Bộ Y tế đề nghị TP.HCM tiếp tục tăng cường kiểm dịch nhằm phát hiện sớm ca bệnh đậu mùa khỉ

7:17 | 07/10/2022

Sau thông tin TP.HCM có ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên, chiều ngày 6/10 đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi kiểm tra, giám sát công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại TP HCM.

Ngay khi nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) về ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế đã nhanh chóng tổ chức họp khẩn với các bệnh viện, trung tâm trên địa bàn TP.HCM và tổ chức đoàn công tác khảo sát, kiểm tra công tác kiểm dịch, phòng chống dịch đậu mùa khỉ tại TP.HCM.

Đoàn công tác của Bộ Y tế bao gồm Cục Y tế dự phòng, Cục quản lý Môi trường Y tế, Viện Pasteur TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM cùng các bệnh viện... đã kiểm tra công tác kiểm dịch y tế quốc tế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và kiểm tra công tác cách ly, điều trị, phòng chống lây nhiễm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và thăm bệnh nhân.

Theo đó, ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện tại TP.HCM. Sau khi phát hiện, ca bệnh đã nhanh chóng được cách ly để tránh lây lan ra cộng đồng.

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam hiện đang hồi phục sức khỏe. (Ảnh: P.Thương) 

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam hiện đang hồi phục sức khỏe. (Ảnh: P.Thương) 

Thông qua quá trình điều tra dịch tễ, được biết đây là bệnh nhân nữ, sinh năm 1987, trú tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. Từ ngày 20/7-22/9 bệnh nhân sống tại Dubai.

Tới ngày 22/9 bệnh nhân về tới Việt Nam. Từ ngày 22-25/9 bệnh nhân trú tại Phường 13, quận Bình Thạnh. Ngày 18/9 bệnh nhân khởi phát bệnh với các triệu chứng như sốt cao, ho ít, xuất hiện một nốt đỏ ở tay.

Ngày 19-21/9 bệnh nhân vẫn sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức toàn thân, xuất hiện các nốt đỏ ở tay chân, âm hộ và trên toàn thân. Ngày 22/9 bệnh nhân có bớt sốt, các nốt bóng nước chuyển qua màu trắng đục. Tới ngày 23/9, bệnh nhân đi khám bệnh tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM và bệnh viện nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly.

Ngày 25/9, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với đậu mùa khỉ và được đưa tới cách ly ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Ngay sau khi có kết quả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế thực hiện điều tra 9 người tiếp xúc gần trong đó có 4 nhân viên y tế và 5 người thân của bệnh nhân để theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tới ngày 6/10, tức sau 11 ngày tiếp xúc lần cuối cùng với bệnh nhân, 9 người có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất do tiếp xúc gần với bệnh nhân không xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh.

Tới nay, bệnh nhân đang phục hồi sức khỏe, đã hết sốt, các bóng nước trên cơ thể đã khô mài, tróc vảy và đang lên da non, các bóng nước ở họng cũng đang lành, không còn đau. Xét nghiệm PCR dịch tiết ở một số vị trí đã âm tính.

Bộ Y tế đánh giá cao ngành y tế TP.HCM trong việc kiểm dịch, chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ

TS. Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đánh giá cao về công tác kiểm dịch phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu, cảng hàng không trên địa bàn: "TP.HCM đã nhận định đúng các trường hợp đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam. Ngành y tế Thành phố đã phát hiện ca bệnh nhanh chóng, kịp thời, tiến hành cách ly và điều trị tốt cho ca bệnh đầu tiên mắc đậu mùa khỉ. Không để bệnh lây lan ra cộng đồng."

 Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác kiểm dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: P.Thương)

 Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác kiểm dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: P.Thương)

Đồng thời Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã có sự hỗ trợ cho Đại học Oxford của Anh về giải trình gen và đã xác định được ca đậu mùa khỉ và công bố. Đây cũng hoàn toàn đúng quy trình phòng chống dịch mà Bộ Y tế đã ban hành trong thời gian vừa rồi.

HCDC cũng đã chuẩn bị, triển khai rất tốt công tác xử lý vấn đề đáp ứng phòng chống dịch từ cửa khẩu cho tới nội địa.

Về việc điều tra dịch tễ ca bệnh và cách ly và điều trị bệnh nhân từ Bệnh viện Da liễu chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cũng đã làm rất tốt việc kiểm sóat lây nhiễm, tránh sự lây lan ra những người tiếp xúc cũng như ra cộng đồng. 

Bộ Y tế đề nghị ngành y tế TP.HCM cần tiếp tục tăng cường kiểm dịch nhằm phát hiện ca bệnh sớm.

Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để hoàn thành tốt công tác phòng chống đậu mùa khỉ trong thời gian sắp tới ngành y tế TP.HCM cần:

Cần tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, cảng hàng không để phát hiện sớm các ca bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh: P.Thương) 

Cần tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, cảng hàng không để phát hiện sớm các ca bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh: P.Thương) 

‎1. Sở Y tế cần chủ động tiếp tục tham mưu cho UBND TP.HCM về kịch bản ứng phó với dịch đậu mùa khỉ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên toàn địa bàn Thành phố. Đặc biệt, cần nhanh chóng chỉ đạo các phường, quận, địa phương có các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cao.

2. Đề nghị Sở Y tế chỉ đạo HCDC và lực lượng kiểm dịch tiếp tục tăng cường giám sát tại các cửa khẩu và cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Đặc biệt là các chuyến bay tới từ các nước đang có dịch đậu mùa khỉ.

3. Sở Y tế cần chỉ đạo các bệnh viện tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ khi tới khám. Đặc biệt, cần chỉ đạo việc chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm tại các bệnh viện để bảo vệ cho các cán bộ y tế cũng như chỉ đạo các phòng khám da liễu, tư nhân để tăng cường cảnh giác với các trường hợp đến khám.

4. Ngành y tế cần phối hợp với các ban ngành đặc biệt là ngành Công an để giám sát nhóm người có nguy cơ cao về đậu mùa khỉ trên toàn địa bàn Thành phố.

5.Tăng cường truyền thông tới người dân các dấu hiệu nhận biết bệnh, các cách phòng tránh bệnh để người dân nắm được thông tin về bệnh.

6. Sở Y tế cần đề nghị các đơn vị chuẩn bị tốt các trang thiết bị để có thể kịp thời thu dung, cách ly các trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh, không để lây lan ra cộng đồng.

7. Viện Pasteur TP.HCM tiếp tục chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại TP.HCM và các tỉnh phía nam

TS. Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế mong rằng, đội ngũ y bác sĩ luôn vững tâm, vượt qua các khó khăn để hoàn thành công việc, sức mệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục

Cặp nhung hươu có thế 'rộ lộc', giá gần bằng 1 cây vàng

Cặp nhung hươu có thế 'rộ lộc', giá gần bằng 1 cây vàng

7:46 | 26/04/2024

Gia đình ông Nguyễn Chí Công ở Hà Tĩnh đang sở hữu con hươu có cặp nhung với thế độc lạ, ước tính có trọng lượng 5kg, đã được thương lái "cọc" 65 triệu đồng, nhưng giá vẫn chưa dừng lại.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.