Các bệnh da liễu trẻ hay gặp trong những ngày nắng nóng

10:58 | 03/08/2022

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm kết hợp với không khí chứa nhiều tác nhân gây bệnh khiến các bệnh ngoài da ở trẻ thường xuất hiện cao hơn so với những thời điểm khác trong năm. Do đó, cần hiểu rõ các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ để kịp thời phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Mùa hè, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh da liễu thường cao hơn so với những thời điểm khác trong năm. Bệnh có thể gây tổn thương dai dẳng làm trẻ cảm thấy khó chịu, bực bội và dẫn tới tình trạng quấy khóc, lười ăn, lười bú... ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của trẻ.

Bài viết dưới đây tổng hợp các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ trong thời tiết nắng nóng để cha mẹ kịp thời phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

1. Rôm sảy

Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh nên dễ bị rôm sảy.

Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh nên dễ bị rôm sảy.

Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.

Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, cộng thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.

Rôm sảy là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh và thường mọc ở đầu, cổ, ngực, lưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát. Vì vậy, trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa và dễ làm da bị lở do viêm nhiễm.

Để hạn chế rôm sảy ở trẻ cha mẹ cần:

- Cho trẻ mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, thoáng mát, có thể hút ẩm vào mùa hè.

- Tránh mặc quá nhiều, quá chật, ủ bé quá kỹ.

- Khi thời tiết quá nóng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ.

- Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ, thông thoáng và thông khí tốt.

- Tắm cho trẻ bằng nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da. Có thể tắm cho trẻ bằng nước chè xanh đun sôi để nguội hoặc nước mướp đắng.

- Hạn chế không cho bé ra nắng hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều.

- Cần giữ cho da bé luôn được khô ráo và sạch sẽ. Không nên thoa nhiều kem hay các loại phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt.

- Khi trẻ bị rôm sảy tránh làm trầy xước các mụn vì có thể gây nhiễm trùng da.

2. Sẩn ngứa

Sẩn ngứa là một trong những bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ.

Sẩn ngứa là một trong những bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ.

Sẩn ngứa là bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính.

Sẩn ngứa là một trong những bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, thời tiết nóng ẩm cùng với sự phát triển các loại côn trùng như muỗi, bọ chét… khiến tỷ lệ trẻ mắc sẩn ngứa ở mùa hè cao hơn so với những thời điểm khác trong năm.

Sẩn ngứa cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa. Trong một số ít trường hợp, sẩn ngứa có thể là biểu hiện của những bệnh lý toàn thân, bệnh lý mãn tính như: bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, viêm gan, tắc mật; suy thận mạn tính; bệnh lý về máu…

Đa phần những trường hợp sẩn ngứa ở trẻ đều ít khi xảy ra do cơ quan nội tạng mà cha mẹ cần chú ý đến tác nhân bên ngoài.

Các biểu hiện lâm sàng của sẩn ngứa thường gặp là:

- Các sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh.

- Mụn nước xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết.

- Các sẩn cục là tổn thương màu đỏ nâu hoặc xám có kích thước từ 1 - 2cm.

- Các vết xước do cào gãi rải rác, chủ yếu vùng da hở.

Khi trẻ bị sẩn ngứa cha mẹ cần:

- Không nên để trẻ cào gãi, đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. 

- Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị. Việc dùng sai thuốc khi chưa xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.

- Tuyệt đối không dùng lá khế hay lá trầu không để đắp, tắm cho trẻ.

- Đối với các sẩn ngứa, phụ huynh có thể sử dụng thuốc corticosteroid bôi. Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương, các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Cha mẹ có thể bôi thêm dưỡng ẩm, sử dụng thuốc kháng histamin uống để trẻ giảm ngứa gãi. Trong những trường hợp bội nhiễm, các bác sĩ có thể cân nhắc kê thêm kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.

- Để phòng bệnh và hạn chế tái phát, cần tránh các yếu tố kích thích như côn trùng đốt, giun sán, một số nguyên nhân như thuốc, thức ăn, hóa chất.

- Nên vệ sinh xung quanh khu vực sinh sống, vệ sinh thường xuyên nhà cửa, chăn màn, vật nuôi... 

- Trẻ có thể mặc quần áo dài, thoáng mát để hạn chế côn trùng đốt, sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa côn trùng đốt trên da.

- Trẻ nên được tẩy giun định kỳ, hạn chế ra nắng, mặc quần áo bảo vệ đối với sẩn ngứa do ánh sáng.

3. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.

Thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm trên da được gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân ở đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ở người lớn, đặc biệt với phụ nữ có thai.

