5 loại nhiễm trùng sơ sinh thường gặp cha mẹ cần lưu tâm

11:47 | 13/08/2022

Nhiễm trùng sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm xảy ra với trẻ khi mới sinh. Nhiễm trùng sơ sinh gây tỉ lệ tử vong cao chỉ sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là 5 loại nhiễm trùng sơ sinh thường gặp, cha mẹ cần nắm bắt để có biện pháp phòng tránh và xử trí kịp thời.

ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên (Khoa Sơ Sinh – Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM) cho hay, nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng trên trẻ lứa tuổi sơ sinh (từ lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi). Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch (là cơ quan phòng vệ của cơ thể) chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non.

Điều trị nhiễm trùng sơ sinh tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của trẻ (nặng hay nhẹ, cơ quan nào bị tổn thương). Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng thường phải nhập viện, điều trị với thuốc kháng sinh, có thể truyền dịch, thở oxy...

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh.

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong bào thai, lúc sinh, hoặc sau khi sinh. Đa số nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống bình thường trong đường sinh dục của mẹ khi đi qua trong lúc sinh; Sau đó vi khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của bé.

Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus. Một số loại virus như Herpes hay thủy đậu có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Virus có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh khi trẻ còn trong bụng người mẹ bị nhiễm virus này, hoặc nhiễm sau sinh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh.

2. Các loại nhiễm trùng sơ sinh phổ biến

2.1. Bệnh liên cầu khuẩn tan máu nhóm B

Trẻ sơ sinh mắc bệnh liên cầu khuẩn nhóm B từ khi còn trong bụng mẹ.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh liên cầu khuẩn nhóm B từ khi còn trong bụng mẹ.

Liên cầu khuẩn nhóm B là nhóm vi khuẩn (tên tiếng Anh Group B streptococcus – GBS) các thai phụ có thể mắc phải. Loại vi khuẩn thường trú ở đường tiêu hóa và đường tiết niệu, đường sinh dục, xuất hiện ở 20 - 30% phụ nữ mang thai và thường không gây ra bất kỳ biểu hiện nào.

Bệnh nhiễm trùng sơ sinh này trẻ gặp phải từ khi còn trong bụng mẹ. Đa phần trẻ bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn này mắc bệnh trong quá trình sinh do mẹ không phát hiện và điều trị bằng kháng sinh. 

Liên cầu khuẩn nhóm B thai kỳ có thể gây hại cho thai nhi như: Dẫn tới chuyển dạ sinh non, vỡ màng ối non, viêm màng ối. Với thai phụ, GBS cũng có thể gây nhiễm trùng tiểu, viêm đài bể thận, viêm xương tủy, viêm nội mạc tử cung và viêm vú sau sinh.

Ở trẻ sơ sinh, liên cầu khuẩn nhóm B được xem là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng. Nhóm vi khuẩn này có thể gây ra 2 bệnh cảnh lâm sàng ở trẻ sơ sinh gồm:

Nhiễm trùng sơ sinh sớm: Xảy ra trong 7 ngày đầu sau sinh, thường trong vòng 24 - 48 giờ sau sinh. Triệu chứng khởi phát sớm ở trẻ gồm: Ngưng thở, lơ mơ, hạ huyết áp, suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao do viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Nhiễm trùng sơ sinh muộn: Xảy ra ở những trẻ từ 7 - 90 ngày tuổi. Vi khuẩn liên cầu nhóm B có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ hoặc tiếp xúc sau này, do sữa mẹ bị nhiễm GBS hoặc mẹ bị viêm tuyến vú do GBS. Thể bệnh thường gặp nhất khi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B là viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị viêm màng não có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như: Điếc, chậm phát triển trí tuệ, vận động và tâm thần,...

Để tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B, phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm GBS. Xét nghiệm được thực hiện khi thai nhi được 35 - 37 tuần tuổi, thực hiện bằng cách lấy dịch âm đạo và hậu môn đưa đi xét nghiệm.

Sau khi được xác định nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, thai phụ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây lây nhiễm cho thai nhi. Về biện pháp phòng tránh, bác sĩ thường chỉ định truyền kháng sinh đường tĩnh mạch từ khi bắt đầu chuyển dạ hoặc từ khi vỡ ối cho tới khi bé chào đời để giảm nguy cơ vi khuẩn lây truyền từ mẹ sang con. Lý tưởng nhất là truyền kháng sinh ít nhất 4 tiếng trước khi trẻ chào đời.

Hầu hết quá trình nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B diễn ra trong tuần đầu tiên trẻ chào đời. Nếu trẻ có các triệu chứng như kém ăn, buồn ngủ, hay càu nhàu, thở nhanh và thân nhiệt tăng thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

2.2. Nhiễm khuẩn Listeria

Khuẩn Listeria là tác nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng sơ sinh.

Khuẩn Listeria là tác nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng sơ sinh.

Khuẩn Listeria là tác nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng sơ sinh. Vi khuẩn Listeria có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường tự nhiên và trong một số loại thực phẩm.

Vi khuẩn listeria có thể lây qua đường ăn uống: Khi ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm. Truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hay trong quá trình sinh đẻ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể lây truyền sang thai nhi gây sảy, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não sau sinh từ 1 - 4 tuần.

Biểu hiện nhiễm khuẩn Listeria của trẻ sơ sinh giống với các bệnh lý nhiễm trùng khác như: quấy khóc, bỏ bú, sốt, tiêu chảy,… Xét nghiệm máu tìm tác nhân gây bệnh giúp chẩn đoán nhanh bệnh lý này và điều trị bằng kháng sinh.

