 tháng tuổi có thể ăn 100 - 200ml thức ăn/ bữa, có thể ăn bột loãng, sền sệt, các loại thức ăn nghiền nhuyễn.

- Bé 8 - 9 tháng tuổi có thể ăn 200ml thức ăn/ bữa, ăn 2 - 3 bữa/ ngày. Con có thể ăn bột đặc, thức ăn nấu chín thái nhỏ.

- Bé 10 - 12 tháng có thể ăn 200 - 250ml thức ăn/ bữa, ăn ngày 3 bữa. Bé có thể ăn bột đặc, thức ăn cắt nhỏ để bé tự cầm nắm.

- Trẻ từ 12 - 24 tháng ăn ngày 3 bữa, mỗi bữa 250 - 300ml cháo hoặc thức ăn nấu chín, cắt nhỏ.

- Trẻ từ 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng với gia đình.

Trẻ ăn dặm những gì?

1. Trẻ 6 tháng ăn được những gì?

Khi bé 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 1 bữa/ ngày. Thức ăn cho bé 6 tháng ăn dặm thích hợp nhất là:

- Rau nấu chín mềm: Bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, đậu hà lan... hấp chín rồi xay nhuyễn minh cho bé ăn.

- Trái cây mềm: Chuối, xoài, mâm xôi, việt quất, bơ, lê, táo, mận, đào... mẹ xay nhuyễn cho bé ăn.

- Ngũ cốc: Bột yến mạch, bột gạo... mẹ nấu thành bột cho bé ăn.

- Sữa chua: Bé có thể ăn sữa chua ít đường.

Bé mới tập ăn dặm vài ngày đầu chỉ ăn vài thìa thức ăn, sau đó mẹ tăng dần lên theo khả năng ăn của bé.

Trẻ 6 tháng bắt đầu tập ăn dặm, thường ăn các loại củ quả, trái cây nghiền (Ảnh minh họa)

2. Trẻ từ 7 tháng trở đi ăn dặm những gì?

Từ tháng thứ 7 trở đi mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thịt, cá phù hợp để hình thành chất rắn. Mẹ có thể cho bé ăn các món:

- Thịt gia cầm, thịt heo, thịt bò, cá: Mẹ có thể hấp chín cắt cho bé ăn hoặc nghiền nhuyễn nấu bột cho bé.

- Trứng: Bé từ 7 - dưới 12 tháng chỉ ăn lòng đỏ trứng. Mẹ có thể nấu cháo hoặc nấu bột cho bé.

- Ngũ cốc: Mẹ có thể cho bé ăn các loại ngũ cốc như mì ống, lúa mạch.

- Thức ăn nhẹ: Mẹ cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng các thức ăn nhẹ như bánh gạo, bánh mì, trái cây mềm như chuối, bơ, táo...

Bé từ 7 tháng có thể ăn đa dạng các món ăn, từ bột, cháo cho đến các món ăn dặm mềm (Ảnh minh họa)

Các phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến

1. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống là khi bé đủ 6 tháng trở đi, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm bằng các loại bột xay chung với thịt, cá, rau, củ quả khác...

Phương pháp này có ưu điểm là dễ chế biến, phù hợp với những mẹ bận rộn. Thức ăn được xay nhuyễn bé có thể tiêu hóa dễ dàng.

Nhược điểm là trẻ ăn nhuyễn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự nhai của bé, không kích thích được các cơ nhai, tay... khi ăn.

2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé ăn đủ 3 nhóm chất là tinh bột, vitamin, chất đạm bảo. Các bé sẽ tự cầm nắm, bốc đồ ăn để ăn. Thức ăn sẽ thường là các loại rau củ được luộc chín, cắt nhỏ. Đôi khi bé cũng ăn cháo loãng với tỷ lệ 1:10, độ đặc của cháo sẽ tăng dần.

Ưu điểm của phương pháp này là kích thích khả năng ăn thô sớm của bé, thức ăn được giữ nguyên vị tự nhiên, bé sẽ ăn nhạt quen dần, có lợi cho thận của bé.

Nhược điểm của phương pháp này là mất nhiều thời gian để chuẩn bị.

Ăn dặm kiểu Nhật cần chuẩn bị cầu kỳ (Ảnh minh họa)

3. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW

Phương pháp này được hiểu đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị thức ăn là những món ăn dặm và bày ra trước mặt bé, bé sẽ tự quyết định ăn món nào trước, món nào sau. Bé sẽ tự ăn, cầm nắm và thưởng thức món ăn. Món ăn dặm cho bé cũng giống với ăn dặm kiểu Nhật, rau củ quả, thịt, cá mẹ nấu chín, cắt nhỏ cho bé tự ăn.

Ưu điểm là bé có thể ăn thô nhanh, tự chủ động trong ăn uống.

Nhược điểm là mẹ cần chế biến món ăn đa dạng, bắt mắt của bé.

Cắt nhỏ thức ăn cho bé tự cầm nắm ăn (Ảnh minh họa)

Với 3 phương pháp ăn dặm phổ biến này, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi.

Tin cùng chuyên mục

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

6:47 | 29/05/2022

Chuối rất ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hóa, tim mạch. Với nhiều lợi ích như vậy, có nên ăn chuối vào bữa sáng?

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

12:00 | 24/05/2022

“Mua hàng ở An Ú, mình hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như giá cả” - đó là những chia sẻ rất xúc tích của chị Đinh Thảo - 27 tuổi ở Bắc Ninh.

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

16:08 | 23/05/2022

Mì Shin Xào sản phẩm mới ra mắt của Nongshim hứa hẹn gây bão ở thị trường Việt Nam trong tương lai gần

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.