Bệnh truyền nhiễm: Vì sao trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh?

17:26 | 11/07/2022

Theo nghiên cứu, trẻ em nhất là ở độ tuổi học đường như nhà trẻ, mầm non, tiểu học… dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân là do trẻ có nhiều tiếp xúc, sinh hoạt ở lớp học, nhà trẻ ở trường nên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao.

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây và diễn biến khá phức tạp. Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm có thể làm cho cơ thể suy sụp nhanh chóng nếu không nhận được sự trợ giúp y tế kịp thời. Trang bị kiến thức về các bệnh truyền nhiễm là yếu tố tiên quyết để cha mẹ có biện pháp phòng ngừa đúng cách, tránh bị lây nhiễm cho trẻ và những hệ lụy do bệnh truyền nhiễm gây ra.

1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, đây là dạng bệnh rất phổ biến. Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật (như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng) gây ra, bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch với số người mắc nhiều.

Khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đó được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch. Tùy theo loại bệnh và cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau.

Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở trẻ.

Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở trẻ.

2. Bệnh truyền nhiễm được phân loại

Bệnh truyền nhiễm được phân loại theo đường lây và chia ra 5 nhóm bệnh. Cụ thể:

Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu.

Bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm mạc.

Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá.

Bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp.

Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường.

3. Bệnh truyền nhiễm có đặc điểm chung gì?

Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều con đường khác nhau.

Bệnh do vi sinh vật gây ra nên gọi đó là mầm bệnh. Thông thường mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên, tuy nhiên có một số trường hợp có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh gây nên.

Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng một đường, nhưng cũng có thể lây bằng nhiều con đường.

Bệnh phát triển theo các giai đoạn và diễn ra kế tiếp nhau.

Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình đó gọi là miễn dịch bảo vệ.

4. Bệnh truyền nhiễm phát triển qua các giai đoạn nào?

Thời kỳ ủ bệnh: Đa phần người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì trong giai đoạn này. Thời kỳ ủ bệnh sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể.

Thời kỳ khởi phát: Các triệu chứng của bệnh xuất hiện nhưng chưa nặng và rầm rộ nhất. Bệnh khởi phát theo một trong 2 kiểu: từ từ hoặc đột ngột.

Thời kỳ toàn phát: Giai đoạn này bệnh phát triển rầm rộ nhất, đầy đủ các triệu chứng nhất và bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này.

Thời kỳ lui bệnh: Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh và tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi.

Thời kỳ hồi phục: Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần hồi phục, chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Tuy nhiên cần phải được tiếp tục theo dõi bởi vì một số trường hợp tái phát.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện.

5. Vì sao trẻ em dễ mắc các bệnh truyền nhiễm?

Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM), ở trẻ một số yếu tố quan trọng gồm độ tuổi, khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, cấu tạo gen và bệnh lý đi kèm có thể ảnh hưởng đến việc mắc bệnh truyền nhiễm.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện và bé có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng và hiếm khi rửa tay sạch. Mặt khác, do trẻ có nhiều tiếp xúc, sinh hoạt ở lớp học, nhà trẻ ở trường nên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao.

Ngày nay việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây, nhưng tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em rất cao. Một số bệnh có thể khó chẩn đoán hoặc điều trị vì vậy phụ huynh cần có kiến thức về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.

6. Điều trị bệnh truyền nhiễm được thực hiện như thế nào?

Điều trị bệnh truyền nhiễm phải điều trị đặc hiệu, cơ chế bệnh sinh, điều trị triệu chứng và chế độ chăm sóc dinh dưỡng. Cụ thể:

Điều trị đặc hiệu: Diệt cơ chế gây bệnh. Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh và hoá dược, thảo dược.

Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Đây là biện pháp đặc biệt quan trọng đối với các bệnh do virus, vì hiện tại thuốc có tác dụng thực sự diệt virus còn rất ít. Phương pháp này nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý.

Điều trị triệu chứng: Làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh dễ chịu hơn, đây là phương pháp điều trị hỗ trợ cần thiết.

Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng: Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, do vậy ngoài điều trị bệnh phải rất quan tâm đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng chống bệnh truyền nhiễm.

7. Phòng chống bệnh truyền nhiễm cho trẻ

Đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ và thoáng mát.

Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, cho trẻ mang khẩu trang ra ngoài và đặc biệt giữ ấm cổ cho trẻ khi trời chuyển lạnh.

Tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu trong thời tiết đang chuyển mùa. Bởi điều này sẽ khiến cho đường hô hấp của trẻ bị suy yếu, dễ bị virus và vi khuẩn tấn công.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Thường xuyên rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ.

Trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh cần rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ.

Không du lịch đến nơi có vùng dịch.

Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp với các dấu hiệu như: ho, hắt hơi, sổ mũi… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám nhi gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tiêm vaccine đầy đủ cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tin cùng chuyên mục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.