Ung thư tuyến tụy – biến chứng nguy hiểm từ viêm tụy mạn tính

10:16 | 15/06/2022

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư hình thành tại một số tế bào của tuyến tụy. Người mắc viêm tụy mạn tính kéo dài có thể bị ung thư tuyến tụy nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm tụy mạn tính diễn ra trong thời gian dài, là một rối loạn tiến triển khi tuyến tụy bị phá hủy thường là kết quả sau khi cơ thể trải qua một đợt viêm tụy cấp do uống rượu và nhiều yếu tố gây tổn hại nghiêm trọng tới chức năng của tuyến tụy.

Nếu điều trị viêm tụy mạn không được tiến hành kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng đáng sợ nhất của viêm tụy mạn tính là gây tử vong với tỷ lệ lên tới 50% trong vòng 20-25 năm. Ngoài ra, viêm tụy mạn còn làm hạn chế hoặc không sản xuất insulin dẫn đến đái tháo đường; không đảm bảo chức năng tiết men tiêu hóa khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, thậm chí biến chứng nguy hiểm là ung thư tụy.

Bài viết dưới đây tổng hợp tư vấn từ các chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội về ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư hình thành tại một số tế bào của tuyến tụy. 

1. Tụy có vai trò gì với cơ thể?

Tụy là một cơ quan nhỏ bé nằm trong ổ bụng, nằm phía sau dạ dày. Tuyến tụy là một tuyến nhỏ kết nối gan và ruột non. Tuyến tụy có 2 nhiệm vụ chính: Giải phóng các enzyme tiêu hóa mạnh mẽ vào ruột non để giúp bạn tiêu hóa thức ăn và giải phóng insulin, glucagon vào máu. Những hormone này giúp cơ thể kiểm soát cách sử dụng thực phẩm để tạo ra năng lượng. Khi tụy bị viêm sẽ dẫn đến tổn thương tế bào nang tuyến do sự tiêu hủy của các men tụy.

2. Ung thư tuyến tụy là gì?

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư hình thành tại một số tế bào của tuyến tụy. Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy (khoảng 95%) bắt đầu trong tuyến tụy ngoại tiết. Các khối u cũng có thể hình thành trong tuyến tụy nội tiết, nhưng đây là những trường hợp không phổ biến và thường lành tính (không phải ung thư).

Có ba loại ung thư tuyến tụy chính theo bản chất

Ung thư biểu mô tuyến: Đây là loại ung thư tuyến tụy phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% trường hợp. Hầu như tất cả các bệnh ung thư phát triển trong các tế bào lót ống dẫn của tuyến tụy.

Khối u nang: Là túi chứa đầy chất lỏng hình thành trong tuyến tụy. Hầu hết các u nang tuyến tụy là lành tính, nhưng một số là ung thư.

Ung thư tế bào “Acinar”: Loại ung thư này phát triển trong các tế bào acinar của tuyến tụy, nằm ở hai đầu của ống dẫn sản xuất ra các enzyme tiêu hóa.

3. Ung thư tuyến tụy gây ra các triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tụy biểu hiện một vài triệu chứng, nhưng hầu hết là khá mơ hồ. Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề về tiêu hóa thông thường. Chính vì vậy mà bệnh hiếm khi được phát hiện sớm. Đa số các trường hợp đều được chẩn đoán khi khối u đã lan đến các mô lân cận hoặc cơ quan xa hơn thông qua hệ thống máu và bạch huyết.

Các triệu chứng có thể gặp phải với ung thư tuyến tụy bao gồm:

Đau bụng lan đến lưng: Đau bụng nhẹ và râm ran, có thể giảm khi nghiêng mình về phía trước và tăng khi nằm. Đau thường dữ dội vào ban đêm và có thể tỏa ra vùng lưng dưới.

Các vấn đề ở đường tiêu hóa hoặc ruột như: Tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi hoặc ợ hơi.

Buồn nôn, nôn và chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.

Giảm cân.

Vàng da và mắt (không kèm theo đau bụng).

