Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em: Các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị

16:09 | 28/06/2022

Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em là một chứng bệnh hiếm gặp nhưng ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ, sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến suốt cuộc đời. Trong khi, trẻ nhỏ chưa nhận thức rõ ràng về triệu chứng bệnh để nói rõ cho bố mẹ về nơi đau và các dấu hiệu khác. Vậy làm sao để chúng ta phát hiện và kịp thời điều trị căn bệnh này cho con em chúng ta? Hãy cùng nhau tìm hiểu và có phương án phòng trừ qua bài viết sau đây.

Bài viết có sử dụng các tư vấn chuyên môn của TS.BS Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam trên báo Sức khỏe & Đời sống.

1. Khái niệm viêm đại tràng ở trẻ

Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em là căn bệnh xảy ra khi đại tràng bị tổn thương và viêm nhiễm ở nhiều cấp độ từ niêm mạc đến toàn bộ đại tràng. Bệnh có thể không biểu hiện rõ ràng ở trẻ cho đến khi trưởng thành mới có triệu chứng rõ ràng.

Đây là căn bệnh kéo dài và có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Bởi vậy, bố mẹ cần phải chủ động trong phòng trị bệnh này, để con được phát triển một cách toàn diện nhất.

2.Triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ

Thống kê cho biết, các bệnh nhân viêm đại tràng là trẻ em chiếm khoảng 15-20% và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ trên 10 tuổi. Khác với người lớn các triệu chứng viêm loét đại tràng ở trẻ thường rất khó phát hiện và thường có biểu hiện khi đã ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Bởi vậy, ngay khi có các triệu chứng sau, bố mẹ nên cho con đi khám sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời vì có thể trẻ đã mắc bệnh viêm đại tràng. Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm đại tràng ở trẻ, bao gồm:

  • Biếng ăn, chán ăn, sụt cân.
  • Tiêu chảy, đi đại tiện kèm máu hoặc chất nhầy;
  • Đau bụng,đầy hơi, khó tiêu
  • Sốt kèm buồn nôn và nôn mửa
Khi thấy các dấu hiệu biếng ăn, sụt cân, tiêu chảy, đau bụng,...rất có thể trẻ đã mắc viêm đại tràng.

Ngoài ra, viêm đại tràng còn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ, khiến trẻ thay đổi cảm xúc:

  • Tâm tình không ổn định.
  • Thường xuyên bực bội.
  • Rơi vào trầm tư. 

Cần thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời nhất.

3. Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng ở trẻ

Bệnh viêm đại tràng ở trẻ nhỏ thường không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó chẩn đoán. Để biết được chính xác trẻ có bị viêm đại tràng hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra lịch sử y tế và thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm máu: Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu nhằm xác định trẻ thiếu máu hay có vấn đề về miễn dịch hay không.
  • Kiểm tra phân: để phát hiện phân có máu, vi khuẩn hay ký sinh trùng đường ruột.
  • Nội soi đại tràng: Dùng mẫu mô ở ruột, kiểm tra xác định tình trạng bị viêm nhiễm.
  • Chụp X- quang: dùng thuốc phản quang để xác định khu vực viêm nhiễm ở đại tràng và hệ thống tiêu hoá.

4. Nguyên nhân viêm đại tràng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân để gây ra căn bệnh viêm đại tràng ở trẻ em bao gồm: Chế độ ăn không hợp lý, nhiễm khuẩn, tâm lý căng thẳng, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, di truyền…

4.1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến viêm đại tràng ở trẻ. Vốn dĩ đại tràng của trẻ rất bé, nhưng bố mẹ cứ nghĩ con ăn ít sẽ còi cọc, chậm phát triển nên cứ dồn ép cho con mình ăn thật nhiều, khiến hệ tiêu hoá của bé làm việc quá tải, gây viêm loét đại tràng.

Viêm đại tràng ở trẻ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, cha mẹ không nên chủ quan.

Ngoài ra trong quá trình ăn uống, bố mẹ để cho trẻ chạy nhảy, nô đùa, xem quá nhiều điện thoại,.. nhiều bộ phận trên cơ thể hoạt động đồng loạt cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của trẻ nhỏ, lâu dần dạ dày và đại tràng sẽ tổn thương nghiêm trọng.

