Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm cha mẹ cần nắm bắt

16:37 | 12/07/2022

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây ra. Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng rõ rệt, cha mẹ cần nắm bắt để cách ly, điều trị tránh lây nhiễm cho người xung quanh và cộng đồng.

1. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm thường do các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây ra. Các tác nhân sau khi thâm nhập vào cơ thể, trong điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh mẽ và sinh ra chất độc gây bệnh cho cơ thể. Mỗi bệnh truyền nhiễm đều có một số loại tác nhân gây bệnh nhất định.

Một số bệnh lây truyền qua đường không khí, qua dịch tiết khi ho, hắt hơi hay nói chuyện, số khác phát triển trong môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém và xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa.

Ở trẻ nhỏ, một số yếu tố quan trọng gồm độ tuổi, khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, cấu tạo gen và bệnh lý đi kèm có thể ảnh hưởng đến việc mắc bệnh truyền nhiễm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện và bé có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng và hiếm khi rửa tay sạch. Phụ huynh cần nắm vững những biểu hiện cũng như cách phòng ngừa, điều trị bệnh để đảm bảo cho trẻ được phát triển khỏe mạnh.

Các loại virus, vi khuẩn là tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm.

Các loại virus, vi khuẩn là tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm.

2. Triệu chứng cụ thể các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ

2.1. COVID-19

Các triệu chứng mắc COVID-19 phổ biến nhất là:

Sốt.

Ho khan.

Mệt mỏi.

Các triệu chứng ít gặp hơn:

Nhức mỏi và đau người.

Viêm họng.

Tiêu chảy.

Viêm kết mạc.

Đau đầu.

Mất vị giác hoặc khứu giác.

Phát ban trên da hoặc đổi màu ngón tay, ngón chân.

Khi thấy có các triệu chứng nghiêm trọng cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để có sự chăm sóc phù hợp:

Khó thở hoặc thở gấp.

Đau ngực hoặc tức ngực.

Mất khả năng nói hoặc cử động.

2.2. Cúm

Sốt (tuy nhiên, trẻ có thể bị cúm mà không bị sốt).

Ớn lạnh và cơ thể run rẩy.

Ho khan.

Đau họng.

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Mệt mỏi.

Kém ăn.

Đau tai hoặc cảm giác áp lực ở đầu hoặc mặt.

Đôi khi nôn mửa và tiêu chảy (điều này xảy ra ở trẻ em, nhưng không xảy ra ở người lớn).

Những người bị cúm cũng thường xuyên bị đau đầu và đau cơ, mặc dù khó phát hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Vì trẻ có thể không thể nói cho cha mẹ biết điều gì gây đau đớn, nhưng cần chú ý đến thái độ của con. Nhìn chung trẻ có vẻ quấy khóc, khó chịu và ốm yếu hơn.

Sốt là triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.

Sốt là triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.

2.3. Thủy đậu

Trẻ sốt cao, thân nhiệt từ 39 - 39.5 độ C.

Phát ban đỏ, các nốt ửng đỏ hình hạt đậu nhỏ, rất ngứa. Từ những nốt ban này sẽ căng phồng lên như nốt bỏng, bên trong có dịch trắng màu đục.

Trẻ quấy khóc, khó chịu.

Ho nhẹ.

Chảy nước mũi.

Bú ít, bỏ bú, thở khò khè.

Khi khởi phát, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, cũng có thể không có triệu chứng báo trước.

Thời kỳ toàn phát, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ” phỏng nước. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước, dịch trong, thường hay ngứa. Nốt phỏng có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Những trường hợp bội nhiễm, phỏng nước sẽ có màu đục, vàng… Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày.

2.4. Sởi

Sốt cao 39-40 độ liên tục trong 2 ngày. Sốt khi bị lên sởi hầu như không giảm sau khi uống thuốc hạ sốt mà chỉ thuyên giảm sau khi xuất hiện những nốt ban sởi.

Ho dai dẳng: Có thể là ho khan hoặc ho có đờm, ho cả ngày lẫn đêm. Có thể kèm thêm hắt hơi, sổ mũi.

Mắt đỏ: Ở cả hai bên kèm chảy nước mắt.

Nổi ban sởi đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và toàn thân. Khi các vết ban sởi biến mất sẽ để lại những vết thâm giống “vằn da hổ” rất đặc trưng.

2.5. Bệnh lao

Các triệu chứng của bệnh lao có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi trẻ và thường phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lao hoạt động ở trẻ nhỏ bao gồm:

Sốt.

Giảm cân.

Cơ thể kém phát triển.

Ho.

Viêm tuyến.

