8 ca phẫu thuật ghép cơ thể người gây chấn động cả thế giới

6:55 | 27/09/2022

Những ca ghép cơ thể người được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới đã chứng minh sự phát triển của y học hiện đại, mở ra những hy vọng, tương lai mới cho nhiều bệnh nhân.

Ca ghép tim người đầu tiên

Năm 1967, bác sĩ người Nam Phi Christiaan Barnard đã thực hiện thành công ca ghép tim người đầu tiên trên thế giới, bệnh nhân là Louis Washkansky bị bệnh suy tim. Thành tựu này được các nhà sử học trong thế kỷ XX ca ngợi là mang ý nghĩa xã hội và khoa học tương đương với sự kiện con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.

Kỹ thuật mà bác sĩ Barnard sử dụng ban đầu được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ vào thập niên 1950. Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Norman Shumway đã thực hiện ca ghép tim thành công đầu tiên trên một chú chó tại Đại học Stanford ở California vào năm 1958.

Bệnh nhân Louis Washkansky tỉnh lại sau ca ghép tim đầu tiên.

Bệnh nhân Louis Washkansky tỉnh lại sau ca ghép tim đầu tiên.

Theo một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Y khoa Nam Phi (South African Medical Journal), ngày 3/12/1967, một trái tim mới trong lồng ngực của bệnh nhân Louis Washkansky đã hoạt động trở lại sau khi chịu một cú sốc điện.

Bệnh nhân Louis Washkansky đã dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để giữ cho cơ thể không đào thải trái tim mới. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng khiến ông dễ mắc bệnh hơn, và chỉ 18 ngày sau ca phẫu thuật ông qua đời vì chứng viêm phổi. Dù sao trái tim mới của Washkansky vẫn hoạt động bình thường cho đến khi ông mất, và bác sỹ Barnard nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới.

Người đầu tiên được phẫu thuật thẩm mỹ

Walter Yeo, một thủy thủ người Anh trong Thế chiến thứ nhất được biết đến là người đầu tiên được thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Do bị chấn thương nghiêm trọng ở mặt trong trận Jutland trên chiến hạm HMS Warspite năm 1916, chiến sĩ Walter đã bị mất đi cả mí mắt trên và bọng mắt dưới.  

Năm 1917, Walter được bác sĩ Harold Gillies là cố vấn y tế quân đoàn hoàng gia trực tiếp điều trị thương tích trên mặt. Được biết, bác sĩ Gillies là người đầu tiên sử dụng phương pháp cấy ghép da đồng thời cũng là cha đẻ của phẫu thuật thẩm mỹ.

Bệnh nhân được phẫu thuật cấy ghép da mặt.

Bệnh nhân được phẫu thuật cấy ghép da mặt.

Tại khu chuyên khoa thuộc Bệnh viện Queen Mary (thành phố Sidcup, hạt Kent, Anh), Walter đã được bác sĩ Gillies điều trị bằng công nghệ cấy ghép da kiểu mới có tên cấy ghép cuống (tubed pedical). Cuối cùng, chàng thủy thủ trẻ tuổi đến từ thành phố Plymouth, hạt Devon cũng đã được tạo hình mí mắt mới nhờ một lớp mặt nạ da ghép quanh khu vực mắt.

Sau ca phẫu thuật nay, bác sĩ Gillies và các đồng nghiệp đã phát triển nhiều kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ. Hơn 11.000 ca phẫu thuật đã được thực hiện trên hơn 5.000 người đàn ông (chủ yếu là binh sĩ bị thương ở mặt, thường là do vết thương do chiến tranh).

Ghép buồng trứng

Năm 2004, các bác sĩ tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản St. Louis (Mỹ) đã lấy buồng trứng bên phải của Dorothee Tilly và ghép nó vào cho em gái song sinh của cô, Susanne Butscher. Buồng trứng của bệnh nhân được cấy ghép đã ngừng sản xuất hoóc môn và trứng vì cô bị hội chứng mãn kinh sớm khi ở độ tuổi 15. Butscher, người được cấy ghép buồng trứng đầu tiên trên thế giới, đã sinh một bé gái khỏe mạnh vào năm 2011.

Cấy ghép mô buồng trứng thành công đem lại niềm tin cho những phụ nữ mắc các bệnh về máu, thận, khớp,...

