Biện pháp phòng ngừa cúm A cho đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh

10:53 | 01/08/2022

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, phòng ngừa như thế nào cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là vấn đề cần lưu tâm.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm type A thuộc các chủng H1N1, H5N1, H7N9, H3N2 gây nên. Virus cúm A liên tục thay đổi và có khả năng gây ra những trận đại dịch lớn, trong đó phổ biến nhất là chủng A/H1N1. 

Virus cúm có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc. Bệnh lây lan nhanh hơn ở những nơi tập trung đông người như trường học, nơi làm việc…

Cúm A đa số lành tính và có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhóm nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: Phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, người bị bệnh hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch… cần được phòng ngừa cúm A tránh lây nhiễm bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não... Vậy phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1 như nào hiệu quả?

1. Virus cúm A tồn tại bao lâu?

Virus cúm A, nhất là virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài. Chúng có thể sống 48h trên các bề mặt thông thường như tay nắm cửa, bề mặt bàn, ghế… trong quần áo virus có thể tồn tại từ 8-12 giờ, duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.

Virus cúm A có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước. Chúng có thể tồn tại được lên đến 4 ngày trong nước ở nhiệt độ 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Vì vậy, các hồ bơi công cộng, hồ bơi trong khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường lý tưởng cho virus phát triển, nhất là trong tiết trời mưa dầm, thiếu ánh sáng để diệt virus.

Các triệu chứng khi mắc cúm A.

Các triệu chứng khi mắc cúm A.

2. Khả năng lây bệnh của virus cúm A

Virus cúm A đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp khi tiếp tiếp xúc với dụng cụ, đồ vật có virus, hoặc tiếp xúc với người bệnh. Virus cúm A xâm nhiễm các tế bào niêm mạc đường hô hấp trên, gây tổn thương niêm mạc khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho do viêm và đau họng, nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, có thể kèm theo tiêu chảy, nôn và buồn nôn.

Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau một vài ngày, tuy nhiên nếu xảy ra ở các đối tượng như phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ, người bị bệnh hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch, thì bệnh có thể tiến triển nặng.

3. Cách phòng ngừa cúm A cho nhóm đối tượng nguy cơ

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, trong mùa dịch cần tránh nơi đông người. Nhóm đối tượng nguy cơ như người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em... cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

Khi có các triệu chứng cúm như: Sốt, ho, sổ mũi, đau đầu... nên đến các cơ sở y tế khám để xác định bệnh và có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

Tăng cường sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục hàng ngày.

Vệ sinh nơi ở, lớp học, nơi làm việc, lau chùi vật dụng, đồ chơi bằng hóa hóa sát khuẩn.

Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng virus Tamiflu chỉ có tác dụng khi được sử dụng trong vòng 48h kể từ khi có triệu chứng cúm.

Tiêm phòng vaccine cúm hàng năm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Nhóm đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai...

cac bien phap phong ngua cum

4. Vaccine nào được sử dụng để tiêm vaccine phòng cúm?

Theo Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, để phòng ngừa hiệu quả cúm A, người dân nên chủ động tiêm phòng các loại vaccine (Pháp), vaccine phòng cúm Tứ giá thế hệ mới, phòng được 4 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và B (Yamagata, Victoria).

Vaccine Vaxigrip Tetra (Pháp)

Vaccine được chỉ định để phòng 4 chủng cúm, trong đó có 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria) cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt trên những người có nguy cơ cao mắc bệnh và diễn tiến nặng, giúp phòng nhiều chủng cúm hiệu quả.

Phác đồ tiêm vaccine cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra được khuyến cáo như sau:

Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa từng được tiêm vaccine cúm: 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.

Trẻ dưới 9 tuổi đã được tiêm ngừa cúm và Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại hàng năm.

Vaccine Influvac tetra (Hà Lan)

Vaccine Influvac tetra (Hà Lan) được khuyến cáo tiêm cho trẻ trên 3 tuổi và người lớn.

Trẻ từ 3 tuổi – 9 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

Vaccine Ivacflu-S (Việt Nam)

Vaccine Ivacflu-S 0,5ml (Việt Nam) phòng cúm ở đối tượng người lớn từ 18 đến 60 tuổi.

Người lớn (từ 18 tuổi đến 60 tuổi): Tiêm 1 liều và sau đó nhắc lại hằng năm.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.