Từ quán bia có ca mắc COVID- 19 ở Hà Nội: Tác hại đáng sợ của nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm ở quán bia ít ai để ý

11:53 | 14/08/2020

Các chuyên gia cho rằng, không chỉ nguy cơ nhiễm COVID- 19 mà nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm ở quán bia, nhà hàng là điều khó tránh mà ít ai để ý.

Ngay sau thông báo khẩn tìm những người từng đến quán bia Lộc Vừng liên quan đến ca bệnh 867 là nam bệnh nhân 63 tuổi ở Bình Giang, Hải Dương, được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 tại Hà Nội đã ghi nhận một số trường hợp là F1, F2. Đáng lưu ý là có trường hợp có biểu hiện sốt, ho. Những trường hợp này đã được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và chuyển đến cách ly tập trung tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông và Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ cao Nam Từ Liêm.

Với hàng loạt những trường hợp F1, F2 tiếp xúc, nguy cơ lây nhiễm COVID- 19 là rất cao. Nguồn lây COVID- 19 khó lường nhưng ở nhiều quán bia, hình ảnh những người ngồi túm năm tụm ba ăn uống là điều không hiếm.

Trao đổi với phóng viên Báo Gia đình & Xã hội, BS Nguyễn Xuân Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM cho biết, trong thời điểm hiện nay có nhiều ca nhiễm ngoài cộng đồng, có ca bệnh chưa rõ nguồn lây thì nguy cơ tụ tập ăn uống ngoài quán bia, nhà hàng là điều rất nguy hiểm. Nguy cơ lây nhiễm COVID–19 là khó tránh khi chúng ta không biết được ai trong số những người đến ăn uống ở đó mang mầm bệnh. Nhất là khi những người mắc COVID- 19 có nhiều người lại không hề có triệu chứng.

Từ quán bia có ca mắc COVID- 19 ở Hà Nội: Tác hại đáng sợ của nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm ở quán bia ít ai để ý - Ảnh 2.
Tụ tập ăn nhậu tại quán bia, nhà hàng thời điểm dịch COVID-19 không chỉ nguy cơ lây COVID mà còn nguy cơ lây nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Ảnh minh họa

Ngay cả khi không có dịch COVID–19, có thể các bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt, ăn uống hoặc đường hô hấp cũng đã luôn luôn thường trực, tiềm ẩn khi tụ tập nhậu nhẹt ở quán bia. Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền dễ dàng qua đường ăn, uống. Chẳng hạn như bệnh lao phổi, bạch hầu… các bệnh truyền qua đường hô hấp đều có khả năng lây chéo cho người sinh hoạt chung khi ngồi uống, ăn rồi hét hò với nhau. Qua tiếp xúc gần, qua các hạt nước bọt cũng có thể lây từ người khác bệnh như cúm, sởi, viêm họng liên cầu khuẩn, thậm chí là quai bị.

Ngoài ra, danh sách các bệnh có thể truyền qua đường miệng/nước bọt cũng không loại trừ các bệnh hiếm gặp như bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn do virus herpes, lở mồm long móng… thông qua nước bọt còn sót lại trên ly, cốc.

BS Nguyễn Xuân Mai nhấn mạnh thêm, khi đi ngồi ở quán bia, nhà hàng, đa số thực khách khi đến quán là ngồi ngay vào bàn, gọi món và ăn mà không quan tâm đến việc rửa tay trước khi ăn. Dùng các món ăn trực tiếp bằng tay mà không vệ sinh bàn tay. Thói quen này rất không vệ sinh, nguy cơ gây bệnh, nhất là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Bàn tay chúng ta là nơi tiếp xúc nhiều thứ nên trú ngụ rất nhiều vi khuẩn. Bàn tay bẩn dễ dàng trở thành kẻ trung gian mang vi khuẩn từ các vật khác đến chiếc cốc và đồ uống của chúng ta xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Quan trọng nhất để phòng chống COVID- 19 cũng như bệnh truyền nhiễm khác vẫn là người dân có ý thức hạn chế tụ tập nơi đông người theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Đồng quan điểm, theo PGS.TS Phạm Thị Khoa - nguyên cán bộ Viện Sốt rét, Ký sinh trùng Trung ương, các bệnh dễ lây nhiễm nói chung như cúm mùa, lao, tiêu chảy… đều rất dễ phát tán, đặc biệt trong môi trường mọi người dùng chung vật sinh hoạt. Có những loại virus dễ dàng lây truyền chỉ qua cái bắt tay, hắt xì hơi.

Ngay trong gia đình dùng chung cốc đã không an toàn nhưng vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn khi chúng ta đi ăn uống bên ngoài. Thực tế, phần nhiều các quán bia, nhà hàng đều bỏ qua việc vệ sinh cốc hoặc chỉ làm cho có khiến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng cao gấp nhiều lần. Khi dùng chung cốc, uống chung đồ uống vô tình chúng ta "mời" vi khuẩn đi vào cơ thể qua đường miệng. Để giữ an toàn vệ sinh, đảm bảo sức khoẻ, tốt nhất nên hạn chế ăn uống bên ngoài, nhất là ở những quán hàng nhếch nhác, điều kiện vệ sinh kém.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo thêm một số bệnh truyền nhiễm lây truyền qua ăn uống thường gặp khác có thể gặp khi tụ tập ở quán bia, nhà hàng không đảm bảo vệ sinh:

* Tay chân miệng

Nếu việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, dùng chung vật dụng trong ăn uống (uống bia, rượu chung ly tách), sinh hoạt sẽ dễ lây tay chân miệng.

* Viêm gan A, E

Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn, nước uống nhiễm virus. Thói quen ăn uống xấu, ăn uống mất vệ sinh tạo điều kiện cho virus này phát triển.

* Bệnh về dạ dày

Thủ phạm chính gây bệnh là vi khuẩn HP. Vi khuẩn có nhiều trong nước bọt, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống. Những kiểu ăn uống như uống chung, dùng chung bát đĩa, chai lọ đựng đồ ăn thức uống chưa được vệ sinh sạch sẽ đều dễ dàng lây nhiễm bệnh. Đặc biệt thói quen gắp đồ ăn cho người khác tưởng rằng thể hiện sự hiếu khách nhưng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất vệ sinh hoặc ăn uống khua khoắng, trên bàn nhậu đưa ly cho người khác cùng nhấp môi, uống chung cốc bia…

Vi khuẩn HP gây bệnh của dạ dày, tá tràng như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.