3 hình thức ký xác nhận trong hồ sơ bệnh án điện tử từ 21/7
Khi đi khám bệnh, người bệnh thường phải ký xác nhận trong hồ sơ bệnh án. Với việc triển khai bệnh án điện tử trên tất cả các bệnh viện hiện nay, người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh sẽ phải ký hoặc xác nhận điện tử các nội dung liên quan trong hồ sơ bệnh án điện tử.
Từ ngày 22/5, Bệnh viện Xanh Pôn chính thức triển khai chữ ký số người bệnh. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện chữ ký số trên VNeiD cho người bệnh. Trong thời gian đầu triển khai chữ ký số sẽ áp dụng với 100% người bệnh nội trú và 3 phòng khám ngoại trú thuộc Khoa khám bệnh. Dự kiến sau một thời gian triển khai và đánh giá hiệu quả, bệnh viện sẽ áp dụng chữ ký số trong toàn bộ trong quy trình khám chữa bệnh.

- Sử dụng các hình thức xác nhận bằng phương tiện điện tử khác theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/7/2025. Cũng tại Thông tư 13/2025/TT-BYT nêu rõ, lộ trình triển khai bệnh án điện tử gồm:
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9/2025;- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12/2026.Trong giai đoạn chuyển tiếp, những hồ sơ bệnh án giấy được sử dụng thế nào? Thông tư 13/2025/TT-BYT quy định việc sử dụng hồ sơ giấy như sau:- Người bệnh đang điều trị trước ngày 21/7/2025 và ra viện sau thời điểm Thông tư có hiệu lực vẫn tiếp tục sử dụng hồ sơ giấy, trừ khi cơ sở khám, chữa bệnh chuyển sang hồ sơ điện tử.- Hồ sơ bệnh án đã lập bằng giấy trước ngày 21/7/2025 có thể được chuyển đổi sang dữ liệu điện tử nếu cơ sở có điều kiện, bảo đảm theo quy định tại Nghị định 137/2024/NĐ-CP về giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước.
