3 bệnh do muỗi truyền cực nguy hiểm trong mùa mưa bão và cách phòng tránh

18:12 | 21/08/2022

Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Vậy những bệnh do muỗi gây ra nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh ra sao, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

BS Nguyễn Duy Lượng, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhân dân 115 cảnh báo, muỗi truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, thậm chí gây nên dịch. Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao.

Vậy những bệnh do muỗi gây ra trong mùa mưa là gì và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh phổ biến nhất do muỗi truyền vào mùa mưa bão. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue. Đây là bệnh lây truyền khi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang mầm bệnh đốt. Điều quan trọng nhất khi mắc sốt xuất huyết là phải theo dõi sát sao diễn biến để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời. Bệnh có những triệu chứng của nhiễm siêu vi nói chung. Người bệnh sốt cao trên 38 độ C liên tục. Trong 2 ngày đầu, nếu chỉ có triệu chứng sốt, có thể chăm sóc người bệnh tại nhà.

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh phổ biến thường gặp vào mùa mưa.

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh phổ biến thường gặp vào mùa mưa.

Hạ sốt cho người bệnh bằng thuốc Paracetamol hoặc Efferagan, người lớn uống loại 500mg/lần, một ngày 3-4 lần; trẻ em uống theo cân nặng, 10-15mg x cân nặng/lần, ngày 3-4 lần. Lau mát cơ thể bằng nước ấm. Cho người bệnh uống đủ nước theo nhu cầu (nếu không uống được, cần đưa đến cơ sở y tế để được truyền dịch). Ăn nhẹ, chia làm nhiều lần nhưng đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B.

Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu chuyển nặng: Sốt cao liên tục li bì, móng tay tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài ra phân đen, đau tức vùng hạ sườn phải, tiểu ít, ra kinh nguyệt sớm bất thường hoặc ra nhiều hơn, người bứt rứt, vật vã, khó chịu.

Đến ngày thứ 5, 6, cơ thể đã hạ sốt nhưng nếu bị tụt huyết áp hoặc có xuất huyết (xung huyết da, nốt đỏ trên da, chảy máu niêm mạc) người bệnh cũng phải đến bệnh viện ngay.

2. Viêm não Nhật Bản

Đây là bệnh nhiễm trùng não do virrus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh bắt nguồn từ động vật và lây nhiễm theo đường máu qua vật trung gian là muỗi.

Viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hiểm với trẻ em dưới 15 tuổi. Sau 5 đến 15 ngày kể từ khi bị lây nhiễm, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa, sốt cao, hôn mê sâu và co giật,…

Viêm não Nhật bản nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm não Nhật bản nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm như động kinh, thiểu năng trí tuệ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay đã có vaccine để ngừa viêm não Nhật Bản. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa sớm và tiêm đủ liều, bắt đầu từ một tuổi, để tạo kháng thể chủ động cho trẻ.

3. Sốt rét

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ...

Các triệu chứng của sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại kí sinh trùng người bệnh nhiễm phải, thể trạng và mức độ nhiễm của người bệnh.

Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra rất phổ biến trong mùa mưa bão.

Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra rất phổ biến trong mùa mưa bão.

Tại Việt Nam, sốt rét có tốc độ lây lan mạnh vào tháng 4-5 và tháng 9-10 (đầu và cuối mùa mưa), vì đây là giai đoạn muỗi sinh sản nhiều. Nếu không phát hiện kịp thời cũng như chữa trị triệt để, nguồn lây sốt rét có thể kéo dài đến tận 1-2 năm.

Vì vậy, khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để thành sốt rét ác tính, bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Để giảm thiếu tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các gia đình nên chủ động bài trừ muỗi ra khỏi không gian sống cũng như tăng sức đề kháng cho bản thân. Sau đây là một số phương pháp phòng chống dịch bệnh do muỗi hiệu quả.

- Phát quang các bụi rậm quanh nhà, thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu như chai lọ, lốp xe cũ, vật tù đọng nước,…để muỗi không vào đẻ trứng.

- Trồng thảo dược hoặc các loại cây có mùi thơm như sả, húng quế, hương thảo,…gần nơi sinh sống để xua muỗi.

- Vệ sinh, thả cá vào các dụng cụ đựng nước có dung tích lớn như bể, giếng, chum, vại,…để cá ăn hết lăng quăng/ bọ gậy nếu có.

- Xông tinh dầu hoặc trữ vỏ bưởi, cam, quýt trong nhà hạn chế muỗi.

- Ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt.

- Hạn chế mặc quần áo tối màu vì thu hút muỗi.

- Sử dụng các sản phẩm chống muỗi như chai xịt phun sương, kem chống muỗi chứa các thành phần an toàn để bảo vệ cả nhà.

Tin cùng chuyên mục

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.