Ung thư tuyến tụy có di truyền không?

10:25 | 22/06/2022

Ung thư tuyến tụy vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh nhưng có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư tuyến tụy có khả năng di truyền nhưng trường hợp là rất ít, tuy nhiên không phải là không có.

Ung thư tuyến tụy (hay ung thư tụy) là một trong những loại bệnh ung thư ít phổ biến nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy chiếm khoảng 10% các bệnh ung thư thuộc bộ máy tiêu hóa và chiếm 2% trong tổng số các bệnh ung thư trên toàn cơ thể. Đây là loại ung thư nguy hiểm có tốc độ phát triển nhanh gây tử vong cao.

Ung thư tuyến tụy hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số yếu tố được xem là có nguy cơ đễ gây bệnh như hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy thường lây lan và phát triển nhanh trong khi bệnh lại hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu. Đa số các trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi phát hiện ra bệnh và tới bệnh viện điều trị thì bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn, khả năng điều trị và cơ hội sống rất thấp.

Ung thư tuyến tụy có di truyền không? – là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây tổng hợp các thông tin liên quan đến ung thư tuyến tụy giúp độc giả hiểu sâu hơn vấn đề này.

Ung thư tuyến tụy hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

1. Tụy có vai trò gì trong cơ thể?

Tụy là một cơ quan nhỏ bé nằm trong ổ bụng, nằm phía sau dạ dày. Tuyến tụy là một tuyến nhỏ kết nối gan và ruột non. Tuyến tụy có 2 nhiệm vụ chính: Giải phóng các enzyme tiêu hóa mạnh mẽ vào ruột non để giúp bạn tiêu hóa thức ăn và giải phóng insulin, glucagon vào máu. Những hormone này giúp cơ thể kiểm soát cách sử dụng thực phẩm để tạo ra năng lượng. Khi tụy bị viêm sẽ dẫn đến tổn thương tế bào nang tuyến do sự tiêu hủy của các men tụy.

2. Ung thư tuyến tụy bắt đầu khi nào?

Ung thư tuyến tụy bắt đầu khi các tế bào trong tuyến tụy phát triển đột biến trong DNA của chúng. Các tế bào bất thường này không chết đi như các tế bào bình thường mà vẫn tiếp tục sinh sản. Chính sự tích tụ của các tế bào ung thư này đã tạo ra khối u.

Loại ung thư này thường bắt đầu trong các tế bào lót các ống dẫn của tuyến tụy. Nó cũng có thể bắt đầu trong các tế bào nội tiết thần kinh hoặc các tế bào sản xuất hormone khác. Ung thư tuyến tụy xuất hiện trong một số gia đình. Một tỷ lệ nhỏ các đột biến gen liên quan đến ung thư tuyến tụy được di truyền.

3. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tụy có di truyền không?

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả di truyền. Mặc dù yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng đối với nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tụy nhưng các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng khoảng 10% trường hợp mắc ung thư tuyến tụy liên quan đến di truyền.

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, khoảng 10% trường hợp mắc ung thư tuyến tụy liên quan đến di truyền.

Các hội chứng di truyền liên quan đến bệnh này là:

Chứng thất điều – giãn mạch, do đột biến di truyền trong gen ATM.

Viêm tụy cấp có tính chất gia đình (hoặc di truyền), thường do đột biến gen PRSS1.

Bệnh đa polyp tuyến gia đình, do gen APC bị lỗi.

Hội chứng u hắc tố nhiều nốt ruồi không điển hình gia đình, do đột biến gen p16/CDKN2A.

Hội chứng ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền, do đột biến gen BRCA1 và BRCA2.

Hội chứng Li-Fraumeni, kết quả của một khiếm khuyết trong gen p53.

Hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng không nhiễm trùng di truyền), thường do gen MLH1 hoặc MSH2 bị lỗi.

Đa sản nội tiết loại 1, do gen MEN1 bị lỗi.

U xơ thần kinh loại 1, do đột biến ở gen NF1.

Hội chứng Peutz-Jeghers, do khiếm khuyết trong gen STK11.

Hội chứng Von Hippel-Lindau, kết quả của các đột biến trong gen VHL.

Ung thư tuyến tụy di truyền xảy ra trong một gia đình, cụ thể:

Ít nhất hai người thân cấp một (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) đã bị ung thư tuyến tụy.

Trong cùng một gia đình có ba người thân bị ung thư tuyến tụy trở lên.

