5 bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong do nắng nóng

15:37 | 05/07/2022

Do nắng nóng, nhiệt độ tăng cao nhiều người đã phải nhập viện cấp cứu vì các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là các bệnh lý cần lưu ý.

 1. Sốc nhiệt

Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao quá mức (trên 40 độ C) và diễn ra đột ngột do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một khoảng thời gian dài. Trong khi đó, cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến ra nhiều mồ hôi khiến mất nước, chất điện giải làm tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt (điều hòa thân nhiệt) của thần kinh trung ương có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Sốc nhiệt có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ. Một số biểu hiện của sốc nhiệt là: Ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, choáng hoặc ngất; sốt cao trên 39 - 40 độ C; da khô, nóng.

Sốc nhiệt diễn ra đột ngột do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một khoảng thời gian dài.

Sốc nhiệt diễn ra đột ngột do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một khoảng thời gian dài.

Khi bị sốc nhiệt, người bệnh sẽ bị rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay rồi đưa đi cấp cứu.

Sốc nhiệt gây ra hậu quả là hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể bị ngừng lại hoặc rối loạn, dẫn tới tổn thương rất nhiều cơ quan như hôn mê, co giật, trụy tim mạch, tổn thương gan, suy gan, rối loạn đông máu nội quản rải rác, tiêu cơ vân, suy thận, tổn thương thần kinh, đột quỵ thậm chí là tử vong.

Tai biến nặng nhất do sốc nhiệt phải kể đến là đột quỵ. Nguyên nhân gây đột quỵ khi trời nắng nóng là nhiệt độ tăng cao, cơ thể bài tiết nhiệt mồ hôi, gây mất nước. Điều này dẫn tới lưu thông máu kém, tăng huyết áp, tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém, kèm theo sự giãn mạch dễ dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.

Khi bị đột quỵ vì say nắng, thân nhiệt người bệnh sẽ tăng lên trong vòng 10-15 phút. Nó có thể gây tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do các nguyên nhân khác.

Khi phát hiện người bị đột quỵ vì say nắng nên gọi ngay cấp cứu, đưa nạn nhân tới khu vực có bóng râm, mát mẻ, cởi bớt quần áo để thoát nhiệt; làm mát cơ thể bằng nước lạnh, đắp khăn ướt lên da, ngâm quần áo trong nước mát…

2. Kiệt sức

Kiệt sức do nóng là một hội chứng lâm sàng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây yếu cơ, buồn nôn, ngất và các triệu chứng không đặc hiệu khác do tiếp xúc với nhiệt. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển nặng lên sau vài ngày nếu tiếp xúc với nhiệt độ nóng và lượng nước cơ thể không đủ.

Mồ hôi đổ quá nhiều trong thời tiết nắng nóng có thể dẫn đến kiệt sức.

Mồ hôi đổ quá nhiều trong thời tiết nắng nóng có thể dẫn đến kiệt sức.

Kiệt sức do nhiệt là phản ứng của cơ thể khi mất quá nhiều nước và muối, thường là khi đổ mồ hôi quá nhiều. Kiệt sức do nhiệt có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người già, người bị huyết áp cao, người làm việc trong môi trường nắng nóng.

Khi bị kiệt sức, chức năng điều chỉnh nhiệt độ và hệ thần kinh trung ương không bị suy giảm, nhưng bệnh nhân thường mất nước và có thể có nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ (< 40° C). Người bệnh sẽ gặp triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, yếu cơ, cáu gắt, khát nước, đổ nhiều mồ hôi, đi tiểu ít.

Với người bị kiệt sức do nóng cần được đưa đến phòng khám, cấp cứu để được đánh giá và điều trị y tế. Ngoài ra, cần đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, nghỉ ngơi trong bóng mát, bổ sung gấp nước, cởi bỏ quần áo không cần thiết, bao gồm cả giày và tất; có thể làm mát cơ thể bằng khăn lạnh lau khắp người hoặc rửa mặt, đầu, cổ bằng nước lạnh; nhấp từng ngụm nước mát để tránh mất nước.

3. Ngất xỉu

Ngất xỉu là một trong những dấu hiệu của sốc nhiệt khi hoạt động quá lâu trong thời tiết nắng nóng. Bình thường trung tâm điều nhiệt tự nhiên ở não sẽ điều chỉnh (co giãn mạch máu, đào thải mồ hôi, tỏa nhiệt) để thân nhiệt luôn duy trì ở mức 37 độ C, dù nhiệt độ ở môi trường bên ngoài có thay đổi như thế nào.

Khi được uống nước bù đủ lượng dịch, muối đã mất và nghỉ ngơi, người bị ngất xỉu sẽ tỉnh táo, cơ thể tự hồi phục mà không cần can thiệp y tế.

Khi được uống nước bù đủ lượng dịch, muối đã mất và nghỉ ngơi, người bị ngất xỉu sẽ tỉnh táo, cơ thể tự hồi phục mà không cần can thiệp y tế.

Sốc nhiệt xảy ra khi người bệnh ở quá lâu dưới nắng nóng, cơ thể bị mất nước và muối nhưng không được bù đủ, cộng với việc cơ chế điều nhiệt bị trục trặc khiến thân nhiệt vượt quá ngưỡng cho phép. Nếu người bệnh mặc quá nhiều lớp quần áo không thấm hút mồ hôi, dính bết trên da làm nhiệt độ và mồ hôi không thoát ra được cũng dễ dẫn đến sốc nhiệt.