Thủy đậu có tốc độ lây truyền nhanh, truyền trực tiếp từ người này sang người kia. Con đường lây truyền bệnh thường qua không khí, người khỏe mạnh sẽ bị bệnh nếu mắc nước bọt từ bệnh nhân thủy đậu khi họ hắt hơi, ho,… Nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ bùng lên thành ổ dịch.

Thủy đậu cũng có thể lây từ vết thương bị bỏng khi chúng vỡ ra hoặc vùng da tổn thương, lở loét từ bệnh nhân thủy đậu. Đặc biệt, phụ nữ có thai bị thủy đậu có nguy cơ lây truyền cho thai nhi rất cao thông qua nhau thai.

Bệnh thủy đậu được xem là lành tính thế nhưng vẫn có khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp lúc. Một số biến chứng thường gặp như:

- Nhiễm trùng mụn nước, xuất huyết bên trong.

- Viêm não và viêm màng não.

- Viêm phổi thủy đậu (dễ mắc ở người lớn).

- Thủy đậu chu sinh (biến chứng có ở phụ nữ mang thai): Nếu mẹ mắc thủy đậu trước hoặc sau khi sinh từ 2 - 5 ngày rất nguy hại đến thai nhi. Trẻ có thể lây nhiễm bệnh từ mẹ hoặc mắc khuyết tật, tử vong.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mắc thủy đậu:

- Trẻ em bị bệnh thủy đậu cần nằm phòng cách ly áp lực âm để ngăn ngừa lây nhiễm cho người lành. Sau khi xuất viện vẫn cần được cách ly đến khi khỏi bệnh hẳn.

- Người chăm sóc trẻ và trẻ cần đeo khẩu trang.

- Vệ sinh trước và sau khi chăm sóc cho bé.

- Sử dụng dung dịch xanh - methylen hay castellani bôi lên các mụn nước hoặc vết phỏng đã vỡ.

- Tuyệt đối không cho trẻ gãi khiến mụn nước và vây mủ ra vùng da lân cận. Tốt nhất nên cho trẻ đeo bao tay vải tránh tác động vào mụn nước.

- Kết hợp thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Vệ sinh sạch sẽ mũi họng mỗi ngày với nước muối sinh lí 0,9%.

- Cho trẻ mặc quần áo mềm mại, thấm mồ hôi và đặc biệt giữ vệ sinh da cho trẻ đề phòng biến chứng không mong muốn. Tắm cho trẻ bằng nước ấm và thay áo quần ngay trong phòng tắm.

- Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc nước trái cây.

- Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt với khăn, bát, đũa, thìa…

- Tránh tiếp xúc với khu vực đông người để ngăn ngừa lây nhiễm.

- Hạn chế ra gió vì cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.

4. Bệnh chốc lở

Những tổn thương do chốc lở có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể trẻ.

Những tổn thương do chốc lở có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể trẻ.

Chốc lở (hay chốc lây) ngoài da là căn bệnh do liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng gây ra. Những tổn thương do chốc lở có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể, hoặc từ trẻ bị bệnh sang trẻ không bị bệnh nếu có tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương. 

Những bộ phận thường dễ bị ảnh hưởng nhất bao gồm mặt, cánh tay và chân. Vi khuẩn bệnh chốc lở phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em, đặc biệt là những trẻ từ độ tuổi 2 - 5 tuổi.

Ban đầu, những tổn thương ngoài da do bệnh chốc lở ở trẻ chỉ là những những ban sẩn nhỏ giống như muỗi đốt rồi sau đó hóa bóng nước, có mủ và vỡ ra thành những tổn thương lan rộng. Bệnh khi không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng thành:

- Viêm tủy xương.

- Nhiễm trùng huyết.

- Sốt tinh hồng nhiệt.

- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu.

- Viêm mô tế bào.

- Hồng ban đa dạng.

- Mề đay.

- Vảy nến thể giọt.

- Viêm quầng.

Trẻ mắc bệnh chốc lở cha mẹ cần:

- Khi phát hiện trẻ bị chốc lở ngoài da thì cần phải vệ sinh tổn thương và nhẹ nhàng loại bỏ vảy tiết, sau đó dùng thuốc sát trùng hoặc mỡ kháng sinh để bôi tại chỗ chốc lở, tiếp đến là che phủ vùng da bị tổn thương để ngăn ngừa chốc ở lan rộng.

- Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp với độ tuổi và mức độ chốc lở ở trẻ, tránh trường hợp không biết bệnh chốc lở dùng thuốc gì mà vẫn cho trẻ tự điều trị tại nhà.

- Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ.

- Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát vào mùa hè.

- Vệ sinh nhà cửa và khu vui chơi của trẻ sạch sẽ.

- Dùng khăn mặt riêng cho trẻ.

- Giữ mũi trẻ sạch sẽ khi trẻ bị cảm.

