Cải thiện đáng kể sinh kế, dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tú Diệp•24/07/2025 13:40
Sau hai năm triển khai thực hiện, Dự án “Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số thông qua nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng” tại tỉnh Sơn La đã mang lại kết quả thiết thực, góp phần nâng cao sinh kế và dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" do Bộ Ngoại giao Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam được UBND tỉnh Sơn La tiếp nhận theo Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 18/7/2023.Dự án bắt đầu triển khai tháng 7/2023 với mục tiêu Cải thiện sinh kế của người dân tộc thiểu số thông qua sản xuất nông nghiệp, chú ý đến bình đẳng giới, an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Địa bàn triển khai tại xã Mường Và, Sam Kha, Púng Bánh huyện Sốp Cộp cũ và xã Chim Vàn, Làng Chếu, Xím Vàng huyện Bắc Yên cũ trước khi sáp nhập thực hiện mô hình chính quyền hai cấp.
Dự án triển khai gồm 2 hợp phần: Nông nghiệp và dinh dưỡng.
Dự án “Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng” đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận sau khi triển khai.Trong hợp phần nông nghiệp, từ khi triển khai đến hết quý I/2025 dự án đã triển khai: 48 lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi gà, lợn, kỹ thuật trồng rau cho 788 lượt người tham dự; 04 khóa tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý nhóm sản xuất, kỹ năng đàm phán trong kinh doanh cho 60 lãnh đạo nhóm sản xuất; 09 lớp tập huấn quản lý nhóm sản xuất cho các lãnh đạo nhóm cho 180 người tham dự.Thực hiện 343 chuyến thăm hộ để trực tiếp cầm tay chỉ việc hướng dẫn các hộ thực hành sản xuất, cũng như giải đáp những khó khăn, vướng mắc mà các hộ gặp phải trong quá trình sản xuất; tổ chức 1.667 cuộc giám sát để kiểm tra tình hình sản xuất tại các hộ, cũng như kiểm tra sự hỗ trợ của các cán bộ dự án; tổ chức 1 hội thảo đầu bờ tại huyện Sốp Cộp cũ; hỗ trợ 19.700 con gà; 7.880 kg thức ăn cho gà; 11.040 gói thuốc và 68.300 liều vắc xin cho gà cho 788 hộ tại 6 xã dự án; hỗ trợ 60 con lợn giống cho 20 nhóm sản xuất tại các xã Púng Bánh, Mường Và của huyện Sốp Cộp cũ và xã Chim Vàn của huyện Bắc Yên cũ…Về hợp phần dinh dưỡng, Dự án đã tổ chức 11 lớp tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi cho 300 y tế, phụ nữ bản tham gia; 01 khóa tập huấn về quản lý dự án; 02 khóa tập huấn về theo dõi, đánh giá, giải trình và học tập thành viên thực hiện dự án.In ấn các poster, tờ rơi về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ em, tranh lật về chăm sóc dinh dưỡng và các nguồn thực phẩm tự nhiên để phân bổ cho 60 xã dự án.
Mua cân, thước đo chiều cao và các dụng cụ nấu ăn để phân bổ về cho 60 xã dự án thực hiện hoạt động cân đo trẻ hàng tháng và hướng dẫn thực hành tại các trung tâm giáo dục phục hồi dinh dưỡng.
Đoàn công tác của Đại sứ quán Nhật Bản, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Nhật Bản, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam tìm hiểu những khó khăn của các bà mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà tại tỉnh Sơn La.Ngoài ra, dự án, thực hiện 212 cuộc khám thai tại trạm y tế xã và hộ gia đình; 504 buổi cân đo cho trẻ dưới 2 tuổi, tổng số 8.619 lượt trẻ tham gia. Thiết lập và vận hành 35 Trung tâm giáo dục phục hồi dinh dưỡng tại 47 bản, với tổng số 2.485 lượt trẻ suy dinh dưỡng tham gia; tổ chức 733 cuộc thăm hộ gia đình để giám sát việc áp dụng mô hình chăm sóc nhạy cảm về dinh dưỡng tại nhà; 484 cuộc họp nhóm bà mẹ, nhóm cộng đồng để trao đổi những thực hành tốt về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em…Sau 2 năm triển khai, dự án đã làm thay đổi nhận thức cho nhân dân về cải thiện sinh kế, dinh dưỡng; thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe. Thời gian tới, Ban quản lý Dự án tiếp tục xây dựng các nhóm sản xuất, kêu gọi các nhà tài trợ, hỗ trợ giống, vật tư, phân bón, đào tạo kỹ thuật... tập trung mở rộng các đối tượng là các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.