Trung tâm điều nhiệt lúc này bị tổn thương và biểu hiện thành các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Ban đầu thường là khó chịu, mệt mỏi, vã mồ hôi nhiều, khát nước, phù chân, da nổi mẩn, ngất xỉu...

Khi được uống nước bù đủ lượng dịch, muối đã mất và nghỉ ngơi, người bệnh sẽ tỉnh táo, cơ thể tự hồi phục mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, trường hợp sốc nhiệt nặng hơn khi tế bào thần kinh bị tổn thương, với các triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, rối loạn tri giác, co giật thậm chí hôn mê... lúc này người bệnh có thể đã đột quỵ nhiệt. Tình trạng mất nước, mất muối, tụt huyết áp kéo dài sẽ gây thiếu máu gan, thận, tim mạch, ảnh hưởng đến chức năng nội tạng.

4. Chuột rút

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút do nhiệt là những cơn đau, co thắt cơ ngắn xảy ra ở các cơ chân, tay, lưng hoặc bụng khi tập thể dục hoặc làm việc gắng sức, đặc biệt là trong môi trường nóng.

Những cơn chuột rút này là do mất nước và chất điện giải (các khoáng chất cần thiết như natri, kali, canxi và magiê) do đổ mồ hôi quá nhiều. Mồ hôi chứa một lượng lớn natri và các chất dinh dưỡng khác giúp điều chỉnh các cơn co thắt cơ bắp. Nếu các chất dinh dưỡng này bị mất nhanh hơn so với lượng bổ sung, có thể dẫn đến chuột rút. Chuột rút là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể không thể chịu được nhiệt. Mệt mỏi và những thay đổi trong cách các dây thần kinh điều khiển cơ bắp cũng là yếu tố gây ra chuột rút.

Chuột rút do nóng dẫn đến các bệnh nghiêm trọng.

Chuột rút do nóng dẫn đến các bệnh nghiêm trọng.

Chuột rút do nóng dẫn đến các bệnh nghiêm trọng liên quan đến nhiệt như: kiệt sức vì nóng và say nắng. Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể mất nhiều chất lỏng và chất điện giải do tiếp xúc với nhiệt độ quá cao trong thời gian dài.

Nếu tình trạng kiệt sức do nhiệt không được điều trị có thể dẫn đến say nắng. Đây là một tình trạng có khả năng gây tử vong xảy ra khi nhiệt độ bên trong cơ thể lên đến hơn 40 độ C.

Chuột rút do nhiệt có thể dẫn tới những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức như: Chóng mặt hoặc ngất xỉu; tiêu cơ vân (sự phân hủy cơ xương); suy gan cấp tính; rối loạn nhịp tim; hôn mê.

Để giải quyết tình trạng bị chuột rút, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau thông thường kết hợp nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, uống bù nước có muối khoáng bởi nước lọc không đáp ứng đủ nhu cầu mất muối, nước của cơ thể. Nước có muối khoáng gồm các dung dịch nước điện giải, nước chanh pha muối, đường... Sau khi nghỉ ngơi, bù nước các triệu chứng sẽ tự giảm dần và hồi phục hoàn toàn.

5. Tiêu cơ vân

Tiêu cơ vân là một hội chứng chỉ tình trạng các tế bào cơ vân bị tổn thương và bị huỷ hoại dẫn đến việc giải phóng các chất trong tế bào cơ vào máu như: kali, axit uric, axit lactic, myoglobin hay các enzym làm rối loạn điện giải, toan chuyển hoá thậm chí là gây suy thận cấp.

Tiêu cơ vân do sốc nhiệt là bệnh lý gây sự cố nhanh, đứt và chết cơ bất ngờ.

Tiêu cơ vân do sốc nhiệt là bệnh lý gây sự cố nhanh, đứt và chết cơ bất ngờ.

Tiêu cơ vân do sốc nhiệt là bệnh lý gây sự cố nhanh, đứt và chết cơ bất ngờ. Khi các mô cơ chết đi, chất điện giải và protein sẽ được giải phóng vào máu, dẫn tới nhịp tim không đều, co giật và gây hại cho thận.

Người bị tiêu cơ vân do sốc nhiệt thường có triệu chứng là đau, chuột rút cơ, nước tiểu sẫm màu (thường có màu giống trà hoặc nước ngọt có ga), yếu, thiếu minh mẫn...

Nếu gặp người có triệu chứng bị tiêu cơ vân do sốc nhiệt nên dừng ngay việc đang làm, uống nhiều nước, tìm kiếm sự trợ giúp y tế và kiểm tra tiêu cơ vân.

Tiêu cơ vân là bệnh có thể diễn biến nặng, nhưng có thể phòng tránh được bằng các biện pháp: tập thể dục đều đặn, thích hợp để ngăn ngừa tiêu cơ vân. Người lao động cần tránh làm việc quá sức trong môi trường nắng nóng, đồng thời phải uống nước đầy đủ bởi vì mất nước làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tiêu cơ vân cấp.

Tin cùng chuyên mục

Suy thận điều trị có thể phục hồi không?

Suy thận điều trị có thể phục hồi không?

7:37 | 19/05/2024

Suy thận là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Suy thận có chữa khỏi không, điều trị liệu có thể phục hồi thận?

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.