Viêm đại tràng: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

17:48 | 09/06/2022

Viêm đại tràng là dạng bệnh lý dễ mắc, tuy nhiên để chữa dứt điểm lại không dễ dàng. Làm sao để nhận biết biểu hiện của viêm đại tràng, cách chữa trị hợp lý và phòng ngừa hiệu quả, bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Viêm đại tràng là gì?

Bài viết có sử dụng các tư vấn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Hải trên báo Sức khỏe & Đời sống.

Đại tràng hay ruột già là phần gần cuối của hệ tiêu hóa, nằm bao quanh lấy ruột non và có độ dài trung bình khoảng 1.5m. Cơ quan này có hình dạng ống, nằm trong khoang bụng, là kết nối giữa ruột non và hậu môn. Nhiệm vụ chính là hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn, cùng với sự phân hủy của các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân và đào thải ra khỏi cơ thể. Với vị trí đặc biệt và vai trò tiếp nhận cặn bã trong quá trình tiêu hóa thức ăn như vậy nên đại tràng rất dễ nhiễm virus, vi khuẩn và gây viêm nhiễm, phát sinh nhiều bệnh lý.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở bề mặt niêm mạc đại tràng ở nhiều cấp độ. Triệu chứng viêm lâu ngày có thể dẫn đến tắc nghẽn và một số biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm đại tràng là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 20% dân số bị mắc bệnh về viêm đại tràng, tỷ lê trung bình gấp 4 lần trên thế giới và độ tuổi nhiễm bệnh thường là từ 30-50 tuổi.

Viêm đại tràng thường được chia làm 2 cấp độ bệnh:

  • Viêm đại tràng cấp tính: Là tình trạng viêm gây ra các cơn đau vùng bụng dưới rốn. Khi tình trạng bệnh còn mới, nếu được kịp thời thăm khám, kịp thời thì có thể chuyển biến tốt và dứt điểm trong thời gian ngắn. Nếu không điều trị kịp thời có thể xuất hiện triệu chứng cơ thể suy nhược, chảy máu đại tràng, thủng đại tràng đe dọa tới tính mạng người bệnh. Các tình trạng của viêm đại tràng cấp tính thường nặng nề, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Viêm đại tràng mãn tính: Giai đoạn viêm cấp tính không được kịp thời điều trị hoặc điều trị không đúng thuốc lâu ngày sẽ chuyển sang mãn tính. Đây là giai đoạn bệnh rất khó điều trị và dễ gặp phải biến chứng bệnh nhất. Các triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính dù không mạnh mẽ, nó âm ỉ những dai dằng dài tạo ra tâm lý bất an, khó chịu mà bệnh nhân phải chịu đựng.

Các dạng viêm đau đại tràng thường gặp

Viêm đại tràng được các chuyên gia phân chia thành một số dạng sau:

Viêm trực tràng

Trực tràng là đoạn ruột nằm ở cuối ruột kết và phía trước hậu môn. Khi vùng này bị viêm rất dễ dẫn đến chảy máu trực tràng. Các triệu chứng thường gặp là: đua nhức vùng bụng trái, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, có máu trong phân, ngứa hoặc nóng rát hậu môn,… Tuy nhiên, đây được coi là dạng nhẹ nhất của viêm nhiễm.

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng bị viêm mãn tính ở đại tràng. Bệnh do lớp niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng bị tổn thương nghiêm trọng. Trường hợp nhẹ thì niêm mạc bị sưng đỏ, bào mòn, trường hợp nặng thường xuất hiện các vết loét, có thể chảy máu hoặc hình thành những ổ áp xe nhỏ.

Các viết viêm loét kéo dài rất nguy hiểm và có thể dẫn đến các biến chứng như: Thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…

Viêm đại tràng màng giả

Viêm đại tràng màng giả hay viêm ruột giả mạc là tình trạng do điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc nhiễm khuẩn Clostridium difficile gây ra.