4.2. Do nhiễm khuẩn đường ruột

Việc đáp ứng yêu cầu, sở thích của trẻ trong chuyện ăn uống, cho trẻ ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh,.. cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ. Bởi những thực phẩm này thường chứa nhiều vi khuẩn và nấm đường ruột theo thức ăn đi vào dạ dày của bé, khiến đại tràng tổn thương, gây các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…

4.3. Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Trẻ bị ho, sốt.. thay vì sử dụng các loại cây thảo mộc để chữa trị, thì các ông bố, bà mẹ lại dùng kháng sinh cho trẻ vì tiện, lợi và có hiệu quả cao. Nhưng không biết rằng các loại kháng sinh này có thể  gây ra những tác dụng phụ không như ý ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ trong đó có bệnh viêm đại tràng.

4.4. Tâm lý căng thẳng

Xã hội ngày càng phát triển, bố mẹ ngày càng đòi hỏi nhiều thành tích từ các bé, khiến các bé bị nhiều áp lực. Những căng thẳng áp lực từ học hành, thi cử… tác động đến hệ thống tiêu hoá, vi khuẩn đường ruột làm việc kém hiệu quả, dẫn đến bệnh viêm đại tràng ở trẻ.

4.5. Yếu tố di truyền

 Có khoảng 20% trường hợp viêm loét đại tràng ở trẻ liên quan đến yếu tố di truyền.

5. Tác hại và biến chứng của bệnh viêm đại tràng ở trẻ

Nếu bị viêm đại tràng từ bé, chức năng của đại tràng về sau của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Khi bị viêm đại tràng trẻ sẽ gặp một số biến chứng như: Mất nước do tiêu chảy liên tục, tắc ruột, chảy máu đại tràng, còi xương, suy dinh dưỡng, giảm sức để kháng do sử dụng thuốc điều trị lâu dài.

Khi bệnh đại tràng chuyển nặng, thì ở trẻ sẽ xuất hiện các biến chứng khác như: đau khớp, loãng xương, rối loạn chức năng gan, tổn thương da,…

Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ mắc bệnh có thể dẫn tới ung thư, thậm chí là tử vong.

6.Cách điều trị viêm loét đại tràng ở trẻ

Không giống như người lớn, việc điều trị viêm đại tràng ở trẻ gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi thuốc chữa trị có thể sẽ gây tổn hại đến hệ tiêu hoá của trẻ. Để điều trị được bệnh viêm đại tràng ở trẻ cần căn cứ các yếu tố sau:

  • Độ tuổi
  • Tình trạng sức khoẻ và lịch sử y tế
  • Tình trạng bệnh tật
  • Khả năng hấp thụ thuốc
  • Ý kiến của người bảo hộ.

6.1. Sử dụng thuốc tây

Để giảm các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa,… do viêm đại tràng gây ra cho trẻ một cách nhanh nhất thì thuốc tây là một phương án hợp lý. Chúng ta chỉ sử dụng thuốc tây sau khi thăm khám và thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ.

6.2. Phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị trước đó không đem lại hiệu quả, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật.

Phương án phẫu thuật sẽ được thực hiện khi các biện pháp điều trị không mang lại hiệu quả. Đối với trẻ có bệnh viêm đại tràng chuyển biến nặng, việc sử dụng thuốc không có tác dụng thì phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng mà bác sĩ đưa ra, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần đại tràng bị viêm loét nặng đế tránh các biến chứng về sau.

7. Chăm sóc trẻ khi bị bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại

Để trẻ nhanh chóng phục hồi và phòng ngừa mắc bệnh trở lại, các bậc phụ huynh cần thực hiện một số biện pháp sau:

Cho trẻ ăn uống lành mạnh, khoa học hơn: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, …hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, thực phẩm chiên rán và các món ăn chế biến sẵn, không đảm bảo vệ sinh.

Chỉ cho con ăn đủ, không ép con mình ăn nhiều.Tập thói quen ăn uống tập trung cho trẻ, không cho chạy nhảy hoặc làm việc khác khi ăn.

Không cho trẻ ăn đồ ôi thiu, đồ để tủ lạnh quá lâu, tránh những vi khuẩn có hại xâm nhập gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ.

Giữ cho trẻ tâm lý thoải mái, tránh tạo áp lực lên trẻ; quản lý căng thẳng có thể giúp trẻ phòng tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.

Không dùng thuốc bừa bãi cho trẻ, có triệu chứng bệnh nên cho đi thăm khám bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp cho bệnh viêm đại tràng ở trẻ.

Tin cùng chuyên mục

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.