Bộ Y tế nói gì về việc có cơ sở khám chữa bệnh, bác sĩ tự nhận 'chữa khỏi' bệnh đồng tính?

16:45 | 08/08/2022

Bộ Y tế khẳng định, do không phải là bệnh nên đồng tính không thể 'chữa', không cần 'chữa' và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ và Y tế các bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác khám chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Bộ Y tế cho biết nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính. Trong khi đó Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể 'chữa', không cần 'chữa' và cũng không thể làm cách nào thay đổi được. 

 Bộ Y tế khẳng định, do không phải là bệnh nên đồng tính không thể 'chữa', không cần 'chữa' và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

 Bộ Y tế khẳng định, do không phải là bệnh nên đồng tính không thể 'chữa', không cần 'chữa' và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

Ngày 17/5/1990, WHO chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. 

Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần). WHO cũng xác định "đồng tính không phải là bệnh" mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới. 

Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.

Do vậy, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lí của mình quán triệt các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Khi tổ chức khám, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kì thị đối với các đối tượng này;

Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh; 

Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

7:28 | 21/04/2024

Nhiều biệt thự đơn lập tại một dự án ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang được rầm rộ rao bán cắt lỗ tới hàng triệu đô khiến nhiều người sửng sốt và cho rằng không loại trừ khả năng nhà đầu tư hay môi giới thông đồng tạo thông tin để làm nóng thị trường.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.