Ai là người tìm ra loại thuốc giúp cả thế giới thoát nỗi đau khi phẫu thuật?

18:59 | 14/09/2022

Ai là người tìm ra thuốc gây mê đầu tiên, giúp nhân loại thoát khỏi nỗi sợ hãi khi phẫu thuật? Quá trình hình thành và phát triển của thuốc gây mê ra sao?

Gây mê là phương pháp làm cho bệnh nhân mất ý thức (có thể phục hồi) và giảm đau, để giúp thực hiện các phương pháp chữa bệnh có thể gây đau đớn như phẫu thuật, thủ thuật trên bệnh nhân. Trước khi thuốc gây mê được sáng chế, tất cả ca phẫu thuật lớn nhỏ, từ nhổ răng, phẫu thuật cắt vú, mổ mắt, mổ bắt con... đều được thực hiện khi bệnh nhân tỉnh táo, là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhân loại. 

Trước đó, khi chưa có thuốc mê, các bác sĩ phải thao tác cực nhanh và chính xác để giảm đau đớn cho bệnh nhân và tăng tỷ lệ sống sót. Mỗi ca phẫu thuật trung bình chỉ kéo dài từ 45 giây đến 45 phút. Các y tá đứng xung quanh bàn mổ. Nhiệm vụ của họ là ghìm chân tay, cơ thể, không cho bệnh nhân giãy giụa. Sai sót về kỹ thuật mổ hiếm khi xảy ra, song tỷ lệ thiệt mạng trong và sau phẫu thuật rất cao, trung bình cứ 4 bệnh nhân phẫu thuật lại có một người chết do sốc vì quá đau đớn, hoặc nhiễm trùng. Những bệnh nhân phẫu thuật phải trải qua nỗi sợ hãi, đau đớn thể xác và tinh thần khó lột tả.

Trước khi phát hiện ra thuốc gây mê, bệnh nhân được phẫu thuật trong trại thái tỉnh tảo, chân tay bị ghìm chặt. (Ảnh: The best History Encyclopedia)

Trước khi phát hiện ra thuốc gây mê, bệnh nhân được phẫu thuật trong trại thái tỉnh tảo, chân tay bị ghìm chặt. (Ảnh: The best History Encyclopedia)

Thuốc gây mê xuất hiện từ khi nào?

Vào thời kỳ văn minh cổ đại (người Babylon, Hy Lạp, Trung Quốc và Inca) người ta đã biết dùng cây thuốc phiện, lá cây coca, rễ cây mandrake (cây độc có quả vàng), rượu và ngay cả việc trích máu (mục đích tạo nên mất tri giác) để cho phép các nhà ngoại khoa thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh nhân. Người Ai cập cổ cũng đã biết kết hợp cây thuốc phiện và cây hyoscyamus (là hai cây thuốc sau này điều chế thành morphine và scopolamine được sử dụng trong tiền mê) để gây mê.

Ngoài ra phương thức giảm đau gần giống như gây tê vùng cũng đã được sử dụng từ thời xưa như: Gây chèn ép thân thần kinh (gây thiếu máu nuôi dây thần kinh), làm lạnh để gây tê vùng mổ (cryoanalgesia) hoặc các phẫu thuật viên đã thực hiện phương thức như gây tê tại chỗ bằng cách nhai các lá cây coca rồi đắp lên vết thương.

Lúc đó các thủ thuật, phẫu thuật bị giới hạn và chỉ thực hiện được với các trường hợp gãy xương, các vết thương do chấn thương, cắt cụt chi hoặc lấy sỏi bàng quang. Vì vậy sự phát triển của lĩnh vực ngoại khoa bị cản trở không những do thiếu hiểu biết về quá trình bệnh lý, giải phẫu, vô trùng trong phẫu thuật mà còn thiếu hụt sự tin cậy và an toàn của kỹ thuật gây mê.

Kỹ thuật gây mê được phát triển trước hết bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc mê bốc hơi và khí mê, tiếp theo là các thuốc tê để áp dụng trong gây tê vùng và tê tại chỗ, sau cùng là các thuốc mê tĩnh mạch, thuốc giảm đau trung ương và thuốc giãn cơ. Sự khám phá về gây mê trong lĩnh vực ngoại khoa được đánh giá là một đột phá quan trọng về lịch sử phát triển của con người.

Thuốc mê ban đầu có thể bắt nguồn từ thời cổ đại (người Babylon, Hy Lạp, Trung Quốc và Inca).

Thuốc mê ban đầu có thể bắt nguồn từ thời cổ đại (người Babylon, Hy Lạp, Trung Quốc và Inca).

Ai là người đầu tiên tìm ra thuốc gây mê?