Ớn lạnh.

Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh lao sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn, gây ra các triệu chứng nguy hiểm như sốt, kích thích, mệt mỏi, ho dai dẳng, khó thở, thở nhanh, kiệt sức, sưng hạch bạch huyết, thể chất chậm phát triển.

Một vài trường hợp ở trẻ em dưới 4 tuổi bị nhiễm lao, trực khuẩn gây lao có thể lan vào máu tuần hoàn và gây nhiễm lao sang một số cơ quan khác của cơ thể. Nguy hiểm hơn cả là lao màng não, nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ.

Nếu trẻ mắc bệnh truyền nhiễm cha mẹ cần dựa vào các triệu chứng để có hướng điều trị phù hợp cho trẻ. Ảnh minh họa

Nếu trẻ mắc bệnh truyền nhiễm cha mẹ cần dựa vào các triệu chứng để có hướng điều trị phù hợp cho trẻ. Ảnh minh họa

2.6. Bệnh bại liệt

Triệu chứng bệnh bại liệt xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh bại liệt. Bệnh bại liệt được chia làm ba thể:

Bại liệt thể nhẹ: Các triệu chứng thường gặp nhất là những triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng do virus khác gây ra, bao gồm: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, rát cổ họng, buồn nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Bệnh có thể hồi phục trong vài ngày.

Bại liệt thể không liệt: Hay còn gọi là thể viêm màng não vô khuẩn, biểu hiện thường gặp nhất là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần.

Bại liệt thể liệt: Triệu chứng phổ biến nhất là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân dần dần mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể dẫn đến liệt không đối xứng. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Trong các trường hợp nặng hơn, nếu liệt cả tủy sống và hành tủy có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

2.7. Viêm phổi do phế cầu khuẩn

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh:

Sốt cao trên 39 độ.

Mệt mỏi, nằm li bì và ngủ liên tục.

Tình trạng khó thở, thở nhanh hơn mức bình thường, dùng cả bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy hơn để thở.

Ho khan vào thời gian đầu và sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng.

Môi và da xanh xao, nhợt nhạt do cơ thể không đủ oxy.

Tức ngực hoặc đau bụng.

Nôn trớ hoặc tiêu chảy.

Bỏ bú hoặc bú ít.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ:

Thở rất nhanh.

Thở rít hoặc thở khò khè, thở khó khăn.

Sốt.

Ho.

Nghẹt mũi.

Ớn lạnh.

Nôn ói.

Đau tức ngực.

Đau bụng, tiêu chảy.

Mệt mỏi, ít vận động.

Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon.

Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ em bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp X-quang. Cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay tại nhà:

Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.

Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.

Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi 40 lần/phút trở lên.

Theo BS CKII Phạm Thanh Xuân (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), không phải tất cả các trường hợp trẻ em bị viêm phổi đều phải nhập viện. Trẻ có thể được thăm khám và theo dõi điều trị tại nhà nếu viêm phổi ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi trẻ có các dấu hiệu như đột nhiên bỏ bú/bú kém/bỏ ăn/không ăn uống được, co giật, ngủ li bì, sốt hoặc lạnh, thở khò khè hay tím quanh môi, nổi vân tím toàn thân thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Khi mắc bệnh truyền nhiễm, trẻ thường quấy khóc, khó chịu.

Khi mắc bệnh truyền nhiễm, trẻ thường quấy khóc, khó chịu.

2.8. Bệnh tay chân miệng

Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...

Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc...

Các dấu hiệu bệnh nặng

Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc).

Sốt cao không hạ - trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol.

Giật mình.

2.9. Sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết ở trẻ cũng giống như các bệnh do virus thông thường, tuy nhiên biểu hiện có thể đặc biệt hơn một chút. Đầu tiên trẻ có thể đau đầu, đau mỏi người, tiếp đến là sốt và do có xung huyết, phát ban, chảy máu cam và đi ngoài có phân đen. Tuy theo từng giai đoạn bệnh các triệu chứng sẽ khác nhau.

Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn đầu, thường khó phân biệt với các bệnh sốt do virus thông thường. Bé có biểu hiện sốt cao ngột ngộ từ 39-40 độ và liên tục trong 1-2 ngày đầu sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn 2 – giai đoạn nguy hiểm.