Phân có màu sáng, màu đen hoặc có máu (xuất huyết tiêu hóa).

Nước tiểu màu sẫm.

Ngứa ngoài da.

Có cục máu đông ở chân (huyết khối).

Đột ngột khởi phát rối loạn dung nạp glucose (bệnh tiểu đường).

Phì đại gan và túi mật.

Thay đổi tâm trạng, bắt đầu bị trầm cảm.

Thường xuyên mệt mỏi, yếu ớt.

Người vừa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc tình trạng đái tháo đường hiện tại bỗng trở nên khó kiểm soát cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy gây ra triệu chứng như vàng da, vàng mắt.

Một số loại ung thư tuyến tụy hiếm gặp làm mất cân bằng nội tiết tố, có thể dẫn đến các triệu chứng như:

Lượng đường trong máu thấp khiến người bệnh bị yếu đuối, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, khó chịu hoặc đỏ da.

Tiêu chảy nặng.

Phát ban ngoài da cách bất thường.

Các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng, bao gồm: Đau dạ dày và tiêu chảy, không đáp ứng với thuốc kháng axit hoặc thuốc trị loét.

Trường hợp gặp các triệu chứng trên mà không rõ nguyên nhân, hoặc nghi ngờ có vấn đề ở tuyến tụy, người bệnh nên gặp bác sĩ để kiểm tra. Nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có biểu hiệu giống với triệu chứng ung thư tuyến tụy, do đó cần được làm một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

4. Ung thư tuyến tụy gây ra các biến chứng

Ung thư tuyến tụy tiến triển nặng có thể dẫn đến các biến chứng như:

Sụt cân: Tế bào ung thư tiêu thụ năng lượng của cơ thể, điều trị ung thư gây buồn nôn và nôn, khối u đè lên dạ dày làm cản trở việc ăn uống, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm... là những nguyên nhân khiến người bị ung thư tuyến tụy giảm cân nghiêm trọng.

Vàng da: Ung thư tuyến tụy làm tắc nghẽn ống mật của gan, có thể gây vàng da và mắt, nước tiểu màu sẫm và phân màu nhạt. Người bệnh có thể phải đặt stent ống mật để dịch mật được lưu thông ổn định.

Đau đớn: Khối u phát triển có thể đè lên các dây thần kinh trong bụng của bệnh nhân, gây ra cơn đau nghiêm trọng. Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau, các phương pháp điều trị ung thư (như xạ trị và hóa trị) cũng có thể giúp làm chậm sự phát triển của khối u và hạn chế cơn đau. Nếu đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm thuốc vào dây thần kinh kiểm soát cơn đau nhằm ngăn chặn gửi tín hiệu đau đến não.

Tắc ruột: Khối u ở tuyến tụy có thể ngăn chặn dòng thức ăn được tiêu hóa từ dạ dày vào ruột non (tá tràng). Bệnh nhân sẽ phải đặt ống stent trong ruột hoặc phẫu thuật đặt ống truyền thức ăn.

Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy (khoảng 95%) bắt đầu trong tuyến tụy ngoại tiết.

5. Phân loại ung thư tụy theo mức độ lan rộng của khối u

Ung thư tuyến tụy sớm (tại chỗ): Khi tổn thương ung thư còn hoàn toàn trong tuyến tụy và không lan rộng ra bất cứ nơi nào khác trong cơ thể.

Ung thư tuyến tụy tại vùng: Khi tổn thương ung thư đã lan đến các mô xung quanh tuyến tụy hoặc các hạch bạch huyết gần đó, hoặc bao quanh hoặc chặn các mạch máu lớn gần đó, nhưng không lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư tuyến tụy tiến lan tràn: Khi tổn thương ung thư lan ra ngoài mô tụy, nhưng chưa đến các vị trí xa khác trong cơ thể.

Ung thư tuyến tụy di căn: Ung thư bắt đầu từ tuyến tụy đã lan sang một phần khác của cơ thể, dẫn đến sự hình thành của di căn (khối u ung thư ở các vị trí xa).