Năm 1846, nỗi sợ hãi lớn nhất của nhân loại về cơn đau khi phẫu thuật chính thức khép lại. Các phương pháp gây mê lúc đó bao gồm khí, mặt nạ, thuốc tiêm tĩnh mạch…, được phát hiện bởi một số bác sĩ xuất sắc trong suốt 2 thế kỷ. Cái tên nổi bật nhất phải kể đến khi tìm thấy thuốc gây mê, đặt nền móng cho phương pháp gây mê hiện đại đó là William TG Morton (1819-1868). Ông là một nha sĩ và bác sĩ ở Boston, Mỹ. Vào thời điểm đó đó, ông cố gắng tìm kiếm một chất tốt hơn những gì các nha sĩ đang sử dụng là Nitơ oxit.

William TG Morton và bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, John Collins Warren (1778-1856) đã làm nên lịch sử vào ngày 16/10/1846, với một ca phẫu thuật thành công đầu tiên được thực hiện bằng khí gây mê Ether. 

Theo đó, vào ngày 16/10/1846, William TG Morton đã sử dụng Ether sulfuric để gây mê cho một người đàn ông cần phẫu thuật cắt bỏ khối u mạch máu ở cổ. William TG Morton gọi thuốc gây mê của mình là “Letheon”, được đặt theo tên sông Lethe trong thần thoại Hy Lạp. Nước của con sông này được ghi nhận có thể giúp xóa bỏ những ký ức đau buồn.

BS. William TG Morton (1819-1868).

BS. William TG Morton (1819-1868).

Ông bắt đầu mua Ether từ một nhà hóa học địa phương và cho thú cưng của mình tiếp xúc với khí Ether trước tiên. Sau khi xác nhận độ an toàn của nó, ông thử nghiệm lên các bệnh nhân nha khoa của mình. Chẳng bao lâu sau, nhiều người đau nhức răng đã chi hàng nghìn đô la để tới chữa răng tại phòng khám của ông.

Năm 1845, chỉ một năm trước khi phẫu thuật thành công đầu tiên bằng khí Ether gây mê, Morton và Wells đã thử nghiệm với Nitơ oxit. Trong một cuộc biểu tình khét tiếng tại Trường Y Harvard năm 1845, 2 người đã thất bại trong việc giảm đau cho một đối tượng bị nhổ răng. Điều này khiến 2 người nhận về không ít chỉ trích từ mọi người.

Năm 1844, William TG Morton đã nghe bài giảng của giáo sư hóa học Harvard Charles Jackson về cách dung môi hữu cơ Ether sulfuric có thể khiến một người bất tỉnh hoặc thậm chí là vô cảm. Ông đã thử nghiệm và thành công, đặt nền móng cho khí Ether gây mê hiện đại ngày nay.

William TG Morton đã chứng minh với thế giới rằng Ether là một loại khí mà khi hít vào với liều lượng thích hợp có thể gây mê toàn thân theo đường thở một cách an toàn và hiệu quả. 

Các dấu ấn lịch sử của thuốc gây mê

Ether

Thuốc mê hơi tìm ra đầu tiên đó là Ether (diethyl ether) đã được biết đầu tiên vào năm 1540 do Valerius Cordus tìm ra, lúc ông mới 25 tuổi, Ether cũng được biết trong lĩnh vực y học nhưng trước đó đã không được sử dụng như một loại thuốc mê cho đến năm 1842 khi Crawford W. Long và William E. Clark dùng nó cho bệnh nhân của họ. Tuy nhiên nó vẫn chưa được sử dụng phổ biến.

Bốn năm sau, ở Boston (Mỹ), vào ngày 16/10/1846, William T. G Morton giới thiệu sử dụng Ether để khởi mê trong gây mê toàn thân.

Dù sau này có thêm nhiều loại thuốc mê hơi khác được tìm ra (ethyl chloride, ethylene, divinylether, cyclopropane...), nhưng Ether vẫn được đánh giá là thuốc gây mê toàn thân tiêu chuẩn và tiếp tục sử dụng cho đến đầu thập niên 60 của thế kỷ XX.

Thuốc mê hơi tìm ra đầu tiên đó là Ether (diethyl ether) đã được biết đầu tiên vào năm 1540.

Thuốc mê hơi tìm ra đầu tiên đó là Ether (diethyl ether) đã được biết đầu tiên vào năm 1540.

Chloroform

Sau Ether, năm 1831 thuốc mê hơi Chloform được khám phá. Chloroform được công ty Samuel Guthrie ở Mỹ và Eugene Soubeiran ở Pháp sản xuất độc lập. Hợp chất hóa học này có tác dụng gây mê mạnh có thể khiến một người hoàn toàn bất tỉnh.

Ngày 4/11/1847, James Young Simpson là người đầu tiên đặt mình vào trạng thái mê ngây thơ, có lẽ bản thân thậm chí còn không biết mình đã bất tỉnh. Kể từ đó, Chloroform chính thức ra đời như một phương tiện giúp thực hiện những ca phẫu thuật lớn.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Chloroform giết chết khoảng 1/3.000 bệnh nhân, khiến nó không an toàn về mặt y học. Nhưng, điều này không ngăn cản bất cứ ai. Nó đã trở thành một thuốc gây mê “sang chảnh” trong thời Victoria. Nữ hoàng Victoria thậm chí còn được gây mê bằng chloroform trong khi sinh con. Từ đó, chất này được sử dụng rộng rãi ở Anh và Mỹ.