Cấy ghép mô buồng trứng thành công đem lại niềm tin cho những phụ nữ mắc các bệnh về máu, thận, khớp,...

Cũng vào năm 2004, bác sĩ Đan Mạch Claus Yding Andersen báo cáo về một phụ nữ có thể sinh nở sau khi được cấy ghép lại chính mô trứng của cô. Bệnh nhân này, tên là Stinne Holm Bergholdt, có mô buồng trứng đã được cắt bỏ và đông lạnh trước khi điều trị ung thư. Bác sĩ Andersen đã cấy lại mô trứng vào sau khi Bergholdt chữa khỏi ung thư. Bergholdt sau đó đã có hai con.

Sự kiện trên gây chấn động giới khoa học toàn cầu. Theo giáo sư Kutluk Oktay, Đại học Cornell (Mỹ), kỹ thuật cấy ghép mô buồng trứng giờ đây có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, đem lại niềm tin cho những phụ nữ mắc các bệnh về máu, thận, khớp và phải điều trị bằng các loại thuốc chống ung thư.

Cấy ghép thành công "cậu nhỏ"

Năm 2006, các nhà phẫu thuật Trung Quốc đã thực hiện thành công ca cấy ghép dương vật đầu tiên. Tuy nhiên, các bác sĩ đã phải cắt bỏ bộ phận ghép này 15 ngày sau mổ vì người được cấy "cậu nhỏ" và vợ anh ta bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng, nhóm bác sĩ báo cáo trên tạp chí tiết niệu European Urology.

Bệnh nhân là một nam giới 44 tuổi, bị mất dương vật do một tai nạn, khiến anh không thể đứng tiểu hay quan hệ tình dục. Các bác sĩ đã lấy "cậu nhỏ" từ một thanh niên 22 tuổi chết não để ghép cho anh. Sau 10 ngày phẫu thuật, bệnh nhân có thể đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, "cậu nhỏ" mới có vẻ ngoài sưng lên và vợ anh ta không thể tiếp nhận nên cuối cùng họ quyết định cắt bỏ. 

cấy dương vật

Cuối năm 2014, một ca cấy ghép dương vật nữa cũng được thực hiện thành công tại Nam Phi. Bệnh nhân 21 tuổi, danh tính không được tiết lộ, có dương vật bị cắt đứt ba năm trước sau một ca cắt bao quy đầu hỏng ở một nghi lễ truyền thống.

Bệnh nhân nhận dương vật mới từ một người hiến tặng đã qua đời. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, lấy lại được tất cả chức năng của đường tiết niệu và sinh sản chỉ sau ba tháng phẫu thuật.

"Chúng tôi chứng minh được rằng việc này hoàn toàn có thể thực hiện. Chúng tôi có khả năng cung cấp cho một người nào đó một bộ phận cơ thể tốt như cái họ từng có", AFP dẫn lời Frank Graewe, trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình bằng chất dẻo thuộc Đại học Stellenbosch - nơi thực hiện ca cấy ghép, cho hay.

Ghép 6 bộ phận trên một bệnh nhân

Năm 2008, cô bé Alannah Shevenell, 5 tuổi, ở thị trấn Hollis, tiểu bang Maine (Mỹ) phát hiện bị ung thư mô cơ. Em đã phải trải qua 6 cuộc phẫu thuật để cấy ghép mới các cơ quan thực quản, thận, dạ dày, lá lách, tuyến tụy và ruột non mới có khả năng sống sót. Bác sĩ Heung Bae Kim, Trưởng khoa cấy ghép thuộc bệnh viện nhi ở Boston chia sẻ với ABC News rằng: "Chúng tôi phải cắt bỏ tất cả những bộ phận này vì khối u di căn nhanh và bao quanh mạch máu trong cơ thể cô bé. Việc cấy ghép nhiều cơ quan nội tạng là hy vọng cuối cùng để cứu sống Alannah". 

Bệnh nhân phải trải qua 6 cuộc phẫu thuật để cấy ghép mới các cơ quan thực quản, thận, dạ dày, lá lách, tuyến tụy và ruột non mới có khả năng sống sót.

Bệnh nhân phải trải qua 6 cuộc phẫu thuật để cấy ghép mới các cơ quan thực quản, thận, dạ dày, lá lách, tuyến tụy và ruột non mới có khả năng sống sót.