Có một hội chứng ung thư gia đình đã biết cộng với ít nhất một thành viên trong gia đình bị ung thư tuyến tụy.

Các tình trạng khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy là:

Viêm tụy mãn tính.

Xơ gan.

Nhiễm trùng Helicobacter pylori (H. pylori).

Bệnh tiểu đường loại 2.

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

Tuổi tác: Hơn 80% ung thư tuyến tụy phát triển ở những người trong độ tuổi từ 60 đến 80.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn một chút so với phụ nữ.

Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn một chút so với người da trắng.

Các yếu tố lối sống:

Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy. Xì gà, tẩu và các sản phẩm thuốc lá không khói cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy khoảng 20%.

Tiếp xúc nhiều với các hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp gia công kim loại và giặt khô có thể làm tăng nguy cơ.

Béo phì có thể gây ra ung thư tuyến tụy.

4. Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy cần theo dõi

Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tụy biểu hiện một vài triệu chứng, nhưng hầu hết là khá mơ hồ. Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề các bệnh lý khác. Chính vì vậy mà bệnh hiếm khi được phát hiện sớm. Đa số các trường hợp đều được chẩn đoán khi khối u đã lan đến các mô lân cận hoặc cơ quan xa hơn thông qua hệ thống máu và bạch huyết.

Các triệu chứng cần theo dõi như:

Đau ở bụng trên, có thể lan ra sau lưng.

Chán ăn.

Sụt cân.

Mệt mỏi.

Vàng da và mắt.

Bệnh tiểu đường mới khởi phát.

Phiền muộn.

Đổi màu nước tiểu.

Ngứa ngáy toàn thân.

Phân đổi màu sẫm

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu gặp phải các triệu chứng trên mà không giải thích được nguyên nhân, hoặc nghi ngờ có vấn đề ở tuyến tụy, hãy đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có biểu hiệu giống với triệu chứng ung thư tuyến tụy, vì vậy cần được làm một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

Để chẩn đoán ung thư tuyến tụy bác sĩ sẽ dựa trên kết quả kiểm tra và xét nghiệm sau đây:

Khám lâm sàng.

Xét nghiệm máu, nước tiểu.

Chụp CT/Scan, cộng hưởng từ bụng...

Chụp cộng hưởng từ bụng để chẩn đoán ung thư tuyến tụy.

6. Bệnh nhân ung thư tuyến tụy mong đợi gì từ việc chẩn đoán?

Bác sĩ sẽ muốn xem xét bệnh sử kỹ lưỡng. Sau khi khám sức khỏe, xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:

Các xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm, chụp CT, MRI và PET có thể được sử dụng để tạo ra các hình ảnh chi tiết nhằm tìm kiếm các bất thường của tuyến tụy và các cơ quan nội tạng khác.

Siêu âm nội soi: Trong quy trình này, một ống soi mỏng, linh hoạt (ống nội soi) được đưa xuống thực quản và vào dạ dày để xem tuyến tụy của người bệnh.

Sinh thiết: Một cây kim mỏng được đâm qua bụng (phía lưng) hoặc sinh thiết qua siêu âm nội soi và vào tuyến tụy để lấy mẫu mô nghi ngờ. Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu vật dưới kính hiển vi để xác định xem các tế bào có phải là ung thư hay không.

Bác sĩ có thể xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu khối u có liên quan đến ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, thử nghiệm này không phải là một công cụ chẩn đoán đáng tin cậy; nó thường được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của việc điều trị.

Sau khi chẩn đoán, ung thư cần được phân loại theo mức độ lan rộng của nó. Ung thư tuyến tụy được phân chia theo giai đoạn từ 0 đến 4, trong đó, giai đoạn 4 là nặng nhất. Điều này giúp xác định các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân, có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Đối với mục đích điều trị, ung thư tuyến tụy cũng có thể được phân chia thành:

Có thể cắt bỏ. Khối u có thể được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ.

Đường ranh giới của khối u có thể cắt bỏ được. Ung thư đã đến các mạch máu lân cận nhưng có thể bác sĩ phẫu thuật hoàn toàn có thể loại bỏ nó.

Không thể cắt bỏ được. Không thể được loại bỏ hoàn toàn trong phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ xem xét điều này cùng với hồ sơ y tế đầy đủ của người bệnh, để giúp quyết định các phương pháp điều trị tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

7:27 | 07/05/2024

Sỏi túi mật là một trong những bệnh thường gặp nhất của bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh gần như không gây ra bất cứ triệu chứng gì, đa phần được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

7:26 | 05/05/2024

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.