5 bệnh da liễu thường gặp trong mùa mưa và cách phòng tránh

16:05 | 11/08/2022

Bệnh da liễu là bệnh ảnh hưởng trực tiếp lên da, gây sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu… cho người bệnh. Vậy những loại bệnh ngoài da thường gặp là gì? Cần làm gì để phòng tránh bệnh? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Theo PGS. TS. BS Nguyễn Duy Hưng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh ngoài da là những chứng bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da của người bệnh. Bệnh có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng trực tiếp tác động vào bề mặt da, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát,... Vậy những bệnh da liễu thường gặp là bệnh gì? Cần phòng tránh bệnh như thế nào?

Bệnh zona

Bệnh Zona là căn bệnh khá phổ biến do virus Zona gây nên. Khi mắc bệnh, trên da thường xuất hiện các mụn nước nhỏ, sau đó các mụn nước lan rộng và liên kết thành từng mảng theo hướng đi của dây thần kinh, gây loét và gây tổn thương nặng trên da. 

Bệnh nổi mề đay

Mề đay là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, gồm thể cấp tính (dễ điều trị) và thể mãn tính (khó điều trị, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động, đôi khi kèm theo biến chứng nặng).

Khi nhiễm bệnh, phần da nổi lên các vết đỏ và sưng phồng với kích thước từ nhỏ đến rồi lan thành từng mảnh trên da. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu hoặc cảm thấy đau rát như đang bị bỏng. Nêu gãi quá nhiều, da sẽ bị tổn thương, chảy máu dẫn đến nhiễm trùng da. 

Một số bệnh da liễu thường gặp trong mùa mưa như: Nấm da, ghẻ, zona thần kinh, nổi mề đay, chàm,...

Một số bệnh da liễu thường gặp trong mùa mưa như: Nấm da, ghẻ, zona thần kinh, nổi mề đay, chàm,...

Nấm da

Nấm da là tình trạng bệnh do các loại nấm trichophyton, microsporum... gây ra. Các chứng bệnh nhiễm trùng nấm được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện, ví dụ: nấm da toàn thân, nấm da đầu, nấm da chân, nấm da đùi...

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là xuất hiện những đốm da hình tròn có màu đỏ hoặc màu nâu gây ngứa cho da. Những đốm da này có thể xuất hiện thành từng mảng, đồng thời trên bề mặt có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc các mụn nước nhỏ phồng rộp. Đôi khi xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da. 

Bệnh ghẻ

Ghẻ ngứa là bệnh ngoài da thường gặp, do một loại côn trùng ký sinh (cái ghẻ) gây nên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, có thể lây lan từ người sang người khi dùng chung quần áo, giường, nệm, khăn,…hoặc tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh là da sưng, đỏ, ngứa. Trong một số trường hợp trên bề mặt da sẽ xuất hiện các nốt mụn nhọt, mụn nước. 

Ghẻ là một trong những bệnh thường hay gặp vào mùa mưa.

Ghẻ là một trong những bệnh thường hay gặp vào mùa mưa.

Bệnh chàm

Chàm là một thể bệnh gồm một nhóm các bệnh ngoài da và thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. 

Bệnh thường có triệu chứng ngứa, nổi mụn nước trên bề mặt da. Mụn nước thường mọc tập trung thành từng mảng, khiến da sưng tấy, dễ bị khô và tróc thành từng mảng. 

Chàm có ở nhiều thể dạng như chàm tổ đỉa, chàm tiết bã,…

Vậy để phòng tránh bệnh da liễu vào mùa mưa nên làm gì? 

- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để loại vỏ vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin tăng sức đề kháng và thanh nhiệt cơ thể; tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, uống rượu bia và các chất kích thích.

- Khi mắc bệnh cần được khám và điều trị kịp thời đúng thuốc đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Không gãi hay tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương tránh gây viêm nhiễm.

- Mặc quần áo thoáng mát, tránh gò bó gây cảm giác khó chịu và tổn thương cho da bị bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.