Cúm A: 3 bài thuốc Đông y dễ tìm hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng bệnh tại nhà

11:06 | 06/08/2022

Bên cạnh Tây y, các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của các vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Vậy những bài thuốc đó là gì? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

  • Theo TTƯT.PGS.TS.BS. Lê Lương Đống, nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, các bài thuốc đông y với các thảo dược tự nhiên giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy những bài thuốc đó là gì? 

Cúc tần

Theo Đông y, cúc tần có tính ấm, vị đắng, cay và mùi thơm. Nó có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau hiệu quả nên thường được sử dụng để chữa các bệnh như cảm cúm, sốt, đau nhức cơ thể...

Cách dùng:

Cách 1: Rửa sạch cành và lá non của cây rồi đem đun sôi, chắt lấy nước và uống khi còn ấm. 

Cách 2: Nếu chỉ sốt mà không ra mồ hôi, kèm theo đó là triệu chứng nhức đầu thì có thể sử dụng 20g lá cúc tần tươi, 10g lá chanh, 10g lá sả sau đó đem đun sôi rồi chắt lấy nước. Mỗi ngày uống khoảng 2 lần khi nước còn ấm. Có thể tiếp tục đun sôi phần bã và xông hơi để nâng cao hiệu quả trong việc giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Tang cúc ẩm

Sử dụng cho người bệnh có các triệu chứng: ho, sốt nhẹ 38-38,5 độ C, hơi khát nước, đau đầu, miệng khô, họng đỏ.

Thành phần bài thuốc: hạnh nhân 20g, bạc hà tươi 16g, cúc hoa 12g, cam thảo 8g, liên kiều 8g, tang diệp 24g, cát cánh 12g, lô căn 12g.

Cách dùng: Cám sao hạnh nhân rồi bỏ vỏ. Dùng tám vị thuốc trên đun sôi với 1500ml nước. Lọc bỏ bã và lấy 250ml còn lại sử dụng. Chia đều nước thuốc thành 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Ngân kiều tán

Sử dụng cho người bệnh có các triệu chứng: phát sốt, sợ lạnh và không có mồ hôi.

Thành phần bài thuốc: liên kiều 40g, kim ngân 40g, bạc hà 24g, kinh giới 16g, trúc diệp (lá tre) 16g, đậu xị 20g, cát cánh 24g, ngưu bàng tử 24g, cam thảo 20g.

Cách dùng: Xay nhỏ các vị thuốc rồi lấy 30g sắc với rễ lau, khi thấy hơi thơm bốc thì rót ra uống (không nên sắc lâu vì bay mất tinh dầu làm giảm tác dụng của thuốc). Nếu bệnh nặng thì cách 2 giờ uống một lần, bệnh nhẹ thì cách 3 giờ uống một lần. Ngày uống 3 lần, đêm uống một lần. 

Lưu ý: Nếu hết sợ lạnh rồi thì loại bỏ kinh giới và đậu xị khỏi bài thuốc.

Chú ý: Không tự ý kết hợp Tây y và Đông y khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh có các biểu hiện nặng như: sốt cao, khó thở, tím tái… thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.