Chuột rút trong thời tiết nắng nóng, cảnh báo dấu hiệu gì?

15:17 | 04/07/2022

Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do sự co thắt chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, hiện tượng chuột rút xảy ra cảnh báo dấu hiệu gì?

Những ngày qua, thời tiết ở Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt. Với nền nhiệt cao, cường độ tia cực tím mạnh, nắng nóng là thủ phạm tấn công sức khoẻ con người trong số đó có rất nhiều người gặp phải tình trạng bị chuột rút…

Theo Ths.BS Nguyễn Thị Mỹ - (Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, chuột rút là hiện tượng khá thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do sự co thắt chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn. Khi bị chuột rút thường có cảm giác đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ đó nữa trong chốc lát. Nhiều người vẫn cứ nghĩ đây chỉ là hiện tượng thông thường nên ít quan tâm, tuy nhiên hiện tượng chuột rút có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không biết phòng ngừa và xử lý phù hợp.

1. Chuột rút là gì?

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.

Chuột rút do nhiệt là những cơn đau, co thắt cơ ngắn xảy ra ở các cơ chân, tay, lưng hoặc bụng khi tập thể dục hoặc làm việc gắng sức, đặc biệt là trong môi trường nóng.

Chuột rút xảy ra vào đêm thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân, thường xảy ra khi đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ.

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ.

2. Nguyên nhân gây chuột rút khi tập luyện dưới trời nắng nóng

Thời tiết nắng nóng, tình trạng chuột rút rất dễ xảy ra khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải sau khi tập luyện cường độ cao.

Chuột rút do nhiệt là những cơn đau, co thắt cơ ngắn xảy ra ở các cơ chân, tay, lưng hoặc bụng khi tập thể dục hoặc làm việc gắng sức, đặc biệt là trong môi trường nóng. Những cơn chuột rút này là do mất nước và chất điện giải (các khoáng chất cần thiết như natri, kali, canxi và magiê) do đổ mồ hôi quá nhiều. Mệt mỏi và những thay đổi trong cách các dây thần kinh điều khiển cơ bắp cũng là yếu tố gây ra chuột rút.

Khi đổ mồ hôi do tập luyện cường độ cao và nhiệt độ cao, cơ thể sẽ mất đi các chất dinh dưỡng dưới dạng chất điện giải. Mồ hôi chứa một lượng lớn natri và các chất dinh dưỡng khác giúp điều chỉnh các cơn co thắt cơ bắp. Nếu các chất dinh dưỡng này bị mất nhanh hơn so với lượng bổ sung, có thể dẫn đến chuột rút. Chuột rút là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể không thể chịu được nhiệt.

3. Các triệu chứng bị chuột rút

Chuột rút do nắng nóng là dạng nhẹ nhất của các bệnh liên quan đến nhiệt như kiệt sức vì nóng và say nắng. Các triệu chứng phổ biến của chuột rút nhiệt bao gồm: đổ mồ hôi nhiều (khi tập thể dục cường độ cao hoặc tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao); đau hoặc co thắt cơ (đặc biệt là ở chân), da ẩm, ửng đỏ.

Nếu ngừng hoạt động, chuột rút do nhiệt thường cải thiện trong vòng 30 phút đến một giờ, đôi khi lâu hơn. Các cơn co thắt cũng có thể thi thoảng xuất hiện không liên tục.

Đổ mồ hôi do tập luyện cường độ cao và nhiệt độ cao, cơ thể cũng có thể bị chuột rút.

Đổ mồ hôi do tập luyện cường độ cao và nhiệt độ cao, cơ thể cũng có thể bị chuột rút.

4. Chuột rút gây nguy hại gì cho sức khỏe?

Chuột rút do nóng dẫn đến các bệnh nghiêm trọng liên quan đến nhiệt như: kiệt sức vì nóng và say nắng. Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể mất nhiều chất lỏng và chất điện giải do tiếp xúc với nhiệt độ quá cao trong thời gian dài.

Nếu tình trạng kiệt sức do nhiệt không được điều trị có thể dẫn đến say nắng. Đây là một tình trạng có khả năng gây tử vong xảy ra khi nhiệt độ bên trong cơ thể lên đến hơn 40 độ C.

Chuột rút do nhiệt có thể dẫn tới những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức như:

Chóng mặt hoặc ngất xỉu nếu bị mất nước nghiêm trọng hoặc nếu lượng máu lên não bị giảm.

Tiêu cơ vân (sự phân hủy cơ xương): Tạo ra nước tiểu sẫm màu, màu trà do sự gia tăng giải phóng myoglobin (protein cơ). Các triệu chứng có thể bao gồm nhịp tim không đều, đau cơ, nôn mửa và suy thận.

Suy gan cấp tính: Là một tình trạng hiếm gặp, trong đó gan mất khả năng hoạt động bình thường để loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi gan không hoạt động như bình thường, nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm có thể dẫn đến tử vong sẽ tăng lên.

Rối loạn nhịp tim: Tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp điệu bất thường.

Hôn mê: Đây là một giai đoạn bất tỉnh kéo dài.

Những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn những người trẻ tuổi, ngay cả khi họ không tập thể dục. Điều này có thể do các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim, loại thuốc họ đang dùng (đặc biệt là những loại thuốc trị mất ngủ, tuần hoàn máu kém hoặc trầm cảm và do trong nhà không dùng máy lạnh.

Các bước khắc phục khi bị chuột rút (nguồn: TL).

Các bước khắc phục khi bị chuột rút (nguồn: TL).

5. Làm gì để tránh bị chuột rút trong thời tiết nắng nóng

Những người phải ở ngoài nắng lâu, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nếu thấy choáng váng, chuột rút cần nghĩ ngay đến biểu hiện của say nắng nhẹ. Khi đó, người bệnh cần tìm nơi râm mát để nghỉ ngơi, giảm nhiệt cơ thể. Đây là cách sơ cứu tốt nhất để tránh dẫn tới sốc nhiệt, đột quỵ do say nắng. 

Nên uống nhiều nước hoặc đồ uống có bổ sung chất điện giải, giữ cơ thể thoáng mát khi nhiệt độ tăng cao.

Ăn các thực phẩm giàu kali hoặc magiê bao gồm chuối, khoai lang, các loại đậu và bơ.

Trước khi tập thể dục không uống rượu hoặc đồ uống có caffeine vì chúng làm tăng tỷ lệ mất nước.

Cần mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Khi bị chuột rút nằm xuống và chống chân lên. Kéo căng và xoa bóp các cơ bị co thắt bằng các bài tập đơn giản. Thường xuyên kéo căng các cơ bị co cứng cũng có thể ngăn các cơn đau mới xuất hiện.

Tránh tập thể dục hoặc làm việc trong thời gian nóng nhất trong ngày. Nếu thường xuyên tập thể dục, hãy tập gần lúc mặt trời mọc hoặc lặn, đặc biệt là trong mùa hè.

Tin cùng chuyên mục

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

7:32 | 09/05/2024

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

7:27 | 07/05/2024

Sỏi túi mật là một trong những bệnh thường gặp nhất của bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh gần như không gây ra bất cứ triệu chứng gì, đa phần được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.