Biểu hiện của bệnh nhân khi phát bệnh: Đau quặn bụng, ốm, tiêu chảy không ngừng,…  Hầu như các tình trạng trên được xác định là có thể điều trị khỏi, những nếu quá trình điều trị bị đứt đoạn, không điều trị tận gốc thì bệnh nhân có thể tái phát các biến chứng nặng hơn và nguy hiểm nhiều đến tính mạng.

Viêm đại tràng sigma

Đại tràng sigma có hình chữ S, nằm ở vị trí cuối của ruột già, nối liền với trực tràng. Chức năng chính của nó là nơi chứa chất thải cuối cùng trước khi đưa ra ngoài. Điều này chính là nguyên nhân khiến chứng rất dễ bị nhiễm trùng và gây viêm nhiễm do virus tích tụ. Các tình trạng của bệnh phổ biến: Đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, không thể đi đại tiện, đau thắt bụng dưới,…

Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt còn gọi là rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích,… Tình trạng viêm co thắt được chia ra làm 3 loại chính:

  • Loại 1: Người bệnh có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
  • Loại 2: Người bệnh có hiện tượng đau bụng và táo bón.
  • Loại 3: Người bệnh có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy vừa táo bón.

Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng

Nguyên nhân viêm đại tràng thường do một số yếu tố sau:

Nhiễm vi sinh vật gây bệnh: 

Các vi khuẩn gây bệnh có thể đến từ môi trường, thói quen anh uống không lành mạnh của bệnh nhân. Các thức ăn sống, đóng hộp không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống không được dọn dẹp thường xuyên cũng là nơi để vi khuẩn sinh sôi. Việc sử dụng kháng sinh không phù hợp cũng là nguyên nhân rối loạn khuẩn ruột…

  • Nhiễm ký sinh trùng: Loại ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, giun đũa, giun tóc, giun kim,..
  • Vi khuẩn: Một số vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh như: Lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lao,…
  • Siêu vi thường gặp ở trẻ em là Rotavirus.
  • Nấm Candida và một số loại nấm có hại khác.

Viêm đại tràng do nhiễm vi trùng gây ra một só biểu hiện bệnh lý như: tiêu chảy, đi ngoài ra máu, đau quặn bụng,…

Chế độ ăn uống không lành mạnh:

Lớp niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương khi phải tiếp nhận những đồ ăn có hại cho sức khỏe trong thời gian dài. Thói quen không ăn chín uống sôi,  đồ ăn chứa chất bảo quản hay thực phẩm để ôi cũng gây hại cực kỳ đến đại tràng và dẫn đến bệnh lý không đáng có. Đặc biệt, nhiều người có thói quen nạp cái chất kích thích như rượu, bia,…với tần suất thường xuyên là những người có nguy cao nhiễm các bệnh: viêm ruột, đau dạ dày và có thể dẫn đến viêm đại tràng mãn tính nếu không điều trị sớm.

Do căng thẳng, stress:

Đừng để cơ thể mình rơi vào tình trạng quá tải, chịu áp lực lớn thường xuyên. Những hệ lụy sau đó là căng thẳng thần kinh, nghĩ nhiều, rối loạn giấc ngủ và chế độ ăn là 2 điều ảnh hưởng lớn nhất và nguồn cơ chính dẫn đến viêm đại tràng về dài.

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến viêm đại tràng thường gặp là:

  • Táo bón kéo dài: Táo bón lâu ngày kèm theo các hiện tượng như đi ngoài ra máu, đau bụng âm ỉ là yếu tố tác động dẫn đến bệnh viêm đại tràng cấp tính.
  • Di truyền cũng có thể là nguyên nhân người bệnh nhiễm viêm đại tràng do cơ địa màng ruột yếu.
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Phụ nữ có thai

Triệu chứng của người mắc viêm đại tràng

Dấu hiệu đau đại tràng ban đầu thường không rõ ràng, nên đa số bệnh nhân thăm khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Để có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, cần chú ý một số dấu hiệu viêm đại tràng sau:

