Chóng mặt hậu COVID-19: Giải đáp thắc mắc và nguyên tắc giảm triệu chứng

13:18 | 16/03/2022

COVID-19 do virus corona SARS-CoV-2 gây ra với biểu hiện chủ yếu là hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Tuy nhiên, mắc COVID-19 còn ảnh hưởng và làm tổn thương hệ thống thần kinh gây chóng mặt.

Ngày 7/3, trên tạp chí Nature, kết quả nghiên cứu đã được thẩm định của Đại học Oxford công bố bằng chứng rõ ràng chứng tỏ COVID-19 liên quan đến những bất thường ở não bộ, kể cả ở những người mắc bệnh nhưng không phải nhập viện.

COVID-19 gây ra với biểu hiện chủ yếu là hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Tuy nhiên, mắc COVID-19 còn ảnh hưởng và làm tổn thương hệ thống thần kinh hệ thống tai trong và tiền đình, trong đó phổ biến là triệu chứng chóng mặt.

Chóng mặt có thể xảy ra cùng lúc với mắc COVID-19 hoặc sau nhiễm một vài tuần. Triệu chứng kéo dài tùy vào từng tổn thương cấu trúc cơ quan tiền đình của mỗi bệnh nhân. Chóng mặt nói chung là tác dụng phụ thường gặp của COVID-19 cấp tính.

Virus corona SARS-CoV-2 ảnh hưởng và làm tổn thương hệ thống thần kinh gây chóng mặt.

1. Chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt là tình trạng mất thăng bằng khiến bản thân có cảm giác đang bị xoay vòng vòng, hoặc thế giới xung quanh đang quay cuồng, lật nhào, xoay tròn khiến cơ thể không thể giữ thăng bằng và té ngã.

Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của cơ thể. Cơ chế sinh bệnh của chóng mặt rất phức tạp và việc điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt. Tình trạng chóng mặt có thể gặp mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi trung niên và người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

2. Chóng mặt do các nguyên nhân

  • Sỏi lạc chỗ trong tai.
  • Nhiễm trùng tai trong.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình.
  • Ứ dịch mê nhĩ…
  • Các nguyên nhân khác: Khi đột ngột bị chóng mặt hoặc thỉnh thoảng cảm thấy hoa mắt xây xẩm có thể là do bị chấn thương đầu, cổ, các vấn đề về não như đột quỵ, khối u, hoặc do tác dụng phụ của thuốc, bệnh đau đầu Migrain.

3. Chóng mặt có các triệu chứng

  • Quay cuồng.
  • Nghiêng ngả.
  • Đung đưa.
  • Mất thăng bằng.
  • Bị kéo về một hướng.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với chóng mặt bao gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn,
  • Ói mửa.
  • Chuyển động mắt bất thường hoặc giật nhãn cầu.
  • Đau đầu.
  • Đổ mồ hôi.
  • Ù tai, nghe tiếng ve kêu, gió thổi trong tai hoặc nghe kém.

Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ đồng hồ, hoặc thậm chí lâu hơn. Cơn chóng mặt có thể đến và đi bất chợt hoặc có yếu tố khởi phát.

Đầu ốc quay cuồng, nghiêng ngả là những triệu chứng của chóng mặt.

4. Vì sao bị chóng mặt hậu COVID-19?

Virus SARS-CoV-2 gây ảnh hưởng hệ thống thần kinh, gây các triệu chứng về thần kinh trong đó phổ biến là triệu chứng chóng mặt.

F0 bị chóng mặt cảm giác thường gặp nhất là xoay tròn kèm theo buồn nôn, đi đứng không vững, dáng đi lệch lạc, có thể khởi phát hay nặng lên khi cử động đầu. Chóng mặt có thể xảy ra rất ngắn, chỉ vài giây hoặc dài đến vài ngày, vài tuần, biểu hiện rất khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Nhiều nghiên cứu báo cáo COVID-19 có thể gây chóng mặt trong giai đoạn cấp tính của bệnh, trong quá trình hồi phục hoặc là một trong các di chứng kéo dài. Người bị chóng mặt có thể chỉ biểu hiện như choáng thoáng qua nhanh khi thay đổi tư thế đầu, hoặc cảm giác chòng chành khi đi lại, mất thăng bằng, cho đến các cơn nhà cửa nghiêng ngả, quay tròn kèm theo buồn nôn và nôn...

5. Chóng mặt hậu COVID-19 có nguy hiểm?

Theo BS Lê Minh Kỳ (Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, mức độ nguy hiểm tùy vào vị trí và mức độ tổn thương do virus gây ra.

Có những tổn thương tự hồi phục sau khi hết triệu chứng nhiễm virus, như viêm thần kinh tiền đình một bên. Ở tình trạng này, dây thần kinh tiền đình đã tổn thương song lâu dài sẽ được tiền đình trung ương hoạt động bù trừ, bệnh nhân có thể không nhận ra sự khác biệt về thăng bằng và hết chóng mặt.

