Ai không nên dùng glucosamin?
Các sản phẩm glucosamin đang được dùng phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt ở những người có vấn đề về xương khớp. Vậy ai không nên dùng glucosamin?
Glucosamin là một loại đường amin tự nhiên do cơ thể sản xuất. Nồng độ glucosamin tự nhiên cao nhất có trong khớp và sụn, cần thiết cho sức khỏe của khớp. Đây cũng là một loại thực phẩm bổ sung rất phổ biến hiện nay trên thị trường.
Dùng glucosamin có tác dụng phụ không?
Thuốc bổ sung glucosamin có thể an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro cần lưu ý khi sử dụng.
Các phản ứng phụ có thể xảy ra bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Ợ nóng
- Đau bụng...
Người bệnh mạn tính cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucosamin.
Hầu hết các sản phẩm glucosamin đều chứa muối kali hoặc natri. Do đó, những người mắc các bệnh đặc biệt cần hạn chế kali hoặc natri nên chú ý đến nhãn thông tin khi dùng và tính toán kỹ hàm lượng natri khi nạp vào cơ thể. Nói chung, lượng natri khuyến nghị hàng ngày cho người bình thường là dưới 2400mg.
Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc bổ sung glucosamin có thể tương tác với các loại thuốc khác. Ví dụ, khi sử dụng kết hợp với warfarin, một thuốc chống đông máu (làm loãng máu), giá trị PT - INR (giá trị xét nghiệm dùng để kiểm tra đông máu), sẽ tăng lên làm tăng tăng nguy cơ chảy máu.
Nên tiêu thụ bao nhiêu glucosamin là tốt nhất?
Liều dùng glucosamin được khuyến nghị thường là 1.500mg mỗi ngày. Số lượng này được coi là đủ để hỗ trợ sức khỏe khớp và nhiều chất bổ sung dựa trên lượng khuyến nghị này. Tuy nhiên, số lượng bạn cần thay đổi tùy thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe... do đó, trước khi bổ sung người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp với cá nhân mình.
Lưu ý, glucosamin không phải là phương pháp điều trị duy nhất để cải thiện chứng đau khớp. Thay đổi lối sống như tập thể dục, kiểm soát cân nặng để củng cố sụn khớp, rất quan trọng để giảm đau, khó chịu. Tốt nhất người bệnh nên đi khám để được điều trị thích hợp.
Ai không nên dùng glucosamin?
Một số người cần rất thận trọng hoặc không nên dùng glucosamin:
- Người bị dị ứng với hải sản: Hầu hết các chất bổ sung glucosamin đều được chiết xuất từ vỏ giáp xác, vì vậy những người bị dị ứng với hải sản nên tránh dùng.
- Người mắc bệnh mạn tính và có thể chất đặc biệt: Glucosamin có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, vì vậy những người mắc bệnh mạn tính hoặc thể chất đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh bổ sung glucosamin do thiếu các nghiên cứu an toàn liên quan đến nhóm đối tượng này.
Tin cùng chuyên mục
Lý do không dùng thực phẩm bổ sung magiê với sắt, kẽm và canxi
7:04 | 29/11/2024
Magiê là một khoáng chất thiết yếu nhưng nếu bổ sung magiê không đúng cách sẽ không mang lại kết quả tối ưu mà còn gây hại…
Người bệnh tăng nhãn áp cần thận trọng dùng thuốc cảm, dị ứng...
7:03 | 27/11/2024
Thuốc trị dị ứng, cảm cúm không kê đơn (OTC) là những loại thuốc rất thông dụng, không cần kê đơn. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh tăng nhãn áp cần hết sức thận trọng khi dùng các loại thuốc này.
4 bước dùng thuốc nhỏ mắt đúng cách
7:03 | 25/11/2024
Thuốc nhỏ mắt là loại thuốc thông dụng để điều trị nhiễm trùng mắt hay làm dịu mắt khô hoặc bị kích ứng… Nhiều người nhỏ thuốc không đúng cách, dẫn đến điều trị không hiệu quả, lãng phí thuốc.
Ảnh-Video-Emagazine
4 món ngon bổ dưỡng, dễ làm từ loại quả quen của người Việt được coi là siêu thực phẩm mùa Đông ở nước ngoài
Loại quả này đã được CDC Mỹ xếp vị trí hàng đầu trong biểu đồ mật độ dinh dưỡng của các loại rau củ quả. Tận dụng siêu thực phẩm mùa đông này, bạn có thể thử làm 4 món ngon tuyệt, dễ làm dưới đây.