Sau này do Chloroform thường gây rối loạn nhịp tim, ức chế hô hấp, nhiễm độc gan trong và sau gây mê nên càng ngày những nhà gây mê từ chối sử dụng.

Nitơ ôxit (N2O)

Mặc dù khí N2O (Nitrous oxide) được khám phá từ 1772 bởi nhà lý luận chính trị kiêm khoa học gia Joseph Priestley nhưng mãi đến 1844 mới được xem là một loại thuốc mê. Vì có nhiều tai biến do gây thiếu oxy trong quá trình sử dụng để gây mê, thuốc này không được sử dụng cho đến 1868 Edmun Andrew đã dùng lại bằng cách pha trộn với 20% oxy. Khí mê này hiện nay còn được sử dụng phổ biến và vẫn là một khí mê tốt.

Morphin

Năm 1804 Morphin lần đầu tiên được phân lập từ thuốc phiện và mất nhiều thời gian để phát triển. Điều này phần lớn là do các thí nghiệm đầu tiên về Morphin trên động vật gần như luôn gây chết. Sau này, Friedrich Wilhelm Serturner, người phát hiện ra Morphin, đã sử dụng chất này trên chính mình với liều lượng nhỏ hơn và nhận thấy kết quả khá dễ chịu.

Sau khi phát minh ra kim tiêm dưới da, Morphin trở thành một lựa chọn khả thi trong điều trị đau và được sản xuất thương mại. Không lâu sau đó, những đặc tính gây nghiện của Morphin đã được tiết lộ, đặc biệt là ở các cựu chiến binh. Nghiện Morphin được đặt biệt danh là “bệnh của lính”. Nhưng Morphin chưa bao giờ hoàn toàn bị cấm và vẫn được sử dụng trong y học ngày nay.

thuốc mê2

Heroin

Mãi đến năm 1895, Công ty Bayer của Đức cuối cùng đã đưa Heroin ra thị trường như một thuốc giảm đau, mặc dù nó được tổng hợp lần đầu tiên từ Morphin vào năm 1874. Tuy nhiên, mãi đến 20 năm sau nó mới được tái tổng hợp bởi một người Đức tên là Felix Hoffman.

Trong khoảng 25 năm, những vấn đề liên quan đến Heroin dần hiện rõ. Chỉ riêng ở Mỹ, ước tính có khoảng 200.000 người bị nghiện thuốc. Nước Mỹ đã cầm chất này rất lâu trước khi nhiều loại ma túy khác như Cocain và LSD trở thành bất hợp pháp.

Một số loại thuốc gây mê khác

Sự ra đời của nhóm thuốc mê họ Halogen vào giữa thập niên 1950 cũng là một bước ngoặc phát triển của ngành gây mê hồi sức thế giới (Halothan tìm ra 1951 và cho phép sử dụng 1956). Methoxyflurane (tìm ra 1958 và cho phép sử dụng 1960). Enflurane (tìm ra 1963 và cho phép sử dụng 1973). Isoflurane (tìm ra 1965 và cho phép sử dụng 1981).

Sau đó những thuốc mê bốc hơi mới tiếp tục phát triễn như Desflurane (1972), có nhiều tính chất dược lý giống Isoflurane, cũng như có tính chất hấp thu nhanh và đào thải nhanh giống N2O đã đưa vào sử dụng. Sevofluran một thuốc mê có tỉ lệ hoà tan trong máu thấp được cho phép sử dụng 1995.

Tin cùng chuyên mục

Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout

Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout

7:12 | 04/05/2024

Việc dùng thuốc giảm đau điều trị bệnh gout kịp thời giúp người bệnh dễ chịu, ngủ ngon hơn và giảm các nguy cơ biến chứng sau này…

Nam sinh bố tâm thần, mẹ bại liệt thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt?

Nam sinh bố tâm thần, mẹ bại liệt thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt?

8:29 | 03/05/2024

Câu chuyện truyền cảm hứng của chàng thủ khoa đại học Thanh Hoa đã khiến nhiều người cảm động.

Vì sao giá hàng hoá, dịch vụ ở Hà Nội đắt đỏ ?

Vì sao giá hàng hoá, dịch vụ ở Hà Nội đắt đỏ ?

7:19 | 03/05/2024

Tổng cục Thống kê mới đây đã chỉ ra, giá cả hàng hoá, dịch vụ sinh hoạt ở thành phố Hà Nội trở nên đắt đỏ nhất cả nước. Thậm chí liên tục nhiều năm liền, Hà Nội đã giữ vị trí “quán quân” này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.