Vì sao CPI nhiều ngành hàng vẫn tăng giữa dịch COVID-19 phức tạp?

6:00 | 30/09/2020

Theo Tổng cục Thống kê, việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, giá điện sinh hoạt, giá gạo… là những yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng 0,12%, quý III/2020 tăng 3,18% và bình quân 9 tháng năm 2020 tăng đến 3,85% so với cùng kỳ.

Vì sao CPI nhiều ngành hàng vẫn tăng giữa dịch COVID-19 phức tạp? - Ảnh 1.
 

Ngày 29/9, tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH, bà Nguyễn thị Hương – Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho biết, so với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính thì chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 của 6 nhóm hàng tăng.

Bao gồm: đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ non và giầy dép; nhà ở và vật liệu xây dựng; thuốc, dịch vụ y tế; giáo dục hàng hoá và dịch vụ khác. Tuy nhiên, CPI của 5 nhóm hàng khác lại giảm, gồm: Dịch vụ ăn uống; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính viễn thông; văn hoá giải trí và du lịch.

Vì sao CPI nhiều ngành hàng vẫn tăng giữa dịch COVID-19 phức tạp? - Ảnh 2.
Buổi họp báo của Tổng cục Thống kê công bố số liệu kinh tế - xã hội trong quý III và 9 tháng năm 2020. Ảnh: Bảo Loan

Bà Hương đã chỉ ra một số nguyên nhân khiếm chỉ số CPI tháng 9/2020 bị kiềm chế, như: Việc điều chỉnh giá xăng dầu; giảm giá vé tàu hoả; giá thịt lợn, gia cầm, thuỷ sản tươi sống giảm do nguồn cung nhiều và nhu cầu giảm.

Tuy nhiên, việc 44 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí theo lộ trình của Nghị định 86/2015; doanh thu điện sinh hoạt; giá nước sinh hoạt và như cầu về gạo đã khiến chỉ số CPI tháng 9/2020 tăng.

Theo bà Hương, so với cùng kỳ, chỉ số CPI của 9 tháng năm 2020 tăng 3,85% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đầu tiên là do nhu cầu mua sắm dịp đầu năm (cho Tết Nguyên đán), nhu cầu thịt lợn, vật tư y tế trong dịch COVID-19.

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ y tế, giáo dục), 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với cùng kỳ. Mức lạm phát chung tăng cao hơn lạm phát cơ bản.

Bà Hương cho biết: "Điều này đã phản ánh biến động giá, chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu tăng".

Vì sao CPI nhiều ngành hàng vẫn tăng giữa dịch COVID-19 phức tạp? - Ảnh 3.
Nhu cầu thị lợn trong dịch COVID-19 đã góp phần cho chỉ số tiêu dùng (CPI) trong quý III và 9 tháng đầu năm tăng.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Tổng cục thống kê cho biết, dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của KT-XH của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đội mặt với suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 9/2020, khi các nền kinh tế tái khởi động sau phong toả COVID-19 thì dự báo về tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn.

Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thác thức. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại.

Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ luỵ tới hoạt động sản xuất, xuất – nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng.

Vì sao CPI nhiều ngành hàng vẫn tăng giữa dịch COVID-19 phức tạp? - Ảnh 4.
CPI của 5 nhóm hàng giảm, gồm: Dịch vụ ăn uống; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính viễn thông; văn hoá giải trí và du lịch.

Tổng cục Thống kê cho biết, ngoài việc chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ gánh vác trách nhiệm giữa các thực thể trong nước trong giai đoạn khó khăn thì trước mắt, sẽ tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

Đồng thời, vận động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước, ủng hộ doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn khó khăn.

Hai là, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Ba là, điều chỉnh phương án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp từng vùng, miền hoặc chuyển dịch mùa vụ sản xuất trên cơ sở tận dụng các lợi thế của địa phương.

Đặc biệt, cần kịp thời đưa ra các giải pháp để giữ được các thị trường tiêu thụ nông sản, giữ vững thương hiệu để duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Khuyến khích các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi lợn đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường nội địa.

Bốn là, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam.

Năm là, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2020 dưới 4%.

Sáu là, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai. Từ đó, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Vì sao CPI nhiều ngành hàng vẫn tăng giữa dịch COVID-19 phức tạp? - Ảnh 5.
 

Tin cùng chuyên mục

1 phân vàng là gì, bằng bao nhiêu chỉ vàng, giá bao nhiêu tiền?

1 phân vàng là gì, bằng bao nhiêu chỉ vàng, giá bao nhiêu tiền?

7:27 | 20/04/2024

Giá vàng thường được tính bằng chỉ, lượng hoặc cây vàng, ít người biết đến đơn vị đo lường là phân vàng.

Chất lượng có như quảng cáo?

Chất lượng có như quảng cáo?

7:26 | 18/04/2024

Sau Tết, dâu tây cuối vụ được bán với mức giá siêu rẻ, chỉ từ 50.000 đồng. Đa phần người bán quảng cáo đây là dâu tây Mộc Châu sạch, đảm bảo. Tuy vậy, nhiều người mua hàng nói vỡ mộng khi nhận hàng.

Lá chanh vừa bán vừa cho ở Việt Nam, ra nước ngoài 8 triệu/kg, tác dụng cực tốt cho gan

Lá chanh vừa bán vừa cho ở Việt Nam, ra nước ngoài 8 triệu/kg, tác dụng cực tốt cho gan

7:24 | 16/04/2024

Lá chanh vừa bán vừa cho ở Việt Nam lại có giá khá cao ở nước ngoài, có nơi hơn 8 triệu đồng/kg vẫn đắt hàng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.