Vì sao sốt xuất huyết không được uống kháng sinh?

14:25 | 20/05/2022

Sốt xuất huyết có nhiều biểu hiện khá giống với cảm cúm thông thường nên rất nhiều người có thói quen tự mua thuốc về uống, trong đó có thuốc kháng sinh. Kháng sinh không mang lại tác dụng mà còn có thể gây ra những phản ứng phụ có hại cho sức khỏe khi bị

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết (hay sốt xuất huyết Dengue) là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, bệnh do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm cho người. Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

2.Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?

Sốt xuất huyết là do virus Dengue, trong khi đó, kháng sinh là thuốc có tác dụng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên và không mang lại hiệu quả trong việc điều trị virus, bao gồm virus sốt xuất huyết, sốt rét hoặc virus cúm thông thường.

Virus có cấu trúc và cách tồn tại khác với vi khuẩn. Virus không có thành tế bào có thể bị kháng sinh tấn công. Thay vào đó chúng được bao bọc bởi một lớp áo protein bảo vệ. Không giống như vi khuẩn tấn công các tế bào của cơ thể từ bên ngoài, virus thực sự di chuyển vào bên trong tế bào, sống vào tạo ra các bản sao của chính chúng trong đó. Virus không thể tự sinh sản, giống như vi khuẩn mà thay vào đó chúng tự gắn thành phần di truyền của mình vào các tế bào khỏe mạnh và lập trình lại các tế bào đó để tạo ra những virus mới. Chính vì tất cả những điểm khác biệt này mà thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus.

Ngoài ra, kháng sinh còn có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người mắc sốt xuất huyết tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị.

Mắc sốt xuất huyết người bệnh không nên uống thuốc kháng sinh.

3. Dùng thuốc kháng sinh khi bị sốt xuất huyết gây nguy hại như thế nào đối với sức khỏe người bệnh?

Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi mắc sốt xuất huyết còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nguyên nhân là do trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, việc dùng kháng sinh sẽ làm cho nồng độ kháng sinh trong máu cao, dễ dẫn đến các tai biến. Không chỉ thế, với người bệnh có cơ địa dị ứng, sử dụng kháng sinh còn có thể gây ra các tác dụng phụ, khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi, việc chữa trị cũng phức tạp và tốn kém hơn.

Kháng sinh thường chỉ được khuyến cáo sử dụng khi có các biểu hiện nhiễm trùng và việc này phải được chỉ định bởi chuyên gia, bác sĩ. Do đó, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi bị sốt xuất huyết.

4. Các loại thuốc khác không sử dụng khi mắc sốt xuất huyết

Ngoài thuốc kháng sinh, dưới đây là một số loại thuốc không được sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết vì những thuốc này làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng.

Người mắc sốt xuất huyết nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Aspirin: Aspirin hoạt động như một chất chống viêm giúp giảm sưng. Thuốc chống viêm được dùng làm thuốc giảm đau và cũng thường được dùng để trị đau đầu và sốt. Nếu dùng aspirin cho người bị sốt xuất huyết, nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu.

Các thuốc giảm đau kháng viêm NSAID khác: Giống như aspirin, diclofenac và ibuprofen cũng thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Những loại thuốc này thường có cơ chế hoạt động tương tự như aspirin, nhờ đó làm giảm viêm trong cơ thể sau nhiễm trùng hoặc chấn thương. Chúng cũng là những loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng.

Khi dùng diclofenac hoặc ibuprofen cho những người được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết làm gia tăng khả năng mắc các biến chứng liên quan đến chảy máu hơn.

Thuốc chống đông: Một loại thuốc khác được gọi là thuốc chống đông máu hoặc “thuốc làm loãng máu” cũng có thể có gây tác dụng tương tự đối với người bị sốt xuất huyết.

Tin cùng chuyên mục

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.