- Nếu trẻ đang bị bệnh thì tránh tiếp xúc với người khác, nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi vảy tiết đã khô.

5. Tay chân miệng

Các mụn rộp thường xuất hiện ở gan bàn tay, bàn chân, miệng của trẻ bị tay chân miệng.

Các mụn rộp thường xuất hiện ở gan bàn tay, bàn chân, miệng của trẻ bị tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối.

Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch.

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Các triệu chứng cụ thể gồm:

- Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).

- Đau họng.

- Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.

- Chảy nước bọt nhiều.

- Biếng ăn.

- Tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Trẻ bị phát ban các nốt phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

- Loét miệng ở niêm mạc má, lợi, lưỡi.

- Trẻ có thể bị rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó cha mẹ cần phải biết cách chăm sóc trẻ, cách phát hiện sớm các dấu hiệu tay chân miệng chuyển nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cha mẹ cần:

- Khi phát hiện một số dấu hiệu của bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm để chẩn đoán đúng bệnh.

- Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Trường hợp bé bị sốt cao, có thể sử dụng thuốc Paracetamon để hạ sốt và giảm đau theo chỉ dẫn. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Ngoài ra, cũng nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.

- Cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.

- Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa.

- Cần vệ sinh da cho bé nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh, lá chân vịt… Sau khi tắm, sử dụng dung dịch Betadin để bôi lên các nốt bỏng nước trên da.

- Cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị biến chứng nguy hiểm nếu có.

6. Mụn cóc

Mụn cóc là loại bệnh da liễu do virus HPV gây ra.

Mụn cóc là loại bệnh da liễu do virus HPV gây ra.

Mụn cóc là loại bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Các mụn cóc xuất hiện khi loại virus này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính có bề mặt sần sùi.

Mụn cóc khá phổ biến ở trẻ em đặc biệt là đối với những trẻ hiếu động, thường xuyên tò mò tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên mụn cóc rất hiếm gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh dưới hai tuổi.

Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da hoặc niêm mạc (ví dụ như miệng, bộ phận sinh dục). Tuy nhiên, chúng thường được tìm thấy nhiều nhất trên bàn tay, ngón tay, bàn chân và mặt. Mụn cóc có thể lây lan cho người khác, thường là do da tiếp da với người khác. Gãi có thể dẫn đến lây lan mụn cóc trên vùng da khác của trẻ.

Mụn cóc thông thường xuất hiện phổ biến trên ngón tay hoặc bàn tay với các đặc điểm như:

- Mụn thịt nhỏ, sần sùi.

- Có màu da, trắng, hồng hoặc nâu.

- Thô cứng khi chạm vào.

- Đôi khi là các đốm đen - tập hợp các mạch máu nhỏ bị vón cục.

Nếu phát hiện mụn cóc có những dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:

- Nốt mụn gây đau đớn hoặc không ngừng tăng trưởng lớn hơn, thay đổi về màu sắc.

- Đã điều trị mụn cóc nhiều lần nhưng không khỏi, thậm chí là lan rộng hơn hoặc tái phát.

- Mụn cóc gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

- Không chắc liệu đó có phải là mụn cóc hay không.

Khi trẻ bị mụn cóc cha mẹ cần:

Theo Vinmec, cha mẹ hoàn toàn có thể không cần can thiệp đến tình trạng mụn cóc của trẻ bởi theo các chuyên gia da liễu, khoảng 60% mụn cóc sẽ tự biến mất trong tối đa 2 năm sau đó. Ngay cả khi điều trị, để có thể điều trị dứt điểm tình trạng mụn cóc cũng có thể mất tới vài tháng. Trừ khi mụn cóc xuất hiện trên mặt của trẻ, hãy bắt đầu bằng các loại thuốc trị mụn theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Cha mẹ có thể thực hiện trị mụn có theo các bước sau:

- Ngâm mụn cóc trong nước ấm khoảng 5 phút mỗi ngày, tốt nhất là trước khi đi ngủ.

- Nếu tình trạng mụn xuất hiện một cách dày đặc, hãy nhẹ nhàng giũa bề mặt của mụn bằng dũa móng tay hoặc đá bọt và đảm bảo không sử dụng những dụng cụ đó cho bất kỳ mục đích nào khác.

- Bôi thuốc lên mụn cóc, tránh bôi lan ra những vùng da xung quanh.

- Khi thuốc đã khô, dùng băng gạc che mụn cóc lại và để qua đêm.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi chạm vào mụn cóc để ngăn virus lây lan.

- Lặp lại các bước trên hàng ngày cho đến khi hết mụn, thông thường phải mất từ 2 - 4 tháng.

- Nếu tình trạng mụn cóc của bé ngày càng nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm và liên tục tái phát, hãy đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.