Bé Shevenell may mắn nhận được các cơ quan nội tạng từ một đứa trẻ đã qua đời có cùng cỡ người và nhóm máu, có thể tiến hành cấy ghép cùng một lúc. Ca phẫu thuật cắt bỏ các cơ quan hư hỏng và ghép những phần mới cho cô bé được thực hiện đầu năm 2012, khi em 9 tuổi. Sau ca phẫu thuật mang tính đột phá, ghép 6 tạng, cô bé dần hồi phục sức khỏe.

Theo các bác sĩ, Shevenell sẽ phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho đến hết cuộc đời. Có một rủi ro em phải đối mặt là có thể phải tiếp tục phẫu thuật nếu như tế bào ung thư vẫn còn trong cơ thể. Ngoài ra, suốt quãng đời còn lại, cô bé này sẽ tiêm thuốc chống đào thải các cơ quan nội tạng.

Cấy ghép tử cung

Ngày 9/8/2011, các bác sĩ ở Bệnh viện Đại học Akdeniz (Thổ Nhĩ Kỳ) tiến hành ghép tử cung của một phụ nữ đã chết cho Derya Sert, một cô gái 21 tuổi bị dị tật bẩm sinh không có tử cung. Bệnh nhân sau đó đã được theo dõi thêm 18 tháng rồi mới thụ tinh nhân tạo. Cô đã có thai nhưng sau đó bị sảy. Thực tế Derya Sert là ca ghép tử cung thứ 2 được thực hiện trên thế giới. Ca đầu tiên là ở Ả Rập Saudi vào năm 2000 từ một người hiến tạng đang sống. Tuy nhiên ca này thất bại sau 3 tháng do bệnh nhân bị đông máu và cuối cùng các bác sĩ phải loại bỏ tử cung đã ghép.

Cuối năm 2014, một phụ nữ Thụy Điển 36 tuổi được coi là trường hợp đầu tiên sinh con khỏe mạnh từ tử cung được ghép. Bệnh nhân sinh ra không có tử cung dù vẫn có các buồng trứng hoạt động bình thường. Cô đã được cấy ghép tử cung do một người bạn của gia đình, 61 tuổi, hiến tặng.

Các ca phẫu thuật cấy ghép tử cung thành công đã làm dấy lên hy vọng mới cho hàng triệu phụ nữ vô sinh trên thế giới.

Các ca phẫu thuật cấy ghép tử cung thành công đã làm dấy lên hy vọng mới cho hàng triệu phụ nữ vô sinh trên thế giới.

Theo tạp chí y học Anh The Lancet, 1 năm sau khi cấy ghép tử cung, các bác sĩ quyết định cấy ghép một trong các phôi đông lạnh để giúp bệnh nhân có thai. Em bé của cô chào đời ở tuần thai thứ 32, nặng 1,8 kg và sức khỏe ổn định.

Sau khi có đứa con đầu, người phụ nữ được cấy ghép tử cung này sẽ sớm phải quyết định có muốn sinh thêm đứa con thứ hai hay không. Nguyên nhân là do thuốc dùng để ngăn chặn tử cung cấy ghép bị thải loại sẽ gây hại về dài hạn vì vậy, bệnh nhân sẽ thử mang thai lần nữa hoặc sẽ phải cắt bỏ nó.

Trường hợp của người phụ nữ Thụy Điển nói trên đã làm dấy lên hy vọng mới cho hàng triệu phụ nữ vô sinh trên thế giới. 

Tháng 11/2015, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ) cũng đã công bố lần đầu tiên cấy ghép thành công tử cung của một người hiến tạng đã chết cho một người phụ nữ không có tử cung. Sau một năm sống chung với tử cung được cấy ghép, bác sĩ đã tiến hành thụ tinh nhân tạo và chuyển phôi vào buồng tử cung này. 

Ca ghép toàn bộ khuôn mặt lớn nhất thế giới

Vụ tai nạn tháng 9/2001 đã cướp đi khuôn mặt của người lính cứu hỏa Pat Hardison (41 tuổi, Mỹ) khi anh đang tham gia cứu người ở một ngôi nhà đang bốc cháy. Hàng tháng trời nằm viện sau vụ tai nạn Hardison đã vĩnh viễn mất đi toàn bộ khuôn mặt khuôn mặt, da đầu, tai, mí mắt, mũi, môi. Kể từ thời gian đó, anh đã trải qua khoảng 70 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ trong suốt 10 năm ròng với mong ước phục hồi lại một phần khuôn mặt.

