Các kỹ thuật siêu âm được áp dụng không thể thiếu trong y học

9:27 | 30/09/2022

Siêu âm là một phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong y học. Đây là một trong những công nghệ chẩn đoán bệnh đã có từ lâu và đến nay đây vẫn là kỹ thuật y khoa có tầm quan trọng hàng đầu.

Siêu âm là một phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân. Siêu âm được sử dụng để khảo sát nhiều bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể như: ổ bụng, sản khoa, tim mạch, phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp.... và hỗ trợ kỹ thuật cho các y học khác.

Thông thường khi mắc bệnh, dựa vào các triệu chứng bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Vì vậy, khi kết hợp với siêu âm, tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá mức độ nghiệm trọng cũng như có phác đồ điều trị phù hợp. 

1.  Các loại siêu âm trong y học hiện nay 

Theo BS Nguyễn Thạch Thảo (Chuyên khoa - Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Medlatec), trong y học, siêu âm được chia thành 3 loại siêu âm chính theo cách tiếp cận bộ phận cơ thể để ghi nhận hình ảnh. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và bộ phận cơ thể cần chẩn đoán thì bác sĩ chuyên môn sẽ có chỉ định loại siêu âm phù hợp với từng bệnh nhân. 

Các loại siêu âm gồm: 

1.1 Siêu âm không xâm lấn 

Siêu âm không xâm lấn là một trong các loại siêu âm được áp dụng nhiều nhất trong các chỉ định siêu âm. Đối với loại siêu âm này thì thiết bị siêu âm chỉ di chuyển trên bề mặt da tại vị trí bộ phận cần chẩn đoán. Các bác sĩ siêu âm sẽ di chuyển thiết bị xung quanh vùng bộ phận này và tiến hành ghi nhận hình ảnh cũng như đánh giá tình trạng siêu âm. 

Siêu âm không xâm lấn được chỉ định phổ biến khi như:

● Siêu âm tim, mạch máu.

● Siêu âm thai, siêu âm tim thai.

● Siêu âm ổ bụng.

● Siêu âm tuyến giáp, tuyến vú, phần mềm, cơ xương khớp.

Nhờ siêu âm, tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá mức độ nghiệm trọng cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

Nhờ siêu âm, tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá mức độ nghiệm trọng cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

1.2 Siêu âm xâm lấn 

Siêu âm xâm lấn được thực hiện bằng cách đưa thiết bị vào bên trong cơ thể để kiểm tra bệnh. Tuy nhiên không phải bộ phận nào cũng cần thực hiện siêu âm xâm lấn. Siêu âm xâm lấn được chỉ định khi siêu âm bên ngoài phát hiện những bất thường và cần kiểm tra chính xác hơn. 

Siêu âm xâm lấn thường được thực hiện thông qua âm đạo hoặc hậu môn để kiểm tra chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, bàng quang, tuyến tiền liệt… Cùng với đó, đây cũng là hình thức siêu âm đầu dò trực tràng giúp phát hiện các trường hợp tắc trực tràng, khối u trực tràng… 

Khi thực hiện siêu âm xâm lấn thì đầu dò thiết bị được thiết kế đặc biệt để phù hợp với âm đạo hoặc hậu môn của người bệnh. 

Trước khi siêu âm, người bệnh sẽ được yêu cầu vệ sinh vùng tiếp xúc với đầu dò. Đồng thời đầu dò cũng được sát khuẩn và bọc bằng bao cao su hoặc latex cho mỗi lần thực hiện để đảm bảo phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn chéo. Khi thực hiện siêu âm đầu dò hiện tượng khó chịu là hiện tượng khá phổ biến và hầu như sẽ biến mất khi hoàn thành các bước kiểm tra. Đối với nữ giới chưa quan hệ tình dục sẽ được hướng dẫn chi tiết trước và trong quá trình thực hiện để đảm bảo sức khỏe. 

1.3. Siêu âm nội soi

Siêu âm nội soi là kỹ thuật cận lâm sàng thường được thực hiện khi cần kiểm tra chi tiết tại các bộ phận như dạ dày, thực quản. Siêu âm nội soi dạ dày bằng cách đưa ống nội soi bên trong có thiết bị ghi nhận hình ảnh vào từ miệng vào thực quản và dạ dày. Đối với các bệnh nhân có dấu hiệu về hệ tiêu hoá hoặc thực quản sẽ được chỉ định kiểm tra bằng hình thức này. 

Một số gói siêu âm nội soi thực quản, dạ dày còn kết hợp với thủ thuật xử lý polyp hoặc sinh thiết đối với các trường hợp nghi ngờ khối u. Siêu âm nội soi thực quản dạ dày có thể thực hiện bằng phương pháp gây tê hoặc gây mê tùy vào thể trạng của bệnh nhân.

2. Các kỹ thuật và thuật ngữ được sử dụng trong siêu âm

2.1 Siêu âm 3D

Siêu âm 3D là một trong những kỹ thuật được chỉ định thực hiện nhiều nhất hiện nay, được dùng trong những trường hợp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý, thường gặp nhất là trong khám thai. Đầu dò máy siêu âm sẽ thu nhận và phản xạ lại, thể hiện hình ảnh rõ nét trong không gian 3 chiều.

