Viêm nướu răng - Biến chứng răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

16:00 | 20/01/2022

Tiểu đường là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Các biến chứng này đều rất đáng ngại, trong đó có các bệnh về răng miệng mà đặc biệt là bệnh viêm nướu răng.

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose trong máu để làm năng lượng. Tiểu đường có thể gây nhiều biến chứng. Các biến chứng bao gồm tổn thương thần kinh, bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và thậm chí mù lòa. Biến chứng thông thường do tiểu đường gây ra là viêm nướu răng.

Bệnh đái tháo đường còn ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu. Bệnh viêm nướu răng cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.

Theo nghiên cứu, so với người bình thường, ở những bệnh nhân đái tháo đường hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều. Đây là cơ hội và môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển nhanh nhiều. Vi khuẩn kết hợp thức ăn trong miệng tạo thành các mảng bám gây nên hiện tượng sâu răng, viêm nướu răng, áp xe răng, viêm lợi, viêm chân răng, sưng nướu răng hoặc làm cho hơi thở bệnh nhân có mùi hôi khó chịu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh nhân có thể gánh hậu quả nặng như bị mất răng, rụng răng sớm hoặc tụt lợi, thậm chí áp xe răng gây nhiễm khuẩn huyết.

Biến chứng thông thường do tiểu đường gây ra là viêm nướu răng.

1. Viêm nướu răng là gì?

Viêm nướu răng (hay viêm lợi) là tình trạng xuất hiện những dấu sưng đỏ, có mảng bám và rất dễ chảy máu ở nướu.

Có hai loại viêm nướu là: viêm nướu răng và viêm nha chu. Viêm nướu là tình trạng viêm răng nhẹ, khi tiến triển nặng do răng miệng không được chăm sóc thích hợp thì được gọi là viêm nha chu.

Bệnh viêm nướu không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để ở ngay giai đoạn đầu của bệnh.

2. Đối tượng mắc viêm nướu răng:

Người có thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng kém.

Người hút thuốc lá, bia rượu.

Người lớn tuổi.

Người mắc các bệnh như: tiểu đường, HIV, nhiễm virus hoặc nấm.

Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố.

Người có chế độ dinh dưỡng kém.

3. Nguyên nhân bệnh viêm nướu răng:

Thường gặp nhất là do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các mảng bám bao gồm chủ yếu là vi khuẩn sẽ hình thành trên răng sẽ phát triển gây bệnh viêm nướu.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác như:

Sử dụng thuốc lá.

Những thay đổi nội tiết tố của phụ nữ mang thai hay sau khi sinh.

Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư… khiến hệ miễn dịch suy yếu cũng dẫn tới viêm nướu.

Sử dụng một số thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm gây ra tác dụng phụ làm giảm tiết nước bọt (thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Người bị viêm nướu răng, nướu thường bị đỏ và sưng.

4. Triệu chứng bệnh viêm nướu răng

Nướu răng sưng húp, mềm.

Sự thay đổi màu sắc nướu răng từ một màu hồng khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ.

Có thể thường xuyên bị loét miệng.

Chân răng và nướu răng bị chảy máu thường xuyên, đặc biệt là khi đánh răng hoặc xỉa răng.

Nướu bị đỏ và sưng, ở giữa kẽ và nướu răng thường xuyên có mủ.

Khi nhai thường có cảm giác đau.

Răng bị lung lay, tụt lợi, hàm răng không ăn khớp với nhau.

Lợi teo rút, có thể làm cho răng trông dài hơn và lớn hơn.

Hôi miệng kéo dài, thậm chí là đã đánh răng rất kỹ và rất sạch.

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm nướu răng

Dựa vào triệu chứng viêm nướu như: Nướu sưng đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu. Bên cạnh đó cần kiểm tra cả răng, nướu răng và lưỡi một cách tổng quát, tìm các mảng bám và cao răng tích tụ để chẩn đoán nguyên nhân

Nếu các biểu hiện triệu chứng không thực sự rõ ràng thì cần làm một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn toàn thân.

6. Các biện pháp điều trị bệnh viêm nướu răng

Đánh giá tình trạng và làm sạch răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ tất cả dấu vết của mảng bám và cao răng.

Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng chỉ nha khoa có kỹ thuật hiệu quả.

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra, làm sạch răng miệng.

Sửa chữa và phục hồi răng mà cản trở việc vệ sinh đầy đủ (nếu cần).

Thường xuyên đi khám răng miệng để phát hiện bệnh viêm nướu răng.

7. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nướu răng

Không nên quá nhiều các thực phẩm có chứa đường và tinh bột.

Hạn chế tối đa thói quen hút thuốc lá.

Kiểm soát tốt đường huyết: Theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên, tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để giữ đường huyết luôn được ổn định. Nếu phát hiện các thuốc điều trị tiểu đường gây hiện tượng khô miệng cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử lý sớm.

Làm sạch răng ít nhất 2 lần 1 ngày. Khi đánh răng, tránh chà xát mạnh, nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có chứa thành phần Flo, điều này giúp người bệnh tiểu đường phòng tránh được các bệnh răng miệng.

Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn trên kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được, cần hạn chế dùng tăm vì dễ gây tổn thương lợi.

Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn theo khuyến cáo của bác sĩ.

Massage nướu răng nhẹ nhàng để loại bỏ đau răng và xoa bóp để tăng cường lưu thông máu đến khu vực nướu giúp chữa bệnh.

Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Nên đến các cơ sở nha khoa uy tín đi khám răng định kỳ mỗi 3-6 tháng/lần. Khi thấy có các dấu hiệu bệnh lý răng miệng, cần đi khám chữa ngay.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.