Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có mấy loại?

8:56 | 18/05/2022

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây ra do vector truyền qua vết đốt từ muỗi vằn mang mầm bệnh. Bệnh nhân có thể mắc sốt xuất huyết Dengue nhiều hơn một lần trong đời do mắc phải các loại huyết thanh virus khác nhau, nhất là những người sống tro

1. Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus gây bệnh (giống muỗi Aedes aegypti). Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, chủ yếu tập trung tại những khu vực có điều kiện vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo, nhiều ao nước đọng.

Sốt xuất huyết Dengue thường xảy ra với trẻ em, nhưng hiện nay rất nhiều trường hợp người lớn cũng mắc bệnh và nguy cơ tử vong khá cao. Đến nay, chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết Dengue. Nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi sau khoảng một tuần. Đối với những trường hợp nặng, việc điều trị bệnh chủ yếu là hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực.

2. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có mấy loại?

Sốt xuất huyết Dengue diễn ra khi người bệnh nhiễm 1 trong bốn 4 chủng virus Dengue khác nhau về mặt khác nhau được ký hiệu là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Các virus gây bệnh này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường hút máu của muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi vằn Aedes albopictus. Trong đó, Aedes aegypti là nguyên nhân phổ biến gây bệnh.

Sau khi nhiễm 1 trong 4 chủng virus Dengue sẽ tạo nên miễn dịch suốt đời với loại virus đó. Tuy nhiên cơ thể chỉ có thể chống lại chính loại huyết thanh virus đó nên bệnh nhân có thể mắc sốt xuất huyết Dengue tối đa 4 lần trong đời. Những lần mắc bệnh sau sẽ nặng hơn do ảnh hưởng của các phức hợp miễn dịch chéo. 

Muỗi vằn được xem là trung gian truyền bệnh chủ yếu. Loại muỗi này thường tập trung ở những nơi bùn lầy, nước đọng xung quanh nhà, những vùng ẩm thấp, tối tăm trong nhà.

Sốt xuất huyết Dengue diễn ra khi người bệnh nhiễm 1 trong bốn 4 chủng virus Dengue khác nhau.

3. Triệu chứng khi mắc sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue có triệu chứng tương tự như cúm, thường kéo dài khoảng từ 2 - 7 ngày. Sau khi bị đốt bởi muỗi mang mầm bệnh, các triệu chứng thường chưa xuất hiện ngay mà theo sau bởi một thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày. Sốt cao (40°C) là biểu hiện điển hình của sốt xuất huyết, kèm theo ít nhất hai trong số những triệu chứng sau, bao gồm:

  • Phát ban da.
  • Nhức đầu.
  • Đau hốc mắt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Đau mỏi các cơ, xương và khớp.

Giai đoạn biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra vào ngày thứ 3 - 7 sau khi khởi phát triệu chứng. Lúc này, thân nhiệt giảm, tuy nhiên không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục. Ngược lại, bệnh nhân cần được tích cực theo dõi, vì bệnh có nguy cơ tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue thể nặng với những dấu hiệu cảnh báo:

  • Cơn đau bụng cấp.
  • Nôn ói dai dẳng.
  • Chảy máu chân răng.
  • Nôn ra máu.
  • Thở gấp, thở ngắn.
  • Mệt mỏi, bứt rứt, suy kiệt.

Khi nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết Dengue tiến triển nặng, bệnh nhân cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời, nếu không nguy hại đến tính mạng như:

  • Tình trạng thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc, ứ dịch, suy hô hấp.
  • Xuất huyết nặng.
  • Suy tạng nặng.

4. Cần làm gì nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết Dengue?

Nếu nghi ngờ mắc phải sốt xuất huyết Dengue, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám. Để chẩn đoán khả năng mắc bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào:

Hỏi tiền sử dịch tễ bệnh nhân đã từng đi, đến, ở vùng lưu hành dịch sốt xuất huyết.

Các dấu hiệu và triệu chứng trên lâm sàng.

Kết quả xét nghiệm máu làm xét nghiệm tìm kháng nguyên Dengue NS1 từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 và kháng thể virus Dengue (Dengue IgM và Dengue IgG).

Việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết có thể gặp nhiều khó khăn, bởi vì các dấu hiệu của bệnh có thể dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như bệnh sốt rét, sốt virus hoặc sốt thương hàn.

5. Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra nên bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác nhanh chóng. Các con đường lây bệnh phổ biến:

Lây nhiễm từ muỗi sang người: Muỗi vằn Aedes aegypti mang mầm bệnh và cắn người khỏe mạnh sẽ truyền virus Dengue sang cơ thể người đó. Sau khi truyền nhiễm bệnh xong, muỗi vẫn có khả năng lây lan virus tiếp tục cho những người khác.

Lây nhiễm từ người sang muỗi: Đây có thể là những người đã có triệu chứng sốt xuất huyết, chưa có dấu hiệu hoặc không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, muỗi sẽ nhiễm bệnh sau khi đốt người mang trong mình virus Dengue. Thời gian lây truyền virus sang muỗi có thể diễn ra 2 ngày trước thời điểm người bệnh có các dấu hiệu sốt xuất huyết và kéo dài đến 2 ngày sau khi hết sốt.

Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm: Không loại trừ khả năng một người khỏe mạnh vẫn có thể bị lây nhiễm virus thông qua việc nhận máu hoặc dùng chung kim tiêm với người mắc bệnh. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này thường ít phổ biến hơn so với đường muỗi đốt.

Sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra nên bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác nhanh chóng.

6. Đối tượng có nguy cơ bị sốt xuất huyết?

Theo giới chuyên gia, nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết của một số người có thể tăng cao khi người đó thuộc các trường hợp sau:

Sinh sống hoặc thường đi du lịch ở các nước nhiệt đới.

Có tiền sử mắc bệnh sốt xuất huyết.

Trẻ em. 

7. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? 

Bệnh sốt xuất huyết có diễn tiến nhanh, rất dễ bùng phát thành dịch lớn và gây tử vong, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng trong và sau sốt xuất huyết như:

Xuất huyết não: Khi bệnh diễn biến nặng, lượng tiểu cầu trong máu giảm dần, dẫn đến xuất huyết não và có khả năng gây tử vong.

Suy tim, suy thận: Rối loạn tuần hoàn do xuất huyết liên tục làm cho suy tim. Khi tim không thể bơm máu, dịch huyết tương xuất hiện liên tục gây tràn dịch và ứ đọng. Điều này làm tim và tuần hoàn máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến xuất huyết cơ tim. Bên cạnh đó, thận cũng phải làm việc nhiều để bài tiết huyết tương qua nước tiểu nên dễ dẫn đến suy thận cấp.

Tràn dịch màng phổi: Huyết tương bên trong cơ thể bị tràn lan đến đường hô hấp gây khó thở. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi và phù phổi cấp.

Sốc do mất máu: Sốt xuất huyết làm thoát huyết tương và cô đặc máu đến ngưỡng nhất định sẽ dẫn đến sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài, xuất hiện các dấu hiệu như chảy máu cam, chảy máu chân răng…

Sinh non, sẩy thai: Phụ nữ mang thai bị bệnh có nguy cơ cao bị sảy thai, đẻ non hoặc thai chết lưu. Sản phụ có thể bị tiền sản giật, tổn thương đến gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ.

Các triệu chứng khi bị sốt xuất huyết.

8. Sốt xuất huyết có bị lại không?

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Virus Dengue có 4 tuýp gây bệnh bao gồm: D1, D2, D3, D4. Mỗi lần mắc bệnh là do 1 tuýp Dengue xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại.

Mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời, tương ứng với 4 tuýp Dengue. Tuy nhiên, thực tế có rất ít người mắc sốt xuất huyết đến lần thứ 4, thường chỉ bị 2 hoăc 3 lần.

Khác với những loại bệnh khác, khi đã mắc một lần, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. Nhưng với sốt xuất huyết, mỗi lần mắc bệnh là do 1 tuýp virus khác nhau, cơ thể chỉ tạo ra miễn dịch với tuýp virus đó chứ chưa có khả năng chống lại các tuýp còn lại. Nên lần bị sau thường nặng hơn lần bị trước do các kháng thể của 2 hoặc 3 típ vi trùng cùng tồn tại và tác động lên cơ thể con người. Các phản ứng sốt, đau mỏi, xuất huyết sẽ trầm trọng hơn. Chính vì thế, khi mắc sốt xuất huyết lần thứ 2 hay thứ 3, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến ngay bệnh viện để được khám và được điều trị kịp thời.

9. Cách điều trị và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng:

Thời gian điều trị: Từ 7-10 ngày tính từ ngày sốt đầu tiên.

Người bệnh có thể điều trị tại nhà sau khi được bác sỹ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kỹ kế hoạch điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh ngoại trú cho người bệnh và thân nhân hiểu rõ.

Người mắc sốt xuất huyết Dengue được khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) hoặc nước cháo loãng với muối.

Khi người bệnh sốt: Lau người bằng nước ấm, uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Tuyệt đối không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để điều trị sốt vì có thể gây sốt xuất huyết, toan máu.

Đối với những trường hợp có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện:

Khó chịu mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.

Không ăn, uống được.

Nôn ói nhiều

Đau bụng nhiều

Tay chân lạnh, ẩm

Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.

Muỗi vằn được xem là trung gian truyền bệnh chủ yếu. Loại muỗi này thường tập trung ở những nơi bùn lầy, nước đọng xung quanh nhà, những vùng ẩm thấp.

10. Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Biện pháp chủ yếu cần lưu ý:

- Đậy kín hoặc úp tất cả dụng cụ chứa nước (chậu, gáo, xô…) để muỗi không vào đẻ trứng.

- Diệt lăng quăng, bọ gậy đều đặn hàng tuần bằng cách thả cá, vôi bột, muối.

- Vệ sinh môi trường quanh nhà, phát quang các lùm cây, bụi rậm, khai thông cống rãnh…

- Kiểm tra hệ thống vòi nước, ống dẫn nước để phát hiện rò rỉ nếu có và sửa chữa kịp thời.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, chai, lọ, mảnh chai, lu vỡ.

- Mắc màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài hoặc sử dụng thuốc bôi chống muỗi.

- Khi bị sốt hãy tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị khi cần.

Tin cùng chuyên mục

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.