Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối cần lưu ý những gì?

18:14 | 05/07/2022

Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối là thời điểm các tế bào ung thư đã lan sang các mô lân cận và có ảnh hưởng xấu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Ung thư tuyến tụy rất khó chẩn đoán sớm vì tuyến tụy không nằm ở khu vực dễ nhận biết. Chỉ đến khi ung thư di căn sang các vùng khác của cơ thể thì bệnh mới được phát hiện.

Ung thư tuyến tụy luôn diễn biến thầm lặng và phá hủy sức khỏe của người bệnh mỗi ngày. Khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối, việc chăm sóc có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

ung thu tuyen tuy

1. Ung thư tuyến tụy là gì?

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư hình thành tại một số tế bào của tuyến tụy. Ung thư tuyến tụy sẽ xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy có sự tăng sinh bất thường và vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ thể, tạo thành một khối u. Các tế bào ung thư tuyến tụy có khả năng xâm lấn, di căn vào các bộ phận khác trong cơ thể.

Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy (khoảng 95%) bắt đầu trong tuyến tụy ngoại tiết. Các khối u cũng có thể hình thành trong tuyến tụy nội tiết, nhưng đây là những trường hợp không phổ biến và thường lành tính (không phải ung thư).

Do vị trí của tuyến tụy, ung thư tuyến tụy có thể khó phát hiện và thường được chẩn đoán ở giai đoạn nặng hơn của bệnh.

2. Các giai đoạn ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy thường chia thành 4 giai đoạn, dựa theo sự phát triển và lây lan của các khối u và các tế bào ung thư, các giai đoạn được phân thành:

Giai đoạn I: Khối u và tế bào ung thư chỉ xuất hiện và tập trung ở tuyến tụy.

Giai đoạn II: Các khối u và tế bào ung thư bắt đầu lan ra khỏi tuyến tụy, lấn sang các tổ chức xung quanh hoặc các hạch bạch huyết.

Giai đoạn III: Các khối u và tế bào ung thư lan sang đến các mạch máu lớn trên tuyến tụy và các hạch bạch huyết cũng lan xa hơn.

Giai đoạn IV: Khối u và các tế bào ung thư xâm lấn sang nhiều cơ quan quan trọng khác như phổi, gan hoặc các màng bao quanh các cơ quan vùng bụng…

Ung thư tụy giai đoạn cuối sẽ nằm trong giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Khi đó, các tế bào ung thư không chỉ nằm trong phạm vi của tuyến tụy mà đã xâm lấn sang hạch bạch huyết và các mạch máu xung quanh. Đồng thời, tế bào ung thư còn di căn đến nhiều các cơ quan khác như dạ dày, tá tràng, ống dẫn mật, gan, phổi… và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề các bệnh lý khác.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề các bệnh lý khác.

3. Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư tụy nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 80%. Tuy nhiên, nếu như phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì tiên lượng sống lúc này đã giảm đi rất nhiều. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ còn dưới 10% nếu như khối u tuyến tụy đã lan vào hạch bạch huyết.

Thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn có thể kéo dài từ 8 – 12 tháng nếu như bệnh nhân không thể phẫu thuật để loại bỏ u ở tuyến tụy.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến tụy chỉ kéo dài khoảng 3 đến 6 tháng nếu như khối u đã xâm lấn sang những cơ quan khác.

Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư và chữa trị kịp thời vô cùng quan trọng. Nó quyết định tới mức độ thành công và khả năng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy.

4. Dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Ung thư tuyến tụy ở giai đoạn đầu có biểu hiện một vài triệu chứng, nhưng hầu hết là khá mơ hồ. Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề các bệnh lý khác. Chính vì vậy mà bệnh hiếm khi được phát hiện sớm. Đa số các trường hợp đều được chẩn đoán khi khối u đã lan đến các mô lân cận hoặc cơ quan xa hơn thông qua hệ thống máu và bạch huyết.

Một số dấu hiệu ung thư tuyến tụy dễ bị bỏ qua hoặc nhầm với bệnh lý khác bao gồm:

Xuất hiện các cơn đau ở bụng, lưng kéo dài và dữ dội.

