Câu chuyện ít người biết về hình dáng chiếc khẩu trang y tế trước thế kỷ 20

9:12 | 17/09/2022

Để có được chiếc khẩu trang y tế với nhiều tính năng và hình dáng phù hợp như hiện tại, rất nhiều hình dạng “độc đáo” của khẩu trang đã xuất hiện qua nhiều thời đại. Cùng Thời đại Plus ngược dòng thời gian về những năm trước thế kỷ 20 để tìm hiểu thêm về một vật phòng thân “nhỏ mà có võ” này.

Chiếc khẩu trang mỏ chim đầu tiên

Nhằm đối phó với nạn dịch hạch mang tên “cái chết đen” bùng phát và lan khắp châu Âu cướp đi mạng sống của hơn 25 triệu người vào thế kỷ 17, các bác sĩ đã tạo ra một loại mũ đặc biệt trùm kín đầu cùng với 1 chiếc mũi dài như chiếc mỏ chim, có khoét 2 lỗ cho 2 con mắt.

Mỗi khi khám bệnh, bác sĩ thường đeo chiếc mũ này và xịt thêm một số loại nước hoa hoặc hương liệu đặc chế mà họ tin rằng có thể giúp ngăn chặn được sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh trong không khí.

Chiếc mũ che mặt, được xem là chiếc khẩu trang đầu tiên xuất hiện ở thế kỷ 17

Chiếc mũ che mặt, được xem là chiếc khẩu trang đầu tiên xuất hiện ở thế kỷ 17

Một mô hình mô phỏng lại chiếc mũ che mặt này hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng lịch sử Đức ở Berlin.

Đến cuối những năm 1870, khi các nhà khoa học phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn, lĩnh vực nghiên cứu về vi sinh hiện đại ra đời. Tuy nhiên, diễn biến tiếp theo thật không khác mấy những gì từng xảy ra, chỉ là không ai dùng đến mặt nạ mỏ chim đáng sợ nữa.

Một chiếc khẩu trang dạng khăn che mặt

Năm 1827, bác sĩ người Tây Ban Nha Fernandez Carlos thiết kế chiếc khẩu trang khác. Dựa theo hình dáng của Hijab mà phụ nữ Hồi giáo dùng để che mặt. Đó là một miếng vải hình chữ nhật, ở phần trên có dây buộc vòng quanh đầu còn phần dưới may liền vào áo choàng.

Các bác sĩ bắt đầu đeo những chiếc khẩu trang phẫu thuật đầu tiên vào năm 1897, chúng trông không khác gì một chiếc khăn tay quấn quanh mặt, được thiết kế để lọc mầm bệnh trong không khí và ngăn bác sĩ hắt hơi hay ho vào vết thương trong khi phẫu thuật.

Mạng che mặt được giới phụ nữ quý tộc phương Tây ở thế kỷ 19 ưa chuộng

Mạng che mặt được giới phụ nữ quý tộc phương Tây ở thế kỷ 19 ưa chuộng

Tuy nhiên, khi có nhiều bác sĩ nhiễm lao trong quá trình thăm khám người bệnh thì loại khẩu trang này bị hủy bỏ vì y học khi ấy tin rằng vi trùng lao có thể đi xuyên qua vải, mặc dù nguyên nhân thực tế là do khẩu trang không che kín được mũi và miệng. Hơn nữa, sau khi thăm khám, áo choàng cũng không được giặt ngay mà thường thì chỉ được giặt sau 2 hoặc 3 ngày. 

Năm 1899, chiếc khẩu trang tiến thêm một bước nhưng lần này đơn giản hơn. Mỗi khi khám bệnh, các bác sĩ người Mỹ dùng một miếng băng vết thương để che mặt. Dài khoảng 40 cm, ngang 10 cm, chính giữa có thêm 04 gạc. Cuốn quanh miệng và mũi rồi buộc lại ở phía sau gáy. 

Khẩu trang của bác sĩ hồi cuối thế kỷ 19.

Khẩu trang của bác sĩ hồi cuối thế kỷ 19.