  • Đau bụng: Người bệnh thường bị đau co thắt vùng bụng dưới hoặc đau dọc  khung xương đại tràng, gây căng cứng bụng, chướng bụng, căng tức bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột.
  • Tiêu chảy: Trong ngày người bệnh đi ngoài phân lúc táo lúc lỏng nhiều lần. Các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn sau khi ăn thức ăn lạ,  sống, bất thường, cay, hải sản, v.v.
  • Chán ăn: Người bệnh thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, gầy sút, sút cân, mệt mỏi, bứt rứt.
  • Phân bất thường: Phân bất thường là một trong những triệu chứng cho thấy tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở giai đoạn nặng. Cụ thể là đi phân thường xuyên (4-5 lần / ngày trở lên), phân lỏng, không sệt, có mùi tanh, kèm theo chất nhầy hoặc máu. Có trường hợp người bệnh vừa bị táo bón, vừa bị tiêu chảy, gây khó chịu sau khi  đại tiện. Những triệu chứng đều gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày với người bệnh.
  • Cơ thể suy nhược, khó chịu: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể bị ảnh hưởng nặng do các triệu chứng mà viêm đại tràng gây ra. Do đó, người bệnh luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược do thiếu chất.

Biến chứng có thể xuất hiện của bệnh viêm đại tràng

Đây là một bệnh lý thường gặp nhưng nếu chủ quan và không có tinh thần quyết tâm trong quá trình điều rị, những biến chứng mà viêm đại tràng để lại có thể còn kinh khủng hơn bệnh ban đầu và không thể can thiệp được.

Biến chứng xuất huyết đại tràng

Khi vùng vi khuẩn bị tổn thương ăn sâu vào trong, niêm mạc đại tràng sẽ bị xuất huyết, tác động trực tiếp lên hệ thống các mạch máu tại đây. Tùy vào vị trí xuất huyết mà máu ở phân có thể là máu đỏ tươi hoạc đỏ thẫm.

Biến chứng giãn đại tràng cấp tính

Phình đại tràng là biến chứng phổ biến ở những bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính. Theo một số dữ liệu thống kê, người người bệnh nhiễm viêm đại tràng từ 7 năm trở lên cho thấy có hơn 6% bệnh nhân gặp phải biến chứng này.

Biến chứng thủng đại tràng

Đây có thể nói là biến hiếm gặp nhất nhưng cũng là biến chứng có mức độ nguy hiểm cao. Nếu như triệu chứng viêm đại tràng kéo dài dai dẳng và không chữa trị dứt điểm, thành đại tràng và niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn dần và gây thủng đại tràng. Không những mất chức năng của đại tràng mà còn nguy cơ tử vong cao.

Biến chứng ung thư đại tràng

Tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng do viêm đại tràng mắc ung thư đại tràng ngày một gia tăng tại Việt Nam hiện nay. Ước tính thống kê cho thấy, nguy cơ xảy ra ung thư ở người bệnh viêm đại tràng là từ 10-20%. Đây cũng chính là biến chứng nguy hại nhất sau nhiều năm bị viêm đại tràng mãn tính dai dẳng.

Các phương pháp phòng ngừa và điều trị viêm đại tràng

Phòng ngừa viêm đại tràng

Lối sống lành mạnh

  • Kiểm soát  căng thẳng, stress và lo lắng kéo dài tình trạng trầm cảm, giảm nhu động ruột và giúp tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái và khỏe mạnh. 
  • Ngoài ra, tăng cường vận động thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, uống nhiều nước kết hợp xoa bóp nhẹ vùng thượng vị, kích thích tăng nhu động ruột.

Thực hiện một chế độ ăn uống khôn ngoan và lành mạnh

 

Nên ăn:

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng: chất đạm (protein): 1g/kg/ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu nành...

  • Năng lượng: 30 - 35Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân.
  • Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ngày.
  • Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
  • Các loại thực phẩm nên ăn là gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
  • Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
  • Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải... nên nhặt phần rau non để ăn.  Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.