Xuất hiện triệu chứng sưng phình bụng và đầy chướng.

Vàng da và mắt.

Nước tiểu có màu sẫm

Đau đầu.

Ù tai và liệt cơ mặt do tế bào di căn lên não.

Các cơ ho dữ dội.

Tức ngực, khó thở.

Đau nhức mỏi xương.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể và sút cân không lý do.

Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm.

Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm.

5. Những dấu hiệu nhận biết bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Ung thư tuyến tụy ở giai đoạn cuối, sức khỏe của bệnh nhân sẽ dần suy yếu và cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn. Một số dấu hiệu sau nhận biết người bệnh đang bước vào những ngày cuối cùng của cuộc đời:

Cơ thể suy yếu và kiệt sức.

Ngủ nhiều hơn.

Sút cân và mất cơ bắp.

Chán ăn, khó nuốt.

Giảm khả năng tập trung và ít nói chuyện.

Tăng lú lẫn.

Hoa mắt.

Rên rỉ.

Tiểu tiện không kiểm soát.

Tím tái ở những vùng tay, chân, miệng.

Khô miệng, môi.

Bồn chồn, lo lắng.

Mất kiểm soát bàng quang và ruột.

Lượng nước tiểu giảm.

6. Các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối

Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp tập trung vào việc giúp đỡ cho người bệnh giảm bớt các triệu chứng như đau đớn, căng thẳng về thể chất và tinh thần. Mục tiêu của liệu pháp này là nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả người bệnh và gia đình của họ.

Các loại thực phẩm giàu protein rất tốt cho người bị ung thư tuyến tụy.

Các loại thực phẩm giàu protein rất tốt cho người bị ung thư tuyến tụy.

6.1. Về chế độ dinh dưỡng

Đảm bảo luôn uống đủ nước

Người bệnh ung thư tụy nên cố gắng uống đủ mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước. Đặc biệt, nên chú ý bổ sung thêm các đồ uống giàu dinh dưỡng, chứa nhiều calo và hạn chế các thức uống có cồn hay các chất kích thích.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Chia nhỏ bữa ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp cho dạ dày của bệnh nhân không gặp phải tình trạng tiêu hoá quá nhiều thức ăn một lúc. Đồng thời, chia nhỏ khẩu phần ăn như vậy sẽ giúp cho việc hấp thụ thức ăn được tốt hơn từ đó đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Bệnh nhân có thể ăn bữa nhỏ 5 – 6 bữa trong ngày và khoảng cách giữa các bữa ăn là khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ.

Tăng cường thực phẩm giàu protein cho bữa ăn

Các thực phẩm này có thể là thịt nạc, trứng, các loại đậu và hạt, sữa ít béo hay các sản phẩm từ sữa và sữa đậu nành. Protein vừa giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể người bệnh vừa giúp tăng sức đề kháng để người bệnh có thể chống lại bệnh tật tốt hơn. 

Chọn thức ăn dễ tiêu hóa cho người bệnh

Người nhà bệnh nhân nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa cho người bệnh, ưu tiên các món ăn mềm, chế biến bằng cách luộc, thực phẩm lỏng như cháo, súp… Trong quá trình chế biến thức ăn thì cũng nên chú ý cắt nhỏ để người bệnh dễ nuốt hơn. Một điều cần lưu ý là bệnh nhân ung thư tụy nên hạn chế ăn thịt đỏ, tránh ăn các món ăn tái chín và cả rau sống.

Hạn chế đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn chứa nhiều đường vì chức năng sản xuất hormone insulin và glucagon bị ảnh hưởng. Thực phẩm như nước ngọt, bánh ngọt, kẹo hoặc đồ tráng miệng có thể làm tăng lượng đường trong máu và thường không mang lại lợi ích dinh dưỡng.

