Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối cần lưu ý những gì?

15:25 | 20/06/2022

Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối là thời điểm các tế bào ung thư đã lan sang các mô lân cận và có ảnh hưởng xấu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Vậy điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối cần lưu ý những gì?

Theo ThS.BS Mai Viễn Phương (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park), ung thư tuyến tụy rất khó chẩn đoán sớm vì tuyến tụy không nằm ở khu vực dễ nhận biết. Giai đoạn đầu ung thư tuyến tụy không gây ra các triệu chứng cụ thể nhiều khi còn nhầm với các bệnh lý khác. Chỉ đến khi ung thư di căn sang các vùng khác của cơ thể thì bệnh mới được phát hiện.

Ung thư tuyến tụy luôn diễn biến thầm lặng và phá hủy sức khỏe của người bệnh mỗi ngày. Khi bệnh nhân bước vào ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối, tuy cơ hội sống chỉ còn rất thấp, nhưng nếu được điều trị đúng cách có thể kéo dài thời gian sống và giảm bớt đau đớn cho người bệnh.

Ung thư tuyến tụy luôn diễn biến thầm lặng và phá hủy sức khỏe của người bệnh mỗi ngày.

1. Ung thư tuyến tụy là gì?

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư hình thành tại một số tế bào của tuyến tụy. Ung thư tuyến tụy sẽ xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy có sự tăng sinh bất thường và vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ thể, tạo thành một khối u. Các tế bào ung thư tuyến tụy có khả năng xâm lấn, di căn vào các bộ phận khác trong cơ thể.

Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy (khoảng 95%) bắt đầu trong tuyến tụy ngoại tiết. Các khối u cũng có thể hình thành trong tuyến tụy nội tiết, nhưng đây là những trường hợp không phổ biến và thường lành tính (không phải ung thư).

Do vị trí của tuyến tụy, ung thư tuyến tụy có thể khó phát hiện và thường được chẩn đoán ở giai đoạn nặng hơn của bệnh.

2. Các giai đoạn ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy thường chia thành 4 giai đoạn, dựa theo sự phát triển và lây lan của các khối u và các tế bào ung thư, các giai đoạn được phân thành:

Giai đoạn I: Khối u và tế bào ung thư chỉ xuất hiện và tập trung ở tuyến tụy.

Giai đoạn II: Các khối u và tế bào ung thư bắt đầu lan ra khỏi tuyến tụy, lấn sang các tổ chức xung quanh hoặc các hạch bạch huyết.

Giai đoạn III: Các khối u và tế bào ung thư lan sang đến các mạch máu lớn trên tuyến tụy và các hạch bạch huyết cũng lan xa hơn.

Giai đoạn IV: Khối u và các tế bào ung thư xâm lấn sang nhiều cơ quan quan trọng khác như phổi, gan hoặc các màng bao quanh các cơ quan vùng bụng…

Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm.

3. Ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 là gì?

Ở giai đoạn IV (hay giai đoạn cuối) bệnh được đánh giá ở mức độ nặng và nghiêm trọng. Lúc này, các tế bào ung thư có thể lan tới những bộ phận xa hơn và được nhận định là giai đoạn ung thư tuyến tụy di căn. Các cơ quan mà ung thư tuyến tụy di căn điển hình có gan, phổi, xương, lớp niêm mạc ruột/bụng,…

Khi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn 4, bệnh nhân không thể điều trị bằng phẫu thuật mà phải dùng xạ trị, hóa trị hoặc cả hai. Các biện pháp này có tác dụng thu nhỏ khối u, giảm các triệu chứng và kéo dài sự sống. Thời gian sống của người bệnh thường dưới 1 năm. Tùy vào nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ đáp ứng điều trị, ý chí sống của bệnh nhân… mà thời gian sống sẽ dài ngắn khác nhau.

4. Dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tụy biểu hiện một vài triệu chứng, nhưng hầu hết là khá mơ hồ. Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề các bệnh lý khác. Chính vì vậy mà bệnh hiếm khi được phát hiện sớm. Đa số các trường hợp đều được chẩn đoán khi khối u đã lan đến các mô lân cận hoặc cơ quan xa hơn thông qua hệ thống máu và bạch huyết.

Một số dấu hiệu ung thư tuyến tụy dễ bị bỏ qua hoặc nhầm với bệnh lý khác bao gồm:

Đau bụng: Đây là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư tụy. Những cơn đau thường diễn ra ở vùng thượng vị hoặc vùng hạ sườn phải, một số trường hợp còn bị đau vùng quanh lưng. Giai đoạn đầu, những cơn đau thường âm ỉ và không kéo dài. Nhưng càng về sau, mức độ đau càng tăng dần, nhất là vào ban đêm.

Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu này thường dễ bị nhầm với các bệnh lý ở gan. Những khối u ung thư có thể xâm lấn đường mật, gây chặn ống dẫn giải phóng mật vào ruột, từ đó khiến cho các bilirubin tích tụ trong máu, theo đường máu đi đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể và gây vàng da. Phần lớn các trường hợp có khối u ung thư phần đầu tụy sẽ có biểu hiện vàng da. Những trường hợp có khối u ở thân và đuôi tụy thì ít gặp phải triệu chứng này hơn, tình trạng vàng da tắc mật thường tiến triển chậm. Bên cạnh vàng da, bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng ngứa da và lòng trắng mắt chuyển vàng. 

Chướng bụng, đầy hơi: Khi các khối u tuyến tụy phát triển và chèn ép thì nó có thể gây ra các triệu chứng ở đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu... Chúng thường bị nhầm lẫn với các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Chán ăn: Khi bị ung thư tuyến tụy, người bệnh có thể bị mất cảm giác thèm ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng... đây có thể là do khối u phát triển và gây áp lực lên các cơ quan xung quanh.

Sụt cân: Sụt cân có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tụy phổ biến nhất. Nếu bị sụt khoảng 5% trọng lượng cơ thể mà chưa rõ nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì đây rất có thể là triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy. Những khối u ung thư có xu hướng giải phóng các cytokine vào máu và khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn so với bình thường. 

Đau nhức lưng dưới: Khi khối u phát triển không chỉ gây ra áp lực tại vùng bụng mà còn ảnh hưởng đến cả cơ lưng và xương sống của người bệnh, tạo ra các cơn đau liên tục, âm ỉ ở lưng dưới.

Đổi màu nước tiểu: Nước tiểu chuyển màu tối chính là dấu hiệu của sự mất nước, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

Ngứa ngáy toàn thân: Đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu dễ bị bỏ qua. Khi chức năng tuyến tụy suy giảm, bilirubin tích tụ trong da có thể gây ngứa.

Phân đổi màu sẫm: Phân đổi màu sẫm cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu, nguyên nhân là do các tế bào ung thư chặn ống mật.

- Đái tháo đường: Tuyến tụy cũng là cơ quan giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khi tuyến tụy bị tổn thương hoặc xuất hiện những tế bào ung thư thì sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và gây ra bệnh tiểu đường. 

Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề các bệnh lý khác.

5. Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối diễn biến như thế nào?

Ở giai đoạn cuối của ung thư tuyến tụy, các tế bào ung thư lan rộng tới mạch máu, hạch bạch huyết xung quanh. Chúng xâm lấn vào dạ dày, tá tràng, ống dẫn mật… Sau đó, khối u lan tới các cơ quan khác như gan, phổi, bụng… Đây là giai đoạn di căn sau cùng của u tuyến tụy. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng bệnh nhân.

6. Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Tỷ lệ chữa trị thành công của u tuyến tụy sẽ cao hơn rất nhiều nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn khởi phát, con số này lên tới 80%. Tuy nhiên, nếu người bệnh được khám chữa khi đã vào giai đoạn xâm lấn, tỷ lệ đã giảm đi rất nhiều.

Với bệnh nhân được phát hiện khi khối u chớm lan vào hạch bạch huyết, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 10%. Càng giai đoạn sau, cơ hội sống càng thấp dần. Nếu như người bệnh không thể dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ u tụy, thời gian sống trung bình còn khoảng từ 8-12 tháng. Nếu khối u đã di căn, bệnh nhân chỉ còn kéo dài được sống từ 3-6 tháng.

Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư và chữa trị kịp thời vô cùng quan trọng. Nó quyết định tới mức độ thành công và khả năng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy.

7. Điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Ung thư tuyến tụy đã bước vào giai đoạn di căn thì không còn khả năng chữa trị triệt để. Tuy nhiên, vẫn có một số phương thức điều trị giúp làm chậm sự phát triển khối u, thu nhỏ khối u, giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Dựa vào kết quả kiểm tra và chẩn đoán tình trạng di căn của khối u, đồng thời căn cứ vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, mức độ đáp ứng điều trị mà phác đồ điều trị được vạch ra phù hợp.

Hóa trị liệu

Phương pháp điều trị này sử dụng các loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phân chia. Hóa trị được thực hiện bằng thuốc viên hoặc truyền qua tĩnh mạch.