6. Chẩn đoán ung thư tụy cần làm gì?

Khám lâm sàng.

Xét nghiệm máu, nước tiểu.

Chụp CT/Scan, cộng hưởng từ bụng...

7. Ung thư tuyến tụy có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao vì trong giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng rõ ràng, do vậy bệnh nhân sẽ thường bỏ qua giai đoạn có cơ hội điều trị cao nhất. Mặt khác, tuyến tụy là bộ phận có rất ít các dây thần kinh nên khi xuất hiện một khối u trong tuyến tụy phát triển gây đau và các triệu chứng khác.

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao.

8. Ung thư tuyến tụy có chữa được không?

Ung thư tuyến tụy thường khó chữa do hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu trong khi bệnh chỉ được phát hiện khi đã lan sang các cơ quan khác. Lựa chọn điều trị ung thư tụy là tùy theo mức độ ung thư, bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai. Nếu phát hiện sớm và đáp ứng tốt, tiên lượng u tụy ác tính mới được cải thiện phần nào.

9. Các lựa chọn điều trị ung thư tuyến tụy

Theo các bác sĩ khoa Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu Xạ trị (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City), điều trị ung thư tuyến tụy sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí và giai đoạn của khối u, cũng như sức khỏe và mức độ thể lực chung của người bệnh. Sự lựa chọn phương pháp điều trị sẽ được thảo luận kỹ, nguyện vọng, những bệnh lý đi kèm của bệnh nhân... cũng sẽ được tính đến.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u (cắt bỏ) hiện là cách duy nhất để chữa ung thư tuyến tụy. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ ung thư cùng với một mô lành mạnh để giúp ngăn chặn nó quay trở lại. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ chỉ có thể thực hiện được ở khoảng 20% bệnh nhân do ung thư thường đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc đang ảnh hưởng đến các mạch máu lớn vào thời điểm được chẩn đoán. Việc cắt bỏ các khối u đã phát triển xung quanh các mạch máu lớn hiếm khi có thể vì việc loại bỏ hoàn toàn khối u sẽ gây ra quá nhiều thiệt hại cho các mạch máu.

Trong điều trị ung thư tuyến tụy, hóa trị có thể giúp tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và được sử dụng rộng rãi. Ở một số bệnh nhân, hóa trị liệu có thể được đưa ra như một phương pháp điều trị bổ trợ (sau khi cắt bỏ) hoặc điều trị tân bổ trợ (trước khi cắt bỏ). Đôi khi hóa trị sẽ được phối hợp cùng xạ trị hay còn gọi là hóa xạ trị đồng thời.

Sau khi điều trị, người bệnh ung thư tuyến tụy cần được hẹn thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh quay trở lại. Xét nghiệm chỉ số CA19.9 cùng với việc chụp CT/scan nên được làm định kỳ hoặc khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng gì khác.

Ung thư tuyến tụy sau khi cắt bỏ rất hay tái phát. Việc điều trị tiếp tùy thuộc vào mức độ tái phát. Vì vậy sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp và đôi khi cần bổ xung thêm các men tiêu hóa hoặc insulin để bù đắp phần thiếu hụt của cơ thể do phần tụy bị cắt bỏ.

Cũng theo bác sĩ Bệnh viện Vinmec, trong khi liệu pháp điều trị theo cơ chế miễn dịch (thuốc ức chế điểm kiểm soát check-point inhibitor) đã được chấp thuận và cho kết quả rất khả quan với một số bệnh lý ung thư như ung thư phổi, ung thư hắc tố... nhưng riêng đối với ung thư tuyến tụy thuốc miễn dịch lại ít có hiệu quả. Lý do vì vi môi trường khối u bị chi phối bởi các loại tế bào ức chế miễn dịch và thiếu các tế bào T hoạt động, nên thường tỷ lệ bộc lộ PD-L1 rất thấp.

Các chiến lược điều trị kết hợp có tác dụng kích thích đáp ứng miễn dịch tự nhiên và phá vỡ các rào cản của môi trường vi mô khối u hứa hẹn sẽ cải thiện việc chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.