Bị táo bón mãn tính kéo dài có nguy hiểm đến thể trạng?

13:54 | 25/10/2022

Táo bón là hiện tượng dễ gặp ở mọi lứa tuổi, không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn khiến cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều phiền toái. Nếu táo bón kéo dài không có biện pháp chữa trị sẽ dễ dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Hậu (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết, táo bón là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già. Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng của sống của người mắc. Trẻ em thì quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, người lớn bị táo bón lâu ngày dễ phát triển bệnh trĩ, nứt, rò hậu môn…

Táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, buồn đi đại tiểu mà không đi được phải rặn mạnh phân khó thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.

Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể...

Người bị táo bón mãn tính thường đi đại tiện ≦ 3 lần/tuần.

Người bị táo bón mãn tính thường đi đại tiện ≦ 3 lần/tuần.

Vì sao bị táo bón mãn tính?

Táo bón mãn tính là sự lặp lại thường xuyên trạng thái đi đại tiện phân khô cứng, mặc dù rất buồn đi nhưng khó hoặc không thể đi được và phải rặn rất mạnh, đôi khi bị đau và chảy máu trong lúc đi, phải mất khoảng thời gian lâu mới đi đại tiện được hoặc nhiều ngày mới đi đại tiện. Người bị táo bón mãn tính thường đi đại tiện ≦ 3 lần/tuần. 

Dấu hiệu bị táo bón mãn tính

- Cảm giác không thể đi vệ sinh hoặc đi vệ sinh không hết.

- Mất nhiều thời gian khi đi vệ sinh.

- Nhu động ruột giảm.

- Phân thường có máu, phân khô cứng hơn bình thường.

- Bụng đầy hơi, đau bụng.

- Cảm giác bị tắc nghẽn trực tràng và ruột.

- Dù đã đại tiện nhưng vẫn có cảm giác đầy bụng.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón mãn tính

- Chế độ ăn thường xuyên thiếu nước hoặc chất xơ.

- Thường xuyên uống sữa hoặc các loại thực phẩm bổ sung canxi.

- Dùng một số loại thuốc trong thời gian dài như: thuốc bổ sung sắt, thuốc kháng acid, thuốc trầm cảm, thuốc giảm đau…

- Căng thẳng, stress tác động đến hệ thần kinh và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

- Mắc một số bệnh lý mãn tính như: suy giáp, đa xơ cứng, hội chứng ruột kích thích…

Thường xuyên uống sữa hoặc các loại thực phẩm bổ sung canxi cũng hay gây ra tình trạng bị táo bón.

Thường xuyên uống sữa hoặc các loại thực phẩm bổ sung canxi cũng hay gây ra tình trạng bị táo bón.

Táo bón kéo dài mãn tính gây nguy hiểm thế nào đến thể trạng?

ThS.BS Hoàng Thị Thúy (Chuyên khoa Nội – Bệnh viện Medlatec) cho hay, bệnh táo bón mãn tính nhìn chung không gây ra những nguy hiểm cho tính mạng nhưng càng kéo dài nó càng ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý. Vì thế, trước khi xuất hiện những hệ lụy này, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và ngoại khoa để thăm khám và tìm ra hướng điều trị tối ưu.

Bị táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung như:

Trĩ: Táo bón kéo dài là một trong những “hung thủ” hàng đầu gây ra bệnh trĩ, hiện tượng tăng áp lực ổ bụng khi gắng sức rặn đi ngoài làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi ngoài thường có máu kèm theo phân.

Tắc ruột: Nếu trong đại trực tràng phải tích trữ lâu ngày khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột và dẫn tới các triệu chứng như đau bụng cơn liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn.

Nhiễm độc: Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển sinh ra các chất có hại ngấm, hấp thu vào máu và sẽ dần dẫn tới nhiễm độc mãn tính.

Ung thư hậu môn - trực tràng: Do tính chất phân của người táo bón khô và cứng nên có đậm độ các độc tố và chất gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của người bình thường. Thời gian phân nằm lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng cũng là nguyên nhân dễ gây ung thư.

Sa trực tràng: Tình trạng táo bón kéo dài làm cho các mô của trực tràng thường xuyên căng giãn, lâu dần có thể gây ra tình trạng sa phần niêm mạc ống hậu môn, về sau kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng gây ra sa trực tràng.

Ngoài ra, bị táo bón mãn tính cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và trí não; ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do táo bón gây khó chịu, quấy khóc nhiều dẫn đến mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…

Táo bón mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hại.

Táo bón mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hại.

Khi nào cần đến bệnh viện ngay?

Thông thường, bị táo bón có thể tự điều trị tại nhà, song nếu gặp phải các tình trạng sau cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị như: táo bón kèm theo co thắt và đau bụng dữ dội; táo bón kéo dài 2 tuần không khỏi mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa trị khác nhau tại nhà; trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quấy khóc nhiều, bỏ bú, sụt cân nhanh…

Biện pháp tốt nhất để điều trị táo bón mãn tính

Chế độ ăn ít nhất 25-30 gram chất xơ và 6 cốc nước (250 ml/cốc) để tạo được khối phân mềm cho hằng ngày.

Cố gắng đi vệ sinh như một thói quen vào buổi sáng. Lắng nghe cơ thể của bạn. Luôn luôn đi vệ sinh khi bạn cảm thấy bị thôi thúc.

Tập thể dục điều đặn giúp cải thiện nhu động ruột.

Nếu có tình trạng phân cứng gây tắt nghẽn nên chủ động dùng nhuận tràng.

Một số biện pháp cụ thể giảm tình trạng táo bón kéo dài mãn tính như:

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: bao gồm nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và rau quả tươi mỗi ngày. Chúng chứa nhiều chất xơ có thể làm giảm táo bón. Một số loại trái cây, chẳng hạn như táo, mơ, nho, đào, lê, mận, mận, quả mâm xôi và dâu tây có hàm lượng sorbitol cao, đây là thuốc nhuận tràng tự nhiên.

Chọn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì nguyên hạt, thay vì thực phẩm tinh chế và chế biến.

Uống nhiều nước: Cần ít nhất 1,6 lít chất lỏng mỗi ngày. Một vài ly nước ép trái cây mỗi ngày và nước ép quả mơ và mận là những lựa chọn tốt vì chúng có nhiều sorbitol.

Hệ tiêu hóa của mỗi người là khác nhau, vì vậy có thể thử các nguồn thực phẩm khác nhau để giải quyết tình trạng táo bón. Có thể không phải luôn luôn là những thực phẩm giàu chất xơ mới giải quyết được tình trạng này.

Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe trên một chiếc xe đạp đứng yên, yoga giúp giảm nguy cơ táo bón cũng như tăng cường sức khỏe.

Dùng thuốc trị táo bón (nên có sự thăm khám và chỉ định từ phía bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh được các hệ lụy xấu cho sức khỏe do việc dùng sai thuốc, sai liều lượng gây ra).

Nếu đang dùng chất bổ sung vitamin có chứa sắt có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi loại khác nếu tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.