Kiểm soát tiêu chảy

Những người bệnh ung thư tuyến tụy sau khi đã trải qua phẫu thuật thường sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo từ đó dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Mới đầu, cần phải tránh thực phẩm giàu chất xơ để tránh triệu chứng tồi tệ hơn. Trong 1 số trường hợp cần thiết, để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, bác sĩ có thể kê đơn thêm một số enzyme. Nhờ vậy, người bệnh có thể hấp thụ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối giúp cho người bệnh nâng cao thể trạng và kéo dài tuổi thọ.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối giúp cho người bệnh nâng cao thể trạng và kéo dài tuổi thọ.

6.2. Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối về mặt tinh thần

Ung thư tụy ở giai đoạn cuối, hầu hết người bệnh đều cảm thấy bối rối, lo lắng và suy sụp tinh thần. Do đó, khả năng mắc phải trầm cảm ở nhóm bệnh nhân này rất cao.

Do đó, người nhà bệnh nhân cần luôn ở bên cạnh để động viên tinh thần, chia sẻ cho bệnh nhân các điều tích cực để người bệnh cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho người bệnh thuốc chống trầm cảm.

6.3. Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối về thể chất

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Ung thư tuyến tụy ở giai đoạn cuối, người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng hóa trị. Phương pháp điều trị này có thể giúp thu nhỏ và kiểm soát khối u trong một thời gian. Và tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị hóa trị bằng cách dùng đường uống hay đường tiêm truyền tĩnh mạch.

Quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối cần đảm bảo bệnh nhân hóa trị liệu đúng giờ và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có tác dụng phụ nào đặc biệt khi nghi ngờ nhiễm trùng cần trao đổi ngay với bác sĩ để có những điều chỉnh thích hợp, không tự ý ngừng trị liệu cho bệnh nhân.

Giảm bớt những cơn đau do ung thư

Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối, người bệnh có thể sẽ phải chịu những cơn đau đớn dữ dội khi khối u chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Khi đó, liệu pháp xạ trị hay hóa trị vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị vừa giúp kiểm soát khối u và góp phần giảm đau hiệu quả.

Để người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn thì người chăm sóc nên massage cũng như xoa bóp nhẹ nhàng cho người bệnh. Nếu thấy người bệnh cảm thấy đau đớn nhiều và dữ dội thì người nhà có thể trao đổi với bác sĩ để có phương hướng giảm đau phù hợp hơn.

6.3. Chăm sóc người bệnh khi bị sốt 

Bệnh nhân ung thư tụy có thể phải đối mặt với các cơn sốt cao, do đó nên người nhà bệnh nhân cần phải nắm được các phương pháp hạ sốt an toàn cho người bệnh. Đồng thời người chăm sóc bệnh nhân cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc hạ sốt cũng như thuốc kháng viêm cho người bệnh.

Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao liên tục nhưng ý thức vẫn tỉnh táo và cơ thể bình thường đồng thời không có triệu chứng gì đặc biệt thì cách chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân đó là dùng khăn thấm nước ấm để chườm lên trán, lau người cho bệnh nhân. Cho bệnh nhân mặc quần áo rộng rãi, mỏng, nằm trong phòng kín gió, cùng với đó cho người bệnh uống nước đun sôi để nguội.

6.4. Chăm sóc cho người bệnh trong các hoạt động hàng ngày

Ung thư tụy giai đoạn cuối sức khỏe người bệnh sẽ bị giảm sút đi nhiều. Vì vậy trong các hoạt động hàng ngày, bệnh nhân có thể không thể tự làm được mà cần có người giúp đỡ như tắm rửa, đi vệ sinh, ăn uống…

Người nhà của bệnh nhân cũng nên thường xuyên thay đổi vị trí nằm để người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Đồng thời cần phải hỗ trợ người bệnh di chuyển nhẹ nhàng trong phòng để nhằm hạn chế sự mệt mỏi cũng như tình trạng lở loét do nằm nhiều.

Ngoài ra, người thân khi chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối cần bình tĩnh, tích cực phối hợp với các phương pháp điều trị được bác sĩ lên kế hoạch.

Tin cùng chuyên mục

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.