F0 sau khi khỏi COVID-19, bất kỳ khi nào có vấn đề bất thường về thần kinh như chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, nghe kém, đều nên đến bác sĩ khám. Điều trị càng sớm, cơ hội hồi phục càng cao.

6. Chóng mặt kéo dài trong bao lâu?

Chóng mặt có thể xảy ra cùng lúc với mắc COVID-19 hoặc sau nhiễm một vài tuần. Triệu chứng chóng mặt kéo dài tùy vào từng tổn thương cấu trúc cơ quan tiền đình của mỗi người. Chóng mặt nói chung là tác dụng phụ thường gặp của COVID-19 cấp tính.

Chóng mặt có thể biến mất khi triệu chứng của COVID-19 kết thúc. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể kéo dài một vài tuần đến vài tháng sau khi F0 khỏi COVID-19.

Triệu chứng chóng mặt kéo dài tùy vào từng tổn thương cấu trúc cơ quan tiền đình của mỗi người.

7. Chóng mặt nên làm gì?

  • Khi xảy ra cơn chóng mặt, người bệnh cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi.
  • Nếu có cảm giác buồn nôn, nên kìm nén bằng cách hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Chỉ cần tuân thủ như vậy, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vài phút.
  • Không tự mình đi lại xa, làm việc nặng, leo trèo, điều khiển xe cộ hay máy móc khi bị chóng mặt. Bởi vì những việc này càng gây khởi kích cơn chóng mặt nặng nề và kéo dài hơn, thậm chí có thể gây tai nạn cho chính mình cũng như người khác.

8. Chóng mặt nên uống thuốc gì?

Khi bị chóng mặt, nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng bệnh. Để điều trị chứng chóng mặt cho bệnh nhân, bác sĩ căn cứ vào việc xác định nguyên nhân để có phương án điều trị hợp lý. 

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giảm các triệu chứng chóng mặt và thuốc phục hồi chức năng tiền đình. Nếu chóng mặt là do nhiễm trùng hoặc viêm, thuốc kháng sinh chữa nhiễm trùng hoặc thuốc kháng viêm có tác dụng làm giảm sưng nề.

  • Thuốc chống lo âu như: Diazepam, Alprazolam.
  • Thuốc chống buồn nôn, ngừa dị ứng.
  • Thuốc lợi tiểu: Bác sĩ có thể kê toa thuốc lợi tiểu nếu bị đau đầu do bệnh Meniere.
  • Thuốc trị chứng đau nửa đầu: Flunarizine, đau đầu nặng có thể dùng triptans hoặc dihydroergotamine cùng với thuốc chống nôn.
Các nguyên liệu như gừng, chanh... có công dụng chữa chóng mặt.

9. Chóng mặt nên uống gì?

Những thức uống cắt cơn chóng mặt tức thời được làm từ các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như gừng, chanh, mật ong… thậm chí nước lọc và nước đường cũng có công dụng chữa chóng mặt.

  • Trà gừng hoặc nước gừng: Gừng chứa hoạt chất gingerol giúp kích thích lưu thông máu tới não từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng khi chóng mặt.
  • Nước chanh: Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tỉnh táo và khỏe khoắn nên chữa chóng mặt rất hiệu quả.
  • Nước pha mật ong: Mật ong chứa các dưỡng chất như sắt, canxi, photpho, magie, vitamin B, C có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa chóng mặt.
  • Nước lọc: Thiếu nước chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt. Do nước chiếm tới 83% máu, nên khi cơ thể không được cấp đủ nước sẽ gây thiếu máu lên não, giảm huyết áp, đau đầu và chóng mặt. Nên uống ngay một cốc nước sẽ cải thiện tình trạng đáng kể.
  • Nước đường: Uống nước đường khi chóng mặt giúp tăng lượng đường trong máu đáng kể và giúp thân nhiệt cao hơn. Vì vậy, uống nước đường sẽ giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng nhanh chóng.

10.  Người bị chóng mặt nên lưu ý gì?

  • Cẩn thận khi đi lại nếu cảm thấy mất khả năng thăng bằng, có thể chống gậy để hỗ trợ khi triệu chứng quá nặng.
  • Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột.
  • Hạn chế đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà.
  • Ngồi hoặc nằm xuống ngay khi cảm thấy chóng mặt.
  • Không lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm nếu thường xuyên bị chóng mặt.
  • Giảm lượng cà phê, rượu, thuốc lá và muối tiêu thụ vào cơ thể.
  • Uống đủ nước, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng, stress.
  • Tìm hiểu về các tác dụng phụ của những loại thuốc đang sử dụng và tham vấn ý kiến của bác sĩ.
  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và bù chất điện giải.

Tin cùng chuyên mục

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

7:26 | 05/05/2024

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.