Chiếc khẩu trang đầu tiên của thế kỷ 20 đầu tiên sinh ra từ bệnh dịch

7:46 | 17/09/2022

Từ phát minh của một bác sĩ người Trung Quốc, trong cả giai đoạn đại dịch cúm lan rộng toàn cầu vào năm 1918, khẩu trang đã được yêu cầu sử dụng cho các y bác sĩ và nhân viên y tế tại Mỹ. Với công chúng thì chỉ mới dừng lại ở mức độ khuyến khích mà thôi.

Vào năm 1905, Alice Hamilton, một bác sĩ người Mỹ ở Chicago đã công bố bài báo khoa học của mình trên tạp chí thuộc Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ.

Theo đó, kết quả nghiên cứu của bà cho thấy vi khuẩn liên cầu phát tán qua các giọt bắn khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khóc hoặc khi các bác sĩ trao đổi với nhau trong quá trình khám chữa bệnh. Bà kết luận rằng, đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng này.

Đến năm 1910, đại dịch viêm phổi tấn công Mãn Châu (Trung Quốc). Lúc đó, bác sĩ Wu Lien-Teh, vốn là người gốc Hoa đầu tiên du học ngành Y ở trường Cambridge danh tiếng, cho rằng dịch bệnh này chủ yếu lan truyền qua không khí; và ông đã sáng chế ra một loại khẩu trang dùng được cho cả trong môi trường bệnh viện lẫn ngoài cộng đồng.

Chân dung bác sĩ Lien-teh Wu.

Chân dung bác sĩ Lien-teh Wu.

Phát triển từ các loại mặt nạ phẫu thuật từng thấy ở phương Tây, Wu tạo ra chiếc khẩu trang cứng cáp từ gạc, bông cotton và nhiều lớp vải, chúng quấn quanh mặt để lọc không khí được hít vào. Phát minh của anh được xem là mang tính đột phá, thế nhưng một vài bác sĩ vẫn nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Cũng trong khoảng thời gian này từng xảy ra một sự việc khá nổi tiếng với ngành y lúc bấy giờ, khi Wu gặp Gérald Mesny – bác sĩ người Pháp có tiếng lâu năm trong ngành. Wu giải thích với ông về giả thuyết rằng dịch hạch là một loại viêm phổi và có thể lây lan qua đường không khí.

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe mang khẩu trang chống dịch hạch ở Nhật Bản trong bệnh dịch hạch Mãn Châu 1911.

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe mang khẩu trang chống dịch hạch ở Nhật Bản trong bệnh dịch hạch Mãn Châu 1911.

Bác sĩ người Pháp đã lăng mạ và đả kích anh một cách rất phân biệt chủng tộc, ông nói ‘Ta có thể mong đợi gì từ một gã người Trung chứ?’. Để chứng minh điều mình nói, Mesny đến thăm và chăm sóc người bệnh trong một bệnh viện dịch hạch mà không đeo khẩu trang do Wu phát minh, kết quả là ông đã qua đời chỉ hai ngày sau đó.”

Các bác sĩ khác trong vùng, thời điểm ấy, cũng nhanh chóng thiết kế loại khẩu trang của riêng mình. Một số trông khá kì quặc, có loại như mũ trùm đầu có kính, chẳng khác gì mặt nạ lặn chuyên dụng. Sau nhiều thử nghiệm thực tế, chiếc khẩu trang của Wu đã chiến thắng vì hiệu quả nhất và có khả năng bảo vệ người dùng khỏi vi khuẩn. Đó quả thực là một thiết kế tuyệt vời vì nó có thể làm bằng tay dễ dàng với vật liệu có sẵn, giá thành rẻ. 

Người dân phải đeo khẩu trang trước khi lên xe điện ở Seattle năm 1918

Người dân phải đeo khẩu trang trước khi lên xe điện ở Seattle năm 1918

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1911, việc sản xuất khẩu trang tăng mạnh. Từ nhân viên y tế, binh sĩ đến người dân, mọi người đều đeo khẩu trang. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn dịch hạch lây lan, khẩu trang y tế/mặt nạ còn mang ý nghĩa như một hình tượng mới mẻ của nền khoa học y học hiện đại.

Trong cả giai đoạn đại dịch cúm lan rộng toàn cầu vào năm 1918, khẩu trang đã được yêu cầu sử dụng cho các y bác sĩ và nhân viên y tế tại Mỹ. Với công chúng thì chỉ mới dừng lại ở mức độ khuyến khích mà thôi. 

Tại thành phố Seattle nơi mà hệ thống xe điện bắt buộc người dân sử dụng dịch vụ phải đeo khẩu trang, Hội chữ thập Đỏ địa phương đã phát ra hơn 260.000 chiếc khẩu trang cho dân chúng chỉ trong vòng 3 ngày. 

Đến năm 1920, khẩu trang được đưa vào danh mục bắt buộc phải sử dụng trong các phòng phẫu thuật.

Tin cùng chuyên mục

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nà

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nà

7:20 | 20/05/2024

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì có thể thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bổ sung lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Thuốc trị rối loạn tiền đình

Thuốc trị rối loạn tiền đình

7:19 | 18/05/2024

Việc điều trị rối loạn tiền đình sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh…

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

7:18 | 16/05/2024

Đau đầu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ. Vậy làm thế nào để trị?

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.