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối là thuốc Gemcitabine (Gemzar). Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh dùng thuốc này một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác như paclitaxel gắn với albumin (Abraxane), erlotinib (Tarceva), hoặc capecitabine (Xeloda).

Hóa trị cũng có thể được thực hiện kết hợp với bức xạ, một thủ thuật tiêu diệt tế bào ung thư bằng các tia năng lượng cao. Tuy nhiên, thực hiện thủ thuật này thường dẫn đến mệt mỏi, rụng tóc và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị giảm đau

Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối, các khối u phát triển có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và cơ quan lân cận gây đau và khó chịu cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể tiêm thuốc giảm đau cho người bệnh hoặc có thể cắt các dây thần kinh gây ra cảm giác đau. Phương pháp điều trị này không chữa khỏi ung thư, nhưng có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Phẫu thuật giảm nhẹ

Phẫu thuật ở giai đoạn này không thể loại bỏ ung thư vì nó đã di căn sang các cơ quan khác. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật có thể giải phóng bất kỳ tắc nghẽn nào mà khối u đã tạo ra. Có ba loại phẫu thuật có thể được thực hiện cho ung thư tuyến tụy giai đoạn 4:

Phẫu thuật bắc cầu (nối tắt) ống mật và ruột

Phẫu thuật bắc cầu là một lựa chọn nếu khối u đang gây tắc nghẽn ống mật chủ.

Gan thường tiết ra một chất gọi là mật, giúp tiêu hóa. Mật được lưu trữ trong túi mật. Sau đó, nó đi qua ống mật chung đến ruột. Từ đó, nó được loại bỏ khỏi cơ thể trong phân. Khi một khối u chặn ruột non, mật có thể tích tụ trong cơ thể và gây ra vàng da, vàng mắt.

Phẫu thuật bắc cầu nối trực tiếp ống mật hoặc túi mật với ruột non để giải quyết chỗ tắc nghẽn. Thủ tục này được gọi là phẫu thuật nối mật – ruột.

Stent

Stent là một ống kim loại mỏng đó là đặt bên trong bị chặn ống mật để mở nó lên, giúp mật có thể thoát ra ngoài. Mật có thể thoát ra bên ngoài cơ thể hoặc vào ruột non. Stent cũng có thể được sử dụng để giữ cho ruột non mở nếu ung thư ngăn chặn nó.

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối có thể cần phải thực hiện một cuộc phẫu thuật khác để đặt một stent mới sau một vài tháng, vì khối u cuối cùng có thể phát triển và làm tắc stent.

Phẫu thuật nối dạ dày – ruột non

Nối dạ dày – ruột non (phẫu thuật nối vị tràng) là phẫu thuật gắn dạ dày trực tiếp với ruột non. Nó có thể được sử dụng để đưa thức ăn ra khỏi dạ dày của bạn do vùng tá tràng bị u tụy xâm lấn (được gọi là tắc nghẽn đường ra dạ dày) và đến ruột của người bệnh.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp được áp dụng điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy. Ảnh minh họa

8. Ung thư tụy giai đoạn cuối cần lưu ý điều gì?

Mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối việc điều trị khó khăn và tỷ lệ sống không cao. Tuy nhiên người bệnh có thể giảm bớt những đau đớn và kéo dài thời gian sống nhờ một số lưu ý sau:

Về dinh dưỡng

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy. Thực phẩm không phù hợp có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu,… thậm chí nhiều thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.

Một số thực phẩm cần tránh cho người mắc ung thư tuyến tụy là thịt đỏ và đồ ăn giàu chất béo. Hàm lượng đạm cao làm cản trở quá trình tiêu hóa và trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Người bị ung thư tụy cần tránh thực phẩm có lượng đường cao. Mục đích là giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa.

Tuyệt đối kiêng rượu, bia và các đồ uống có cồn.

Về tâm lý

Để kết quả điều trị khả quan hơn, người bệnh nên giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ, tin tưởng vào y học. Nhờ đó những đau đớn bớt gây áp lực và kéo dài được thời gian sống cho người bệnh.

Về phòng ngừa ung thư giai đoạn cuối

Để phát hiện sớm, góp phần hỗ trợ điều trị và tăng tỷ lệ thành công, nên tầm soát ung thư định kỳ 1-2 lần /năm. Thói quen này giúp ích hiệu quả cho quá trình ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư, cũng như sàng lọc bệnh sớm để việc chữa trị không ở giai đoạn quá muộn.

Tin cùng chuyên mục

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.