Để phòng tránh nguy cơ nhiễm Listeria lây cho trẻ, phụ nữ mang thai cần:

Không nên ăn thức ăn có nguy cơ cao nhiễm khuẩn như: Pate, xúc xích, thịt hộp, thịt nguội hoặc thịt hun khói, hoặc các loại xúc xích lên men hoặc khô. Nếu ăn phải nấu lại ở nhiệt độ cao trước khi ăn.

Ăn những thực phẩm đã được nấu chín đề phòng ngộ độc thực phẩm.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với nguồn vi sinh vật và trước khi ăn.

Tránh sử dụng tất cả sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng, thực hiện tiệt trùng tất cả sản phẩm sữa.

Không bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu, luôn giữ tủ lạnh bên trong sạch sẽ, đảm bảo nhiệt độ bảo quản thực phẩm ổn định, do vi khuẩn Listeria có thể phát triển và nhân lên từ từ trong tủ lạnh.

2.3. Viêm màng não

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là bệnh do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm màng não là do vi trùng, siêu vi trùng từ nơi khác trong cơ thể qua đường máu lan vào các dịch não tủy. Một số ít nguyên nhân do các loại nấm, ký sinh trùng hay do phản ứng với hóa chất, bệnh tự miễn nhiễm...

Viêm màng não khởi phát từ sớm, tác nhân gây bệnh có thể là các chủng vi khuẩn thường gặp như GBS, Listeria, E.Coli hay virus, nấm,… do tiếp xúc từ môi trường nhiễm bệnh.

Trẻ sơ sinh mắc viêm màng não có các dấu hiệu:

Sốt cao kèm co giật.

Chán ăn, ăn bị nôn trớ.

Trẻ không tỉnh táo, trong trạng thái mơ màng.

Khó cử động vùng cổ, cứng cổ.

Thóp thở phồng hơn so với bình thường.

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như: tổn thương thận, mất thính giác, vấn đề về trí nhớ, suy giảm nhận thức và thậm chí gây tử vong.

Bệnh viêm màng não trẻ em là một tình trạng bệnh rất nghiêm trọng, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu báo hiệu bệnh ở trẻ sơ sinh để phát hiện sớm. Khi nhận thấy các triệu chứng kể trên, nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ can thiệp khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, kịp thời, hiệu quả nhất.

2.4. Nhiễm khuẩn E.Coli

Nhiễm khuẩn E.Coli sức khỏe trẻ sơ sinh sẽ bị đe dọa.

Nhiễm khuẩn E.Coli sức khỏe trẻ sơ sinh sẽ bị đe dọa.

E.Coli là loại vi khuẩn rất phổ biến trong đường ruột người, chỉ vài chủng độc lực của chúng gây bệnh cho hệ tiêu hóa và nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh không may mắc phải. Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn này thường do tiếp xúc với nguồn vi khuẩn từ bệnh viện, tại nhà do người bệnh gây lây lan hoặc trong quá trình sinh qua đường âm đạo.

Các triệu chứng trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột mẹ cần chú ý là:

Trẻ có thể ho, sổ mũi khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Bé bú kém, chán ăn.

Sốt, quấy khóc bất thường.

Tiêu chảy.

Nhiễm khuẩn E.Coli sức khỏe trẻ sẽ bị đe dọa nếu nhiễm trùng biến chứng tới suy thận, viêm màng não hoặc tổn thương niêm mạc ruột. Do đó, để phòng bệnh cho trẻ cha mẹ cần:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống cho trẻ sạch sẽ.

Người chăm sóc trẻ phải vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ.

Nếu bé ăn dặm thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên kéo dài đến khi bé được 2 tuổi.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang gặp các vấn đề về đường hô hấp, bệnh tiêu hóa.

Cần trang bị cẩn thận khi cho bé ra ngoài và vệ sinh sạch sẽ sau khi con đi về.

2.5. Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida gây nấm miệng hay tưa miệng ở trẻ sơ sinh.

Nấm Candida gây nấm miệng hay tưa miệng ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm nấm Candida ở trẻ em điển hình nhất là tại miệng, còn được gọi là nấm miệng hay tưa miệng, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tưa miệng cũng có thể ảnh hưởng đến móng tay, mắt và các nếp gấp da ở cổ, nách, cũng như vùng quấn tã, bao gồm cả âm đạo và nếp gấp của bẹn.

Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có một số yếu tố nguy cơ mắc phải tình trạng nhiễm nấm Candida cao hơn các trẻ khác là khi trong lúc chuyển dạ chào đời trẻ em nhiễm nấm Candida từ mẹ có thể xảy ra ngay khi trẻ vẫn còn trong tử cung nhưng thường gặp nhất là khi đi qua âm đạo lúc sinh.

Khác với các bệnh nhiễm trùng sơ sinh trên, loại nấm này chủ yếu gây biểu hiện tổn thương trên da như:

Xuất hiện đốm trắng quanh miệng, môi hoặc trong má.

Xuất hiện vết nứt khóe miệng.

Đau và phát ban âm đạo.

Nhiễm nấm Candida ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm, bệnh ngoài da có thể điều trị bằng thuốc và chăm sóc. Tuy nhiên cần cẩn thận nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu, nấm có thể tấn công gây biến chứng nặng.

Để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm Candida, khi mẹ bầu nghi ngờ mình bị viêm âm đạo, việc đầu tiên phải làm là nên đến cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa để khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị bằng thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.