5 bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh

11:48 | 13/08/2022

Bệnh cúm, bệnh tả, bệnh sốt rét… là một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa mưa. Nên làm gì để phòng tránh những căn bệnh này? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Theo Bác sĩ CKI Lâm Nguyễn Thùy An, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, không khí ẩm ướt của mùa mưa có thể khiến vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển và lây lan mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp, hệ tiêu hóa... Vậy những loại bệnh thường gặp trong mùa mưa là gì? Nên làm gì để phòng tránh? Hãy theo dõi video dưới đây của chúng tôi.

Bệnh sốt rét

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ...

Bệnh tả

Bệnh tả ở người là bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa do khuẩn tả Vibrio Cholerae có trong nguồn nước hoặc thức ăn gây ra. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh tả là tiêu chảy nặng, sút cân nhanh chóng, chuột rút cơ bắp nghiêm trọng...

Lưu ý: Trẻ em cần được tiêm chủng ngừa bệnh tả trong 6 tháng đầu sau sinh. 

Cúm

Cúm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp nhất trong mùa mưa. Các dấu hiệu hay gặp của bệnh là mệt mỏi, uể oải, nhức mình, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, ho khan, sốt nhẹ và người bệnh thường khỏe dần sau 5 – 7 ngày.

Bệnh cúm, bệnh tả, bệnh sốt rét… là một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa mưa.

Bệnh cúm, bệnh tả, bệnh sốt rét… là một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa mưa.

Đau xương khớp

Trong mùa mưa, thời tiết lạnh làm các mạch máu ngoại vi giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại vi, bao gồm: da, cơ và khớp… gây ra các triệu chứng như đau nhức xương khớp, co cứng cơ… 

Biểu hiện lâm sàng: người bệnh luôn có cảm giác đau ở các khớp như khớp tay, khớp vai, gối...

Thương hàn

Thương hàn là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn salmonella và có độ lây nhiễm rất cao. Bệnh thương hàn thường có xu hướng phát triển do ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Trong một số trường hợp sau khi được chữa khỏi, một số bệnh nhân có thể vẫn còn vi khuẩn gây bệnh bên trong túi mật.

Người bị bệnh thương hàn thường có triệu chứng sốt kéo dài, đau đầu, đau bụng dữ dội, táo bón hoặc tiêu chảy...

Thương hàn là một trong số những bệnh thường gặp trong mùa mưa.

Thương hàn là một trong số những bệnh thường gặp trong mùa mưa.

Nên làm gì để phòng tránh bệnh?

Chủ động tiêm vaccine phòng chống bệnh.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và rửa tay thường xuyên để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Tăng cường bổ sung Vitamin C từ các loại trái cây chua như cam, quýt, chanh hoặc dùng dạng viên sủi.

Ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thanh đạm; bổ sung thêm các gia vị gừng, nghệ, tiêu khi chế biến thức ăn hoặc thực phẩm có vị đắng như khổ qua.

Hạn chế dùng thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, hải sản,.., hạn chế ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín dễ gây ngộ độc; không ăn thức ăn nguội lạnh. 

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.