2.2 Siêu âm 4D

Siêu âm 4D là công nghệ được phát triển trên nền tảng siêu âm 3D. Bên cạnh các tính năng như 3D, 4D còn bổ sung tính năng ghi nhận hình ảnh cử động của thai nhi, nhờ đó bố mẹ có thể nhìn thấy hình thái cơ thể con yêu một cách rõ nét và chân thực.

2.3 Siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler có khả năng đo được dòng chuyển động trong mạch máu do đó phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất cho siêu âm thai nhi và siêu âm tim mạch. Thông qua phương pháp ultrasound Doppler, các bác sĩ có thể phát hiện sớm và chính xác các dị tật về mặt hình thái ở thai nhi, cũng như tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt, siêu âm Doppler cho kết quả chẩn đoán chính xác dị tật tim thai.

Hiện nay, siêu âm Doppler có 2 loại là siêu âm xung và siêu âm Doppler liên tục. Kỹ thuật này được xem là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn nhất cho cả thai phụ và thai nhi, kể cả những thai phụ ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Hiện có rất nhiều loại siêu âm được áp dụng trong y học.

Hiện có rất nhiều loại siêu âm được áp dụng trong y học.

2.4 Siêu âm tim

Siêu âm tim là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để thực hiện nghiên cứu cấu trúc và chẩn đoán các bệnh lý ở tim. Thông qua các tín hiệu siêu âm dò tìm và thể hiện lại qua hình ảnh, tình trạng co bóp của tim được thể hiện rõ nét. Dựa vào hình ảnh này bác sĩ cũng có thể đánh giá được tư thế, vị trí cũng như kích thước buồng tim có khả năng phát hiện được những lỗ khuyết hổng ở các vách ngăn trong tim, các u xơ hoặc dị tật bên trong tim và ngoài màng tim nếu có.

Các kỹ thuật siêu âm tim phổ biến hiện nay gồm:

● Siêu âm tim kiểu TM.

●Siêu âm tim 2D.

● Siêu âm tim 3D.

● Siêu âm tim 4D.

● Siêu âm Doppler.

2.5 Siêu âm trị liệu

Siêu âm trị liệu là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong vật lý trị liệu nhằm điều trị các tổn thương ở da và mô mềm.

Kỹ thuật này sử dụng một tần số thích hợp, tác dụng nhiệt và cơ học lên mô và da để mô dễ dàng hấp thụ năng lượng sóng âm. Do đó, kỹ thuật này rất thích hợp cho những trường hợp muốn giảm triệu chứng đau nhức, hoặc tái tạo mô bị tổn thương ở sâu bên trong cơ thể con người.

2.6 Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng trong trường hợp muốn quan sát cấu trúc bên trong các cơ quan nội tạng cơ thể, phát hiện các bất thường ở các cơ quan này nếu có. Ví dụ các bệnh lý ở gan như: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, áp xe gan…; các bệnh lý ở hệ tiêu hóa như viêm ruột thừa, ruột non…; các bất thường ở đường mật như sỏi mật, viêm túi mật, dị dạng đường mật…; các bất thường ở cơ quan sinh dục như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt…

Siêu âm ổ bụng còn được dùng trong khảo sát dịch trong bụng, khoang màng phổi và màng tim. Hình ảnh siêu âm thu được có ý nghĩa giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý phình động mạch chủ, dịch ổ bụng…

2.7 Siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò giúp phát hiện, đánh giá các bất thường ở buồng trứng, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung, độ dày niêm mạc tử cung… Kỹ thuật này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh lý vô sinh hiếm muộn.

Tùy theo dấu hiệu và nhu cầu thăm khám mà bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò phù hợp, có thể là siêu âm đầu dò âm đạo hoặc đầu dò hậu môn. Siêu âm đầu dò hậu môn được dùng trong chẩn đoán các bệnh lý vùng tiểu khung, tuyến tiền liệt, bệnh trực tràng…

2.8 Siêu âm tử cung phần phụ

Siêu âm tử cung phần phụ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng trong đánh giá chức năng sinh dục ở nữ giới, đánh giá độ dày mỏng của niêm mạc tử cung và hỗ trợ phát hiện sớm, tầm soát các bệnh lý phụ khoa, có hướng điều trị can thiệp kịp thời.

Bác sĩ có thể quan sát tổng quan và chi tiết hình ảnh các cơ quan bên trong cơ thể nhờ siêu âm.

Bác sĩ có thể quan sát tổng quan và chi tiết hình ảnh các cơ quan bên trong cơ thể nhờ siêu âm.

3. Vì sao cần thực hiện siêu âm?

Trong những trường hợp người bệnh có triệu chứng đau, sưng tấy hoặc các triệu chứng đặc trưng khác, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phương pháp siêu âm (ultrasound) nhằm quan sát tổng quan và chi tiết hình ảnh các cơ quan bên trong cơ thể. Cụ thể là:

● Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở túi mật.

● Đánh giá lưu lượng máu.

● Kiểm tra tình trạng hoạt động tuyến giáp.

● Xác định các khối u ở vú.

● Đánh giá tình trạng viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, các bệnh lý xương khớp…

● Phát hiện các vấn đề ở cơ quan sinh dục và tuyến tiền liệt.

● Siêu âm tử cung và buồng trứng, theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

● Siêu âm còn được xem là một công cụ hữu ích giúp bác sĩ có những chỉ định tiếp theo, chẳng hạn như sinh thiết.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.