Cúm A: Có thể thực hiện xét nghiệm tại nhà?

12:47 | 28/07/2022

Xét nghiệm cúm A sớm ngay khi có dấu hiệu, có tiền sử tiếp xúc hoặc sống trong vùng dịch tễ là điều cần thiết. Việc xét nghiệm giúp kịp thời điều trị, mang lại kết quả tốt, tránh biến chứng nguy hiểm do cúm A gây ra.

Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân (Bệnh viện Đa khoa Medlatec), hiện nay bệnh cúm A đang có dấu hiệu bùng phát mạnh, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh COPD, người bị suy giảm miễn dịch là đối tượng dễ nhiễm phải...  Cúm A là bệnh lý thường gặp, mặc dù diễn biến khá lành tính nhưng trong một số trường hợp không được phát hiện và chẩn đoán sớm, bệnh có thể gây biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Do đó, xét nghiệm cúm A sớm ngay khi có dấu hiệu, có tiền sử tiếp xúc hoặc sống trong vùng dịch tễ là điều cần thiết, nhằm kịp thời điều trị, mang lại kết quả tốt, tránh biến chứng nguy hiểm.

1. Cúm A là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm type A thuộc các chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Virus cúm có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc. Bệnh lây lan nhanh hơn ở những nơi tập trung đông người như trường học, nơi làm việc…

Thời gian ủ bệnh của virus cúm A ngắn, thường chỉ 1 - 5 ngày, trung bình là 2 ngày. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục sau khoảng 2 - 7 ngày. Bệnh cúm thường kéo dài dai dẳng ở trẻ em vì sức đề kháng của trẻ yếu. Ở người khỏe mạnh, bệnh có thể tự khỏi. Dù vậy, trong một số ít trường hợp như ở trẻ em, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hoặc người mắc các bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, thiếu máu hoặc bệnh chuyển hóa, bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, gây ra những biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai, viêm não và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bệnh cúm cần được chẩn đoán phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Xét nghiệm cúm A để phát hiện virus gây bệnh.

Xét nghiệm cúm A để phát hiện virus gây bệnh.

2. Tại sao phải làm xét nghiệm cúm A?

Cúm A thường có triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Thời gian ủ bệnh kéo dài cả tuần. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân chủ quan dẫn đến việc điều trị không đúng cách khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng. Xét nghiệm cúm A là việc cần phải làm để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác. Từ đó có hướng điều trị đúng cách, kịp thời, giúp bệnh được ngăn chặn đúng lúc, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. 

3. Các phương pháp xét nghiệm cúm A phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp để xét nghiệm chẩn đoán một người có nhiễm virus cúm A hay không.

Chẩn đoán cúm A dựa trên các yếu tố dịch tế và triệu chứng lâm sàng

Bác sĩ sẽ cần chẩn đoán dịch tễ dựa trên tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân. Phải xem bệnh nhân đó có từng tiếp xúc với người bệnh hay không, có đến nơi có dịch hay không, hoặc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh trong vòng 7 ngày không…  Các triệu chứng lâm sàng của cúm A như: ho, sốt, sổ mũi, đau họng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy,… 

Chẩn đoán bệnh thông qua các xét nghiệm

Có thể áp dụng những phương pháp xét nghiệm cúm A phổ biến như: 

- Xét nghiệm Real time RT-PCR: là xét nghiệm xác định virus cúm A (H1N1). Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lưu ý là bệnh phẩm được lấy càng sớm càng tốt). Phương pháp này cho kết quả trong vòng 4 - 6 giờ, có độ nhạy cao và rất hữu ích để phân biệt nhanh giữa các loại cúm.

- Nuôi cấy virus: thực hiện ở labo có điều kiện.

- Xét nghiệm test cúm AB bằng phương pháp sắc ký miễn dịch: Giúp phát hiện định tính và phân biệt kháng nguyên của virus cúm type A và type B trực tiếp từ bệnh phẩm hoặc tăm bông lấy mẫu từ mũi họng. Phương pháp cho kết quả nhanh chóng, chỉ sau 10 -15 phút.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần làm xét các xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ, xét nghiệm chức năng gan, thận, chụp X-quang tim phổi để chẩn đoán các biến chứng cúm A nếu có dấu hiệu.

Xét nghiệm là cách phân biệt các loại cúm chính xác nhất.

Xét nghiệm là cách phân biệt các loại cúm chính xác nhất.

 4. Có thể xét nghiệm cúm A tại nhà không?

Nhiều bệnh viện đã triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà. Khi tình hình dịch cúm A diễn biến khó lường, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm cúm A tại nhà với những lợi ích như:

Hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus cúm A cùng các bệnh truyền nhiễm khác vì bệnh viện là nơi đông người nên khả năng lây nhiễm chéo sẽ cao hơn.

Tránh tình trạng quá tải của bệnh viện trong quá trình lấy kết quả xét nghiệm và tránh trì hoãn việc điều trị.

Tiết kiệm thời gian lấy mẫu xét nghiệm và nhận kết quả.

Sau khi nhận được yêu cầu dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm cúm A tại nhà, nhân viên y tế của bệnh viện sẽ đến địa chỉ hẹn để lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả qua nhiều hình thức khác nhau như tin nhắn điện thoại hoặc thư điện tử. Thông qua kết quả xét nghiệm cúm A và tư vấn của bác sĩ, khách hàng sẽ có kế hoạch điều trị kịp thời.

Bệnh cúm A diễn biến nhanh, trong một số trường hợp nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong. Vì vậy, khi có các triệu chứng mắc bệnh, bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định để có phương hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm tại nhà sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus cúm A cùng các bệnh truyền nhiễm khác.

Xét nghiệm tại nhà sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus cúm A cùng các bệnh truyền nhiễm khác.

5. Xét nghiệm cúm A tại nhà bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm cúm A tại nhà phụ thuộc vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn làm xét nghiệm. Thông thường, mức chi phí sẽ dao động từ 300.000 - 800.000 VNĐ. Nên tham khảo giá xét nghiệm trước khi đưa ra lựa chọn của mình, bằng cách hỏi người thân/bạn bè, tìm kiếm trên mạng hoặc gọi điện trực tiếp để được tư vấn.

6. Địa chỉ xét nghiệm cúm A tại nhà

Xét nghiệm cúm A tại nhà là dịch vụ được nhiều người lựa chọn nhằm tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn khi các ca nhiễm có xu hướng gia tăng. Người dân có thể lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện các dịch vụ xét nghiệm cúm A như: Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Bệnh viện Thu Cúc, Trung tâm Xét nghiệm Labhouse (TPHCM), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh…

Tin cùng chuyên mục

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Bất ngờ gia đình có 4 người bị đột tử, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân từ một căn bệnh hiếm gặp

Bất ngờ gia đình có 4 người bị đột tử, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân từ một căn bệnh hiếm gặp

8:22 | 11/04/2024

Chưa từng ghi nhận bệnh lý tim mạch, nhưng theo thông tin khai thác trong gia đình bệnh nhân 39 tuổi đã có 4 thành viên đột tử không rõ nguyên nhân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.