Hạn chế ăn:

  • Nên hạn chế ăn các loại thức ăn tươi sống như bánh đa nem, tương đen, rau sống, các loại gỏi, lòng lợn để đề phòng nhiễm trùng đường ruột.
  • Hạn chế ăn các  chất  kích thích đường ruột như trứng rán, nem rán, các loại thịt nhiều dầu mỡ, sữa, cà phê, rượu bia, thuốc lá,  đồ rán nóng khó tiêu. Ăn thức ăn dễ tiêu thành nhiều bữa nhỏ và ăn ít vào buổi tối để làm dịu đường ruột.

Điều trị

Viêm đại tràng mãn tính có nhiều vấn đề về tiêu hóa và phương pháp điều trị bao gồm:  

  • Đối với táo bón: Chế độ ăn nhiều chất xơ bạn cần  chia khẩu phần ăn thành nhiều khẩu phần nhỏ và giảm bớt chất béo.
  • Đối với bệnh tiêu chảy: giảm ăn chất xơ để tránh dính thành ruột, không  nên ăn trái cây sấy khô hoặc đóng hộp, trái cây tươi cần gọt bỏ vỏ, không nên ăn rau sống, trái cây xay nhuyễn nên ăn.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ: Các loại thuốc  giảm đau như thuốc chống viêm, naproxen, voltaren, aspirin, ibuprofen, Felden cũng có thể  làm tăng tổn thương cho đại tràng, vì vậy hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu cần thiết.

Sử dụng thuốc Tây Y:

  • Một số thuốc được các bác sĩ khuyên dùng khi bị mắc viêm đại tràng cấp độ nhẹ:
  • Thuốc giảm đâu và chống co thắt đại tràng: Mebeverine, Trimebutin, Phloroglucinol,…
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Actapulgite, Imodium, Smecta,…
  • Thuốc giảm táo bón: Sorbitol, Duphalac,…
  • Thuốc kháng sinh giúp diệt khuẩn, ký sinh trùng đường ruột: Biseptol, Ciprofloxacin, Metronidazol,…

Phẫu thuật:

Trong trường hợp viêm đại tràng ở giai đoạn nặng, có khả năng gây tổn thương sâu sắc đến chức năng của ruột già, gây viêm nhiễm và hoại tử diện rộng. Các bác sĩ sẽ cân nhắc và yêu cầu phuong án phẫu thuật kịp thời.

Sử dụng bài thuốc Đông Y:

Người bệnh có thể đi khám để được bác sĩ kê những bài thuốc Đông Y hoặc tìm hiểu các loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ tốt cho công cuộc chữa dứt điểm bệnh lý viêm đại tràng: Bạch truật, hoàng liên, lô hội, lá bài hương, cây du đỏ,…

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm đại tràng

Bệnh đại tràng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, do đó để điều trị dứt điểm tình trạng viêm, người bệnh cần:

  • Cải thiện chế độ ăn uống: Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm có tính kích thích mạnh như bia, rượu, đồ ăn cay nóng, đồ uống có gas, đồ ăn để lâu ngày hoặc có chứa chất bảo quản,… Bên cạnh đó cần bổ sung nhiều thực phẩm có chất xơ, sữa, tôm, cua, cá, rau xanh, trái cây,…
  • Duy trì chế độ luyện tập: Tuyện tập thể thao hằng ngày có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm đại tràng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, tập luyện giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, từ đó người bệnh tránh gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. 
  • Cân bằng trạng thái tâm lý: Tâm lý căng thẳng có thể gây kích thích tiêu hóa khiến bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc là điều hết sức cần thiết. Người bệnh nên biết cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian cho sở thích của bản thân hơn. 
  • Kiên trì điều trị: Để đạt hiệu quả điều trị cao việc kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị là hết sức cần thiết. Người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc, tự ý ngưng thuốc, sử dụng quá nhiều thuốc cùng 1 lúc,… vì những cách sử dụng này không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn có thể đe dọa đến sức khỏe.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.