Bộ Y tế: Tập trung kiểm tra việc kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường thanh, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường...
Cụ thể, mới đây nhất là công văn số 3005/BYT-QLD ngày 17/5/2025 của Bộ Y tế về việc triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2965/BYT-QLD ngày 16/5/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng hóa là mỹ phẩm; trước đó là Công văn số 1149/QLD-MP ngày 23/4/2025 của Cục Quản lý Dược về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm, để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm.

Tăng cường thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý mỹ phẩm
Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các nội dung tại các văn bản nêu trên và tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm mỹ phẩm, cụ thể:Tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý;Thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố hoặc gây hiểu lầm sản phẩm đó là thuốc.Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021);Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021);Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022).Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người tiêu dùng.Chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm (giá trị hàng hóa lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, sai phạm có tổ chức, tái phạm…).Không được sản xuất, gia công mỹ phẩm tại các cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh buôn bán, chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cơ sở nhập khẩu, Cục Quản lý Dược yêu cầu thực hiện đúng các quy định về quản lý mỹ phẩm, cụ thể:Nghiêm túc nghiên cứu quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm để kê khai và cập nhật thay đổi đối với các thông tin công bố theo quy định trên phiếu công bố bảo đảm tính chính xác và trung thực, lưu giữ đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (Product Information File - PIF) tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và xuất trình cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu;