Sử dụng xong, nó được mang đi giặt ngay nhưng hầu hết bác sĩ đều cho rằng nó gây khó thở nếu phải đeo nó trong những ca khám bệnh kéo dài. Tuy vậy, ở Trung Quốc, Singapore, Malaysia và ngay cả ở Australia, nó vẫn được sử dụng.

Chiếc khẩu trang ngừa cúm chỉ che phần miệng

Cho đến cuối thế kỷ 19, khẩu trang vẫn được mặc định là chỉ dành riêng cho ngành y nhưng trong 2 năm 1918-1919, đại dịch cúm Tây Ban Nha lây nhiễm cho 500 triệu người (1/4 nhân loại trên toàn Trái đất lúc ấy), giết chết khoảng 50 triệu người, phần lớn là người trẻ, tuổi từ 20-40, những người tưởng như có hệ miễn dịch hoàn hảo nhất.

Khi ấy, với sự tiến bộ của y học, các bác sĩ biết rằng bệnh cúm gây ra bởi virus. Bệnh nhân khi ho sẽ truyền bệnh cho người khác bởi những giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra từ miệng nên ngoài việc cách ly những người đã nhiễm bệnh, thì cần phải có biện pháp ngăn ngừa những người đang mang mầm bệnh nhưng chưa bộc phát.

Khẩu trang 'xúc xích' ngừa cúm chỉ che phần miệng, năm 1918.

Khẩu trang "xúc xích" ngừa cúm chỉ che phần miệng, năm 1918.

Vì thế, các bác sĩ Anh quốc chế ra loại khẩu trang chỉ che kín phần miệng. Nó gồm một cuộn băng gạc, buộc túm 2 đầu rồi buộc dây vòng qua gáy. Tất cả mọi người dù nhiễm bệnh hay không, mỗi khi ra đường đều phải đeo. Đó cũng là chiếc khẩu trang phổ thông đại chúng đầu tiên.

Người dân London gọi nó một cách khôi hài là "xúc xích trắng" vì nhìn nó giống như chiếc xúc xích, nhất là nó lại nằm ở ngang miệng. Cho đến đầu năm 1919, cả châu Âu và nước Mỹ hầu như đều sử dụng loại khẩu trang "xúc xích" này.

Khẩu trang che mũi, năm 1919.

Khẩu trang che mũi, năm 1919.

Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, các bác sĩ Mỹ nhận ra rằng mỗi khi muốn ho hay khạc nhổ, người ta phải kéo cái "xúc xích" ra khỏi miệng và như vậy, nguy cơ lây truyền vẫn hiện hữu. Bên cạnh đó, sự hắt hơi cũng có thể phát tán mầm bệnh nên lần này, người Mỹ cho ra đời chiếc khẩu trang chỉ che kín phần mũi!

Lúc bấy giờ, khẩu trang may bằng hai lớp vải cotton, còn màu sắc thì tùy theo ý thích của người dùng. Nó được phủ một lớp hồ ở mặt ngoài để tạo hình chóp nón và có độ cứng. Nó có 4 sợi dây ở 2 bên để đeo vòng qua tai.

Tới thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của thế giới, những chiếc khẩu trang có hình dáng gần giống hiện tại đã bắt đầu xuất hiện, hãy cùng tìm hiểu xem khẩu trang đã "tiến hóa" ra sao trong thế kỷ 20 ở kỳ sau. 

Tin cùng chuyên mục

10 chất bổ sung cần thiết mang theo khi đi du lịch

10 chất bổ sung cần thiết mang theo khi đi du lịch

7:14 | 08/05/2024

Mặc dù bạn không thể mang theo toàn bộ tủ thuốc của mình nhưng có một số chất bổ sung cụ thể bạn nên mang theo mỗi khi rời khỏi nhà...

Vì sao các biện pháp tránh thai lại gây tăng cân?

Vì sao các biện pháp tránh thai lại gây tăng cân?

7:13 | 06/05/2024

Một số người bị tăng cân khi dùng các biện pháp tránh thai. Nguyên nhân do đâu và có thể phòng tránh được không?

Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout

Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout

7:12 | 04/05/2024

Việc dùng thuốc giảm đau điều trị bệnh gout kịp thời giúp người bệnh dễ chịu, ngủ ngon hơn và giảm các nguy cơ biến chứng sau này…

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.