Trẻ nhập viện do nôn, tiêu chảy gia tăng, cha mẹ cần làm gì?

6:30 | 15/05/2022

Những ngày gần đây, khoa Nhi của một số bệnh viện ghi nhận trẻ nhập viện với các dấu hiệu như nôn, sốt, tiêu chảy, ho tăng…

Tại Bệnh viện E, mỗi ngày khoa Nhi của BV tiếp nhận 70-80 trường hợp trong đó hơn một nửa là có các dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa và hơn 1/3 các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, còn lại là các bệnh lý khác. Ngày 12/5, khoa tiếp nhận 65 lượt thăm khám có đến 12 trẻ phải nhập viện do các bệnh lý đường tiêu hóa.

Tại BV Nhi Thanh Hóa, từ đầu tháng 5 đến nay, số trẻ đến khám và điều trị tại BV  tăng mạnh. Đặc biệt, trong 3 ngày gần đây, số trẻ đến khám và điều trị lên tới trên dưới 1.000 trẻ mỗi ngày; tăng gấp đôi so với thời điểm những tháng đầu năm và tăng khoảng 30% so với tháng 4. Tỷ lệ trẻ phải nhập viện điều trị nội trú cũng tăng khoảng 10%. Trong đó trẻ nhập viện do tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao.

ThS. BS. Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nhi nội tổng hợp Bệnh viện E cho biết biết, so với thời điểm này năm trước khi đang nghỉ vì dịch COVID-19, số lượng trẻ nhập viện về các bệnh lý đường tiêu hóa tăng cao hơn nhiều. 

Với trẻ đến thăm khám và nhập viện trong thời gian vừa qua, số trẻ đến khám hay gặp  nhất là do nôn, đau bụng, sốt, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, bệnh chỉ dừng ở mức độ nhẹ trung bình, chứ cũng chưa gặp ca nặng.

Một em bé đến thăm khám tại Khoa Nhi Nội tổng hợp (Bệnh viện E).

Theo bác sĩ Quý, nguyên nhân gây các bệnh cảnh nôn, sốt, đi ngoài thường là do  virus gây bệnh đường tiêu hóa, thường hay gặp nhất là rota virus, adeno virus.

Virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hằng năm, tiêu chảy cấp có thể gây tử vong hơn 600.000 trẻ trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Bệnh khởi phát với triệu chứng nôn ói kèm theo đi ngoài phân lỏng, toé nước. Nôn ói xuất hiện trước khi trẻ bị tiêu chảy khoảng 6- 12 giờ hoặc có thể kéo dài từ 2- 3 ngày. Những ngày đầu trẻ thường nôn rất nhiều và dần dần giảm bớt rồi sau đó đến tiêu chảy.

Ngoài ra, một số trẻ có thêm những dấu hiệu như sốt vừa phải, đau bụng, ho và chảy nước mũi.

Cha mẹ cần làm gì?

ThS.BS. Trương Văn Quý cho biết, nếu tình trạng nôn, đi ngoài nhiều có thể gây ra mất nước, sốc do mất nước do vậy việc đầu tiên cần bù nước và điện giải cho trẻ.

Với trẻ biểu hiện chỉ nôn, hoặc đi ngoài mà không nôn, mức độ đi ngoài không quá nhiều thì phụ huynh có thể bù nước điện giải orerol tại nhà cho trẻ theo đúng tỷ lệ và uống đúng theo hướng dẫn, 1 gói oresol pha với 200ml nước. Pha nguyên gói không chia nhỏ và cho trẻ uống ít một, dần dần cho đến hết thì lại pha tiếp gói khác.

Tuy nhiên nếu trẻ nôn nhiều việc bù nước, điện giải bằng đường uống khó khăn, sẽ gây khó cho gia đình khi bổ sung tại nhà. Do vậy, những trường hợp này nên vào viện để các bác sĩ có thể bổ sung bằng truyền dịch bù nước cho trẻ.

Với các biểu hiện này, các bác sĩ cũng cần phải thăm khám để loại trừ các bệnh lý liên quan đến thần kinh như viêm não, viêm màng não hoặc những bệnh lý liên quan đến các  rối loạn đường ruột như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa…

BS Quý cho biết thêm, để phòng tránh bệnh phụ huynh cần chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt là vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Khu vực nấu ăn tại nhà hay lớp học phải đảm bảo vệ sinh. Nhà ở, lớp học chú ý vệ sinh sạch sẽ, không gian khô ráo, thoáng mát. Chú ý bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Đặc biệt, cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong thời gian qua, dịch bệnh COVID kéo dài, khiến một số trẻ chưa kịp tiêm phòng, do vậy cha mẹ nên tiêm phòng bổ sung cho con để đảm bảo con được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm, giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.