Cập nhật hồ sơ giảm trừ gia cảnh mới nhất 2024, người nộp thuế thu nhập cá nhân cần nắm rõ quy định

6:00 | 20/03/2024

Quy định về giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân nộp thuế và người phụ thuộc có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo sự an tâm cho người lao động tạo ra của cải, vật chất. Hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh bao gồm những gì?

Vì sao người nộp thuế thu nhập cá nhân cần làm giảm trừ gia cảnh?

Giảm trừ gia cảnh là biện pháp hỗ trợ cần thiết của Nhà nước để người nộp thuế thu nhập cá nhân có thể tái tạo sức lao động, bảo đảm các nhu cầu sinh hoạt cơ bản.

Giảm trừ gia cảnh được quy định cụ thể đã thỏa mãn được nguyện vọng chính đáng, tạo tâm lý tin tưởng của người nộp thuế vào chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc cũng là một quy định mang tính nhân đạo cao. Bởi vì, người lao động khi tạo ra thu nhập không chỉ hướng tới việc phục vụ cho sự tồn tại của chính bản thân mà còn thực hiện các nghĩa vụ vật chất mang tính đạo đức đối với người thân thuộc của họ. Do đó, việc quy định giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc là biện pháp hỗ trợ không thể thiếu để cá nhân mỗi người nộp thuế có thể thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng gia đình của mình.

Quy định về giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân nộp thuế và người phụ thuộc có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm áp lực tâm lý của người nộp thuế, tạo sự an tâm cho người lao động tạo ra của cải, vật chất. Việc áp dụng giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân thỏa mãn được nguyện vọng chính đáng của người nộp thuế, cân bằng lợi ích giữa người nộp thuế và ngân sách chứ không tuyệt đối hóa quyền thu thuế của Nhà nước. 

Điều này giúp cho người nộp thuế nhận thức được sự công bằng của pháp luật, ý thức được trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội, luôn vững tin vào pháp luật, chính sách của Nhà nước; hạn chế các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thu - nộp thuế. Đây cũng là phương pháp hữu hiệu để "nuôi dưỡng nguồn thu" lâu dài cho ngân sách Nhà nước.

 Giảm trừ gia cảnh được quy định cụ thể tạo tâm lý tin tưởng của người nộp thuế vào chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ảnh minh họa: TL

 Giảm trừ gia cảnh được quy định cụ thể tạo tâm lý tin tưởng của người nộp thuế vào chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ảnh minh họa: TL

Khi nào được giảm trừ gia cảnh cho bản thân?

Theo Tiết c.1, Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế được áp dụng như sau:

- Trường hợp trong năm tính thuế, cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân/giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

- Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại 01 thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại 01 nơi.

- Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế nếu người này lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam (được tính đủ theo tháng).

Như vậy, người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ đương nhiên được giảm trừ gia cảnh với mức giảm trừ là 11 triệu đồng/tháng (tức 132 triệu đồng/năm).

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh năm 2024 bao gồm những gì?

Theo tiểu mục 3 Mục 3 Công văn 13762/CTHN-HKDCN năm 2023 quy định về hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau:

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế, hồ sơ bao gồm:

– Bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính

– Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính.

– Trường hợp người phụ thuộc do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng phải lấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phòng nơi người phụ thuộc cư trú theo mẫu số 07/XN-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.

Trường hợp cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 3 mục III công văn này cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập tổng hợp theo Phụ lục Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh mẫu số 07/THĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính và nộp cho cơ quan thuế theo quy định.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 9.11 Mục 9 Phụ lục 1 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc

Theo các quy định nêu trên, hồ sơ giảm trừ gia cảnh năm 2024 gồm có:

- Bản đăng ký người phụ thuộc.

- Phụ lục bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng.

- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

- Phụ lục bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện đăng ký giảm trừ người phụ thuộc cho người lao động).

 Để giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc người nộp thuế thu nhập cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định. Ảnh minh họa: TL

 Để giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc người nộp thuế thu nhập cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định. Ảnh minh họa: TL

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc 2024

Theo Điểm g, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC), hồ sơ chứng minh người phụ thuộc bao gồm các giấy tờ:

1. Đối với con

Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp CMND/CCCD (nếu có).

Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:

- Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp CMND/CCCD (nếu có).

- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại Tiết d.1.3 Điểm d, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, hồ sơ chứng minh gồm:

- Bản chụp giấy khai sinh.

- Bản chụp thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.

- Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

2. Đối với vợ hoặc chồng

Hồ sơ chứng minh đối với vợ/chồng gồm:

- Bản chụp CMND/CCCD.

- Bản chụp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan cơ quan công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc bản chụp giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn...).

3. Đối với cha, mẹ

Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:

- Bản chụp CMND/CCCD.

- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

4. Đối với các cá nhân khác

Đối với các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Tiết d.4 Điểm d, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC; hồ sơ chứng minh gồm:

- Bản chụp CMND/CCCD hoặc giấy khai sinh.

- Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật, là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:

+ Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).

+ Bản chụp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan công an cấp.

+ Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của UBND cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.

+ Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của UBND cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).

Lưu ý:

- Trường hợp người phụ thuộc nêu tại Mục 2, 3, 4 trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

- Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.

- Đối với người nộp thuế làm việc trong các doanh nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc diện được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch của người nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 1, 2, 3, 4, hướng dẫn đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài nêu trên hoặc chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai.

Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với người nộp thuế; các nội dung khác, người nộp thuế TNCN tự khai và chịu trách nhiệm.

- Kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hoàn thành việc kết nối dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người nộp thuế không phải nộp các giấy tờ chứng minh người phụ thuộc nêu trên nếu thông tin trong những giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

6:00 | 23/04/2024

Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.