Patrick Hardison trước và sau khi ghép mặt. Ảnh: BBC

Patrick Hardison trước và sau khi ghép mặt. Ảnh: BBC

Đến tháng 7/ 2015, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của Hardison - tiến sĩ Eduardo Rodriguez (trung tâm y tế Langone, thuộc trường đại học New York) đã tìm được một người hiến tặng toàn bộ khuôn mặt rất phù hợp với Hardison. Cuộc phẫu thuật ghép toàn bộ khuôn mặt kéo dài suốt 26 tiếng đồng hồ đã gây một tiếng vang lớn trong y học thế giới. Lần đầu tiên các bác sĩ đã cấy ghép và thành công và trả lại cuộc sống bình thường cho một con người kém may mắn. Dự kiến bệnh nhân sẽ kiểm soát hoàn toàn cơ mặt của mình một cách đầy đủ trong vòng 1 năm nữa.

Ghép tim lợn cho người

Ngày 7/1/2022 đánh dấu lần đầu tiên một cơ quan nội tạng ở lợn được cấy ghép cho người. Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ) công bố ca cấy ghép thành công quả tim lợn đã được chỉnh sửa gene cho một người đàn ông David Bennett (57 tuổi, quốc tịch Mỹ). Sự kiện này đã mang lại hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân suy tạng trên thế giới.

"Đây là một ca phẫu thuật mang tính đột phá và đưa chúng ta tiến gần hơn đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu nội tạng", TS Bartley Griffith, người thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép tim chia sẻ với báo chí.

Trước khi cấy ghép cho người bệnh, trái tim lợn trải qua chỉnh sửa gene để chống đào thải do miễn dịch ở người. (Nguồn ảnh: Trường Y khoa Đại học Maryland)

Trước khi cấy ghép cho người bệnh, trái tim lợn trải qua chỉnh sửa gene để chống đào thải do miễn dịch ở người. (Nguồn ảnh: Trường Y khoa Đại học Maryland)

Đối với bệnh nhân 57 tuổi, ca cấy ghép này được xem là lựa chọn cuối cùng do ông đang trong tình trạng bệnh nặng và có sức khỏe rất kém. Ông đã nằm liệt giường suốt nhiều tháng và phụ thuộc vào máy trợ tim. Các bác sĩ thậm chí đánh giá rằng thể trạng David Bennett lúc ấy thậm chí không đủ điều kiện được cấy ghép từ người sang người. Do đó, họ đã tính đến một phương án khác. Cơ quan quản lý Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ đã vào cuộc và cấp phép khẩn cấp cho ca phẫu thuật như một nỗ lực cuối cùng để cứu bệnh nhân.

Họ tin rằng nếu bệnh nhân duy trì được sự sống sau ca phẫu thuật, đây sẽ là bước đột phá giúp giải quyết tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nội tạng hiến tặng.

Tuy nhiên, sau 2 tháng phẫu thuật, ông David Bennett đã qua đời tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland. Các bác sĩ Mỹ không công bố nguyên nhân chính xác của ca tử vong mà chỉ tiết lộ rằng tình trạng của người đàn ông nhận tim lợn 2 tháng trước đó bắt đầu xấu đi từ vài ngày trước khi chết.  

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

7:28 | 21/04/2024

Nhiều biệt thự đơn lập tại một dự án ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang được rầm rộ rao bán cắt lỗ tới hàng triệu đô khiến nhiều người sửng sốt và cho rằng không loại trừ khả năng nhà đầu tư hay môi giới thông đồng tạo thông tin để làm nóng thị trường.

Dùng Taganil trị chóng mặt trong thời gian dài có hại gan và dạ dày không?

Dùng Taganil trị chóng mặt trong thời gian dài có hại gan và dạ dày không?

7:39 | 20/04/2024

Ngày nay, tình trạng chóng mặt không còn là vấn đề xa lạ đối với nhiều người và theo đó, thuốc tanganil đã trở thành một giải pháp được nhiều bác sĩ khuyên dùng để giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, như mọi loại thuốc khác, việc sử dụng tanganil đòi hỏi một số lưu ý mà người dùng cần biết.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.