Giai đoạn nguy hiểm: Giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi sốt. Lúc này trẻ có thể có các triệu chứng nặng như bứt rứt, khó chịu và quấy khóc. Với những trẻ lớn hơn, có thể bé thường than đau đầu, không muốn ăn và buồn nôn. Khi quan sát ở trên da có biểu hiện sung huyết, 2 mắt đau nhức và có thể chảy máu chân răng hoặc máu cam, thậm chí xuất huyết nội tạng (tiểu tiện ra máu…). Sau đó bệnh chuyển qua giai đoạn 3 – giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hết sốt và sức khỏe tốt dần lên, trẻ dần có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định, trẻ đi tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên khôi phục về tình trạng bình thường. Tuy vậy, ở những trẻ nặng, từ giai đoạn này có thể xuất hiện một số biến chứng diễn tiến rất khó lường.

2.10. Ho gà

Bệnh ho gà ở trẻ em không có triệu chứng rõ ràng nên các bác sĩ rất khó để chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tiếng ho của trẻ hổn hển để cố hít không khí vào bên trong cha mẹ cần lưu ý vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh ho gà. Nguyên nhân là do toàn bộ không khí trong phổi bị hắt ra ở những cơn ho trước đó.

Ngoài ra, khi mới mắc bệnh ho gà ở trẻ có dấu hiệu giống với cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ dưới 39 độ, tiêu chảy, chảy nước mũi. Sau khoảng 7 - 10 ngày cơn ho sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Ho gà gây ra những cơn ho khan, không có đờm, có thể kéo dài đến 1 phút và có thể khiến mặt trẻ bị đỏ tía. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nào bị ho gà cũng gặp phải hiện tượng này.

Ho gà ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ có những cơn ngừng thở hẳn. Giữa các cơn ho, trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong giai đoạn kịch phát ho gà còn có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, bầm tím quanh mi mắt dưới, xuất huyết kết mạc mắt...

Khi trẻ có các triệu chứng mắc bệnh truyền nhiễm, cha mẹ cần theo dõi, đưa trẻ đi khám kịp thời.

Khi trẻ có các triệu chứng mắc bệnh truyền nhiễm, cha mẹ cần theo dõi, đưa trẻ đi khám kịp thời.

2.11. Tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, biếng ăn, nằm li bì. Trẻ đi nhiều lần, phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu (đi tiêu phân sống). Mót rặn khi đi cầu là biểu hiện rất đặc trưng của kiết lỵ

Tiêu chảy do tả: Trong giai đoạn đầu người bệnh ói nhiều dịch trong, có thể sốt nhẹ nhưng thường là không sốt, vọp bẻ. Ở giai đoạn sau, người bệnh tiêu phân lỏng ồ ạt, có thể lên đến 10 lít/ngày. Phân bệnh nhân tả đặc trưng bởi màu trắng đục như nước vo gạo, hơi tanh mùi cá.

Mất nước là biểu hiện đáng ngại nhất trong bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Biểu hiện mất nước ở các mức độ là:

Các biểu hiện của mất nước nhẹ:

Quan sát thấy mắt của bé khô, khi khóc chảy rất ít nước mắt hoặc không có nước mắt.

Khô miệng.

Tiểu ít hơn bình thường. Đối với những bé nào sử dụng quần tã, kiểm tra thấy tã ít ướt hơn lúc bình thường.

Trẻ trở nên kém linh hoạt và dễ cáu gắt.

Các biểu hiện của mất nước vừa:

Xuất hiện hiện tượng mắt trũng.

Trẻ lờ đờ hoặc li bì.

Sờ thấy da bé bị khô và kém đàn hồi.

Các biểu hiện của mất nước nặng:

Ở trẻ nhũ nhi, có hiện tượng thóp trũng (thóp là một vùng nhỏ, mềm trên đỉnh đầu của trẻ).

Trẻ không đi tiểu (vô niệu) trong vòng 6 giờ.

Nếu sử dụng 2 ngón tay căng nhẹ vùng da bất kỳ trên người bé rồi thả ra, da bé không thể trả về hình dạng ban đầu do mất khả năng đàn hồi.

Trẻ rất lờ đờ, li bì hoặc có thể bị bất tỉnh, hôn mê.

Mạch nhanh nhẹ hoặc không bắt được, huyết áp tụt hoặc không đo được.

Một số biểu hiện khác:

Buồn nôn, ói thức ăn.

Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật.

Đau bụng.

Các triệu chứng mất nước: Khát, tiểu ít, mắt trũng, môi khô, khóc không nước mắt, thóp trũng ở trẻ nhỏ, dấu véo da mất chậm.

2.12. Bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong khi một số người khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và thường bị nhầm là cảm lạnh thông thường.

Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

Sốt.

Ớn lạnh.

Sưng các tuyến ở cổ.

Ho ông ổng.

Viêm họng, sưng họng.

Da xanh tái.

Chảy nước dãi.

Có cảm giác lo